Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay: Dấu hiệu, cách điều trị

Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay gây tích tụ chất lỏng trong một túi nằm ở phía sau khuỷu tay. Tình trạng này có thể gây đau đớn, sưng, viêm ở khuỷu tay và có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay
Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay có thể gây đau đớn, khó chịu

Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay là gì?

Bao hoạt dịch là một túi chứa chất lỏng, hỗ trợ các hoạt động xung quanh các khớp xương, chẳng hạn như ở phía sau khuỷu tay. Khi bị viêm bao hoạt dịch, các túi này chứa đầy các chất lỏng, điều này có thể gây đau và sưng tấy rõ rệt ở phía sau khuỷu tay. Viêm bao hoạt hoạt dịch ở khuỷu tay là loại viêm bao hoạt dịch phổ biến nhất.

Các túi hoạt dịch được hình thành từ khi còn nhỏ, mặc dù các túi này không xuất hiện khi được sinh ra. Các túi này được hình thành để hỗ trợ khung xương đang phát triển. Khi xương hình thành và phát triển cứng cáp hơn, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra bao hoạt dịch để bảo vệ khu vực này và cho phép khuỷu tay hoạt động nhịp nhàng hơn.

Các bao hoạt dịch ở khuỷu tay có chiều dài lên đến 6 cm. Khi bị viêm, kích thước bao hoạt dịch có thể bằng một quả bóng chơi golf.

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm bao hoạt dịch khuỷu tay

Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay thường không được đánh giá và chẩn đoán phù hợp. Chỗ sưng ở phía sau khuỷu tay có thể khó nhìn thấy, ngoài ra vùng da trên khuỷu tay có thể không săn chắc, do đó khi sưng thường khó nhận ra.

Tình trạng viêm kéo dài có thể khiến các triệu chứng rõ ràng hơn. Tuy nhiên, nhận biết các triệu chứng và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng viêm phát triển thành mãn tính.

Do đó, người bệnh cần lưu ý một số triệu chứng và dấu hiệu viêm bao hoạt dịch khuỷu tay, chẳng hạn như:

1. Sưng cục bộ

Trong trạng thái bình thường các bao hoạt dịch bằng phẳng và không biểu hiện ngoài da. Khi bị viêm, bao hoạt dịch bị viêm kèm theo các chất dịch có thể cảm nhận được và nhận biết ngoài da. Một bao hoạt dịch khuỷu tay bị viêm có thể sưng lên đến 6 hoặc 7 cm và rộng 2.5 cm.

Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay nhiễm trùng có thể gây sưng bên trong khớp khuỷu tay. Nếu bao hoạt dịch bị viêm bị vỡ, sưng có thể ảnh hưởng đến tận cẳng tay.

dấu hiệu viêm bao hoạt dịch khuỷu tay
Sưng khuỷu tay có thể là dấu hiệu của viêm bao hoạt dịch

2. Da nhạy cảm

Các chuyên gia ước tính, có đến 88% những người bị viêm bao hoạt dịch ở khuỷu tay nhiễm trùng và 36% những người viêm bao hoạt không nhiễm trùng, có da xung quanh vị trí sưng nhạy cảm. Điều này có nghĩa là người bệnh có thể cảm thấy đau đớn và khó chịu khi chạm vào bao hoạt dịch bị viêm.

3. Đau khuỷu tay

Ban đầu, sưng có thể không kèm đau và một số người bị viêm bao hoạt dịch ở khuỷu tay có thể không bao giờ bị đau. Tuy nhiên, khi các bao hoạt dịch phình to, điều này có thể gây đau nhức, khó chịu, đặc biệt là khi uốn cong quá mức.

4. Hạn chế phạm vi vận động

Viêm bao hoạt dịch ở khuỷu tay thường không gây hạn chế vận động khớp. Trong những trường trường hợp nghiêm trọng hơn, bao hoạt dịch bị sưng có thể khiến khuỷu tay khó duỗi thẳng hoàn toàn hoặc rất khó uốn cong.

5. Da ấm khi chạm vào

Nhiệt độ vùng da bị viêm sẽ ấm hơn những nơi khác, đặc biệt là khi người bệnh bị viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng.

6. Đỏ da

Da vùng da bị viêm thường có màu hồng hoặc đỏ, đặc biệt là khi người bệnh bị viêm bao hoạt dịch khuỷu tay nhiễm trùng.

7. Sốt

Sốt cao hoặc ớn lạnh có thể là dấu hiệu viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng. Đây là một dạng viêm bao hoạt dịch nghiêm trọng và người bệnh cần đến bệnh viện để đảm bảo nhiễm trùng không lây lan.

