Vì sao bị đau gót chân khi ngủ dậy? Cách khắc phục

Đau gót chân khi ngủ dậy có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như viêm cân gan chân hoặc viêm gân Achilles. Đôi khi tình trạng này có thể là do chấn thương, gãy chân hoặc các điều kiện y tế cần điều trị khác.

Đau gót chân khi ngủ dậy
Đau gót chân khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của viêm cân gan chân

Vì sao bị đau gót chân khi ngủ dậy?

Đau gót chân khi ngủ dậy có thể khiến người bệnh cảm thấy cứng khớp hoặc khó bước ra khỏi giường ngủ. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, chấn thương hoặc căng thẳng ở gót chân, chẳng hạn như:

1. Viêm cân gan chân

Cân gan chân là một dây chằng dày, giống như một mạng lưới nối gót chân với mặt trước của bàn chân. Cân gan hoạt động như bộ phận giảm xóc, hỗ trợ vòm bàn chân và giúp người bệnh đi bộ. Viêm cân gan chân là tình trạng cân gan chân bị kích thích.

Các triệu chứng bao gồm gây cứng hoặc đau gót chân hoặc cả bàn chân. Các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn vào buổi sáng do lượng máu cung cấp đến gót chân kém khi bàn chân nghỉ ngơi vào buổi tối.

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]

Viêm cân gan chân là một chấn thương phổ biến, đặc biệt là ở người thường xuyên chạy bộ hoặc các vận động viên khác. Các môn điền kinh và các môn gây áp lực cho bàn chân thường dễ gặp các triệu chứng viêm cân gan chân. Ngoài ra, những người bệnh béo phì, thừa cân thường có nhiều nguy cơ gặp tình trạng này hơn những người khác.

Nếu bị đau gót chân khi ngủ dậy, người bệnh có thể cần vài phút để hoạt động, chẳng hạn như đi bộ ngắn để làm ấm gót chân và cải thiện các cơn đau.

Viêm cân gan chân có thể được điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá, sử dụng nẹp hoặc uống thuốc chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Nếu cơn đau không được khắc phục, bác sĩ có thể đề nghị tiêm corticosteroid trực tiếp vào dây chằng bị tổn thương để cải thiện các triệu chứng. Trong trường hợp cần thiết, viêm cân gan chân có thể cần điều trị phẫu thuật để làm giảm sức căng ở bàn chân.

2. Viêm gân gót

Viêm gân gót chân hay còn gọi là viêm gân Achilles là tình trạng viêm ở gân gót chân. Gân Achilles là dải mô nối cơ bắp chân với xương gót chân. Khi gân gót chân bị viêm, người bệnh có thể bị đau gót chân hoặc cứng khớp. Các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng, do tuần hoàn máu đến gót chân bị hạn chế khi người bệnh ngủ vào ban đêm.

bị đau gót chân khi ngủ dậy
Viêm gân gót có thể gây đau và khó chịu gót chân suốt cả ngày

Không giống như viêm cân gan chân, người bệnh có thể cảm thấy đau gót chân hoặc khó chịu suốt cả ngày nếu bị viêm gân Achilles. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm sưng gót chân, bắp chân cứng, hạn chế phạm vị hoạt động khi uốn cong hoặc ấm da ở gót chân khi chạm vào.

Tập thể dục hoặc đi bộ quá mức được xem là nguyên nhân dẫn đến viêm gân gót chân, đặc biệt là đối với các vận động viên. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến nhiễm trùng hoặc các bệnh lý chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.

Bất cứ hoạt động lặp lại nào gây căng thẳng đến gót chân để có thể dẫn đến viêm gân gót chân. Cụ thể, các nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Tập thể dục mà không khởi động đúng cách
  • Căng cơ bắp chân khi tập thể dục hoặc hoạt động lặp lại liên tục
  • Chơi các môn thể thao chẳng hạn như quần vợt hoặc các môn thể thao yêu cầu phản ứng nhanh hoặc chuyển hướng đột ngột
  • Tăng cường các hoạt động thể chất mà không có thời gian để cơ thể điều chỉnh, thích nghi
  • Đi giày không vừa vặn
  • Đi giày cao gót hàng ngày trong thời gian dài
  • Có gai xương ở gót chân
  • Khi cơ thể lão hóa, gân Achilles thường suy yếu theo tuổi tác

Viêm gân Achilles có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc chống viêm, tiêm steroid, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu hoặc phẫu thuật.

3. Viêm khớp dạng thấp

Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm cân gan chân. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau gót chân khi ngủ dậy.

đau gót chân khi mới ngủ dậy
Đau gót chân vào buổi sáng có thể là dấu hiệu viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn dịch gây viêm khớp mãn tính. Tình trạng này thường có xu hướng bắt đầu từ các triệu chứng nhỏ, thường là ở hai bên cơ thể, tiến triển trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng.

Bên cạnh việc gây đau gót chân khi ngủ dậy, viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến tình trạng cứng khớp vào buổi sáng. Căng cứng thường kéo dài trong vài phút và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian nếu không được điều trị thích hợp. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Khô miệng
  • Mắt khô, ngứa và viêm
  • Chảy nước mắt
  • Khó ngủ
  • Đau ngực khi thở
  • Sưng hoặc cứng các mô ở cánh tay
  • Mất cảm giác ngon miệng

Hiện tại không có cách điều trị dứt điểm viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên người bệnh nên có biện pháp điều trị hợp lý để hỗ trợ phục hồi và tránh các rủi ro liên quan.

Để ngăn ngừa các cơn đau gót chân khi ngủ dậy, người bệnh có thể đeo nẹp chân vào ban đêm để tăng cường lưu lượng máu và ngăn ngừa cơn đau vào buổi sáng.

4. Gãy xương do căng thẳng

Đôi khi tình trạng đau gót chân khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu gãy xương hoặc nứt xương do căng thẳng. Gãy xương do căng thẳng là tình trạng xuất hiện các vết nứt nhỏ hoặc vết bầm tím ở xương. Chấn thương này thường phổ biến ở vận động viên, đặc biệt là ở những người chơi các môn thể thao như chạy và nhảy cường độ cao.

Gót chân thường được sử dụng nhiều cho các môn thể thao và hoạt động hàng ngày, nhưng không được nghỉ ngơi phù hợp. Bên cạnh đó, thực hiện các hoạt động không đúng kỹ thuật cũng có thể dẫn đến chấn thương hoặc gãy xương.

Các tổn thương xương gót chân có thể dẫn đến các cơn đau nhẹ và sưng tấy, phát triển trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Một số người bệnh có thể cảm thấy đau khi đi bộ.

Hầu hết các tình trạng gãy xương do căng thẳng không gây đau nghiêm trọng và không gây mất chức năng ở chân. Tuy nhiên bỏ qua các cơn đau nhỏ có thể khiến xương bị gãy hoàn toàn và mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị y tế phù hợp.

5. Suy giảm hoạt động của tuyến giáp

Mặc dù không phổ biến nhưng suy tuyến giáp có thể dẫn đến tình trạng đau gót chân khi ngủ dậy. Tình trạng này thường liên quan đến sự phá vỡ các hóa chất và hormone trong cơ thể, dẫn đến viêm, sưng ở bàn chân, mắt cá chân và gót chân. Bên cạnh đó, suy tuyến giáp cũng có thể dẫn đến Hội chứng ống cổ chân, là tình trạng chèn ép các dây thần kinh ở ống cổ chân.

Các dấu hiệu và đặc trưng suy giáp thường không giống nhau ở mỗi người bệnh. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng cũng ảnh hưởng đến các dấu hiệu và triệu chứng, do đó đôi khi suy tuyến giáp rất khó xác định, chẩn đoán.

Do đó, nếu bị đau gót chân khi ngủ dậy và thường xuyên gặp các dấu hiệu suy giáp chẳng hạn như mệt mỏi, phiền muộn, táo bón hoặc cảm thấy lạnh, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra hoạt động của tuyến giáp và có biện pháp điều trị thích hợp.

Cách khắc phục tình trạng đau gót chân khi ngủ dậy

Điều trị tình trạng đau gót chân khi ngủ dậy phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Các cơn đau từ nhẹ đến trung bình có thể được cải thiện tại nhà và các loại thuốc không kê đơn. Nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc xuất hiện đột ngột, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Đôi khi đau gót chân có thể liên quan đến một chấn thương nghiêm trọng hơn.

Một số biện pháp khắc phục cơn đau có thể thực hiện tại nhà bao gồm:

1. Chườm đá

Chườm đá vào gót chân là cách tốt nhất để giảm đau một cách tự nhiên. Nhiệt độ lạnh có tác dụng làm tê, kiểm soát các cơn đau và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, chườm đá cũng có hiệu quả giảm đau liên quan đến viêm gân bàn chân, viêm cân gan chân và gai gót chân.