Viêm bao hoạt dịch ở khớp cần được điều trị và chăm sóc y tế kịp thời để tránh nhiễm trùng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các triệu chứng viêm.

Nguyên nhân viêm bao hoạt dịch khuỷu tay

Bao hoạt dịch ở khuỷu tay nằm ở ngay dưới da, do đó rất dễ bị kích ứng, viêm dẫn đến viêm bao hoạt dịch khuỷu tay. Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như chấn thương, nhiễm trùng hoặc các bệnh lý liên quan.

Cụ thể các nguyên nhân có thể bao gồm:

1. Chấn thương ở khuỷu tay

Ngã hoặc bị tác động lực vào khuỷu tay có thể khiến bao hoạt dịch chứa đầy máu, điều này có thể gây kích ứng và viêm màng bao hoạt dịch. Ngay cả khi cơ thể đã tái hấp thụ máu, màng bao hoạt dịch vẫn có thể bị viêm và dẫn đến tình trạng viêm bao hoạt dịch.

nguyên nhân viêm bao hoạt dịch khuỷu tay
Chấn thương hoặc lạm dụng khuỷu tay là nguyên nhân phổ biến gây viêm bao hoạt dịch

2. Áp lực lên khuỷu tay

Viêm bao hoạt dịch có thể do các chấn thương nhỏ thường xuyên. Các tổn thương nhỏ có thể dẫn đến đến các vấn đề tương tự như chấn thương nghiêm trọng, nếu được lặp lại liên tục trong một thời gian dài.

Những người để khuỷu tay trên bề mặt cứng có nhiều khả năng bị viêm bao hoạt dịch khuỷu tay. Bên cạnh đó, đặt trọng lượng lên khuỷu tay liên tục cũng có thể làm tăng nguy cơ.

3. Đã từng viêm bao hoạt dịch trong quá khứ

Một khi đã bị viêm, tình trạng viêm có thể dễ dàng tái phát trong tương lai. Do đó, những bệnh nhân đã từng bị viêm bao hoạt dịch ở khuỷu tay trước đây có thể bị tái phát trong tương lai.

4. Ảnh hưởng của các bệnh lý khác

Viêm bao hoạt dịch ở khuỷu tay có nhiều khả năng xảy ra ở những người mắc một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gout. Các chuyên gia ước tính rằng có khoảng 33 – 74% những người viêm bao hoạt dịch khuỷu tay có liên quan đến các bệnh lý khác.

Nguy cơ nhiễm bệnh có thể liên quan đến một số loại thuốc hoặc các liệu pháp điều trị bệnh.

Nổi cục ở khuỷu tay
Viêm bao hoạt dịch có thể liên quan đến nhiều bệnh lý trong cơ thể

5. Nhiễm trùng

Khi bao hoạt dịch bị nhiễm trùng, tình trạng này được gọi là viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng. Các vi khuẩn truyền nhiễm hoặc ký sinh trùng có thể tiếp cận với bao hoạt dịch thông qua các vết cắt, vết đâm thủng hoặc thậm chí là vết côn trùng cắn ở khuỷu tay. Điều này có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch khuỷu tay nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, đôi khi bao hoạt dịch khuỷu tay có thể bị nhiễm trùng ngay cả khi không có bất cứ vết cắt hoặc vết xước rõ ràng nào trên da.

Nghiên cứu cho thấy những người thường dễ bị viêm bao hoạt dịch khuỷu tay là những người trung niên, những người lao động chân tay, tham gia các môn thể thao hoặc thực hiện các động tác bò bằng khuỷu tay thường xuyên.

Bên cạnh đó, một số điều kiện y tế và thuốc ngăn chặn hệ thống miễn dịch có thể khiến tình trạng viêm bao hoạt dịch nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như những người bị tiểu đường, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường có nhiều khả năng viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng hơn những người khác.

Chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khuỷu tay

Viêm bao hoạt dịch có thẻ gây sưng đáng kể ở khuỷu tay. Tuy nhiên, bác sĩ cần loại bỏ các vấn đề khác có thể xảy ra ở khuỷu tay, chẳng hạn như viêm khớp, viêm gân, gãy xương và các khối u ở khuỷu tay trước khi chẩn đoán viêm bao hoạt dịch. Để xác định tình trạng viêm bao hoạt dịch, bác sĩ có thể đề nghị:

1. Khám sức khỏe

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh mô tả sự khởi đầu của các triệu chứng, tình trạng sưng và kiểu gây đau. Ngoài ra, các thông tin về tiền sử bệnh, nghề nghiệp và sở