đau gót chân khi mới ngủ dậy phải làm sao
Chườm đá là cách tốt nhất để giảm đau gót chân khi ngủ dậy

Người bệnh có thể chườm lạnh bằng cách cho một ít đá vụn vào túi ni lông, túi vải hoặc vải mỏng, sau đó chườm lên gót chân bị đau trong khoảng 15 phút. Lặp lại vài lần mỗi ngày nếu cần thiết để cải thiện cơn đau.

Lưu ý: Không chườm trực tiếp đá lên da để tránh gây tê cóng và bỏng da.

2. Xoa bóp

Mát xa, xoa bóp là một phương pháp điều trị đau gót chân vào buổi sáng hiệu quả và đơn giản. Mặc dù xoa bóp không mang lại hiệu quả lâu dài nhưng có thể cải thiện cơn đau ngay lập tức. Xoa bóp cũng có thể hỗ trợ thư giãn các cơ, giải phóng áp lực, giảm độ cứng khớp và cải thiện lưu thông máu ở gót chân.

Người bệnh có thể xoa bóp gót chân bị đau bất cứ lúc nào trong ngày, đặc biệt là trước khi chạy bộ, tập thể dục và trước khi đi ngủ. Để xoa bóp, người bệnh có thể sử dụng dầu ô liu, dầu dừa để làm ấm và xoa bóp nhẹ nhàng trong vài phút. Lặp lại các thao tác cho đến khi các cơn đau được cải thiện.

3. Thực hiện bài tập kéo giãn

Trong nhiều trường hợp, các bài tập kéo giãn có thể hỗ trợ giảm đau và thúc đẩy phục hồi gót chân nhanh chóng. Đôi khi các bài tập còn có thể tăng cường cơ bắp, gân ở bàn chân và ngăn chặn các cơn đau lâu dài.

Cách thực hiện bài tập kéo giãn thực hiện như sau:

  • Đừng quay mặt vào tường, cách từng một vài bước chân
  • Dùng cả hai tay ấn vào tường
  • Đặt một chân về phía trước, từ từ nghiêng người và cảm nhận sự kéo căng dọc theo mặt sau của chân và gót chân
  • Giữ tư thế trong 30 giây
  • Đổi chân và thực hiện lại các thao tác
  • Thực hiện 10 lần mỗi chân để cải thiện cơn đau

4. Thêm gừng vào chế độ ăn uống

Đau gót chân khi ngủ dậy có thể là do căng cơ hoặc các tổn thương cơ ở gót chân. Tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn uống.

cách chữa đau gót chân
Gừng có đặc tính chống viêm và hỗ trợ giảm đau hiệu quả

Gừng có đặc tính chống viêm, giảm đau và có thể cải thiện cơn đau gót chân hiệu quả. Các hợp chất của gừng có thể ngăn chặn các hormone gây đau và cải thiện lưu thông máu khắp cơ thể.

Người bệnh có thể uống trà gừng tối đa 3 lần mỗi ngày hoặc thêm gừng vào công thức nấu ăn để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau gót chân. Ngoài ra, xoa bóp với tinh dầu gừng cũng có thể ngăn ngừa cơn đau hiệu quả.

5. Thuốc điều trị đau gót chân

Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thường được sử dụng để điều trị tình trạng đau gót chân do các vấn đề như viêm cân gan chân, viêm gân gót, gãy xương có căng thẳng và viêm bao hoạt dịch gót chân.

Đối với các cơn đau nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc giảm đau Opioid trong thời gian ngắn để ngăn ngừa cơn đau.

Nếu cơn đau gót chân không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn.

Cách ngăn ngừa đau gót chân

Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả các nguy cơ dẫn đến đau gót chân khi ngủ dậy, tuy nhiên người bệnh có thể giảm nguy cơ với một số lưu ý, chẳng hạn như:

phòng ngừa đau gót chân
Đi giày vừa vặn có thể hỗ trợ phòng ngừa đau gót chân
  • Duy trì cân nặng hợp lý và lối sống lành mạnh. Thừa cân hoặc béo phì có thể gây căng thẳng cho gót chân và vùng bàn chân, dẫn đến các cơn đau.
  • Đi giày dép phù hợp, chắc chắn, hỗ trợ gót chân và tránh sử dụng giày cao gót trong thời gian dài
  • Thay thế giày chạy bộ sao mỗi 800 km
  • Nếu thường xuyên chạy bộ để duy trì sức khỏe, người bệnh có thể tham khảo các động tác ít tác động chẳng hạn như đi xe đạp hoặc bơi lội
  • Thực hiện các động tác kéo giãn tại nhà, đặc biệt là sau khi tập thể dục

Khi nào cần đến bệnh viện?

Đến bệnh viện nếu gặp các trường hợp như:

  • Đau gót chân khi ngủ dậy không được cải thiện sau vài tuần, ngay khi đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà như chườm đá và dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp
  • Đau gót chân kéo dài trong vài ngày, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh

Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu:

  • Đau nghiêm trọng và sưng gân gót chân
  • Đau gót chân sau các chấn thương, va chạm, té ngã
  • Đau gót chân kèm sốt, sưng, tê hoặc ngứa ran
  • Không thể đi lại bình thường

Đau gót chân khi thức dậy là dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm cân gan chân và một số bệnh lý khác. Các biện pháp khắc phục tại nhà như chườm đá hoặc kéo giãn cơ, thường mang lại hiệu quả điều trị tương đối tốt. Tuy nhiên nếu nghi ngờ các chấn thương nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn các biện pháp xử lý phù hợp.

Đau gót chân “không cánh mà bay” nhờ bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh

Đau gót chân là dấu hiệu của nhiều bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp,…, tình trạng này gây ra cảm giác khó chịu, hạn chế vận động, thậm chí gây biến chứng xương khớp nguy hiểm. Để trị tận gốc đau gót chân, người bệnh có thể tham khảo sử dụng bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Phương thuốc từng được nhiều báo chí uy tín đưa tin với ưu điểm: HIỆU QUẢ BỀN VỮNG – AN TOÀN VỚI MỌI ĐỐI TƯỢNG

BÁO SUCKHOEDOISONG.VN: Dứt bệnh xương khớp đơn giản, hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên

Xương Khớp Đỗ Minh là bài thuốc nam gia truyền DUY NHẤT hiện nay kết hợp giữa thuốc uống và rượu ngâm gồm các chế phẩm nhỏ: Thuốc đặc trị xương khớp, Thuốc bổ gan giải độc, Thuốc hoạt huyết bổ thận, Thuốc ngâm rượu

Mỗi bài thuốc đều có công năng riêng, nhưng hỗ trợ nhau, bám sát cơ chế “CÔNG BỔ KIÊM TRỊ”. Thuốc tác động CHUYÊN SÂU vào cơ thể loại bỏ căn nguyên gây bệnh, phòng ngừa tái phát trở lại. 

NÊN ĐỌC: Đánh giá chuyên gia về bài thuốc đặc trị bệnh cơ xương khớp của Đỗ Minh Đường

Điểm nổi bật của Xương Khớp Đỗ Minh là tính CÁ NHÂN HÓA. Các lương y, bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng thể trạng, thể bệnh từ người rồi gia giảm liều lượng phù hợp theo LIỆU TRÌNH CƠ BẢN hoặc LIỆU TRÌNH TÍCH CỰC/MẠNH, từ đó mang lại hiệu quả ĐA CHIỀU:

  • TRONG KHỎE: Dược chất đi sâu vào can – thận, nâng cao chính khí, thanh nhiệt, giải độc, lưu thông khí huyết tới nuôi dưỡng hệ xương khớp, làm lành tổn thương do bệnh xương khớp gây ra đồng thời mạnh gân, cường cốt. 
  • NGOÀI LINH HOẠT: Giúp cơ khớp linh hoạt từ đó người bệnh đi lại dễ dàng, không còn triệu chứng đau gót chân khi ngủ dậy. 

Thành công của bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh còn bởi sự góp mặt của 50+ vị thuốc có dược tính mạnh KHÁNG VIÊMTÁI TẠOLÀM LÀNH tổn thương. Quy tắc phối ngũ TỶ LỆ VÀNG, tăng sức mạnh dược chất mang lại hiệu quả chuyên sâu. 

XEM NGAY: Tổng hợp đánh giá của Chuyên gia & Người bệnh về bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường luôn đặt yếu tố AN TOÀN lên hàng đầu. Đơn vị cam kết 100% dược liệu rõ nguồn gốc, đạt chuẩn GACP – WHO. Bài thuốc đảm bảo tiêu chí 3 KHÔNG: KHÔNG TÁC DỤNG PHỤKHÔNG PHỤ THUỘC THUỐCKHÔNG GÂY NHỜN THUỐC.

Nếu bệnh nhân có nhu cầu, sẽ được hỗ trợ cô đặc thuốc ở dạng cao và rượu ngâm. Quy trình thực hiện theo mô hình khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh, thành phẩm trước khi tới tay người dùng được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng. 

[Người bệnh nói gì về hiệu quả bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh?]

Chia sẻ của bệnh nhân: 

Để được tư vấn kỹ hơn về bài thuốc, quý ông hãy liên hệ tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường theo địa chỉ: 

Có thể bạn quan tâm: Bệnh gai gót chân là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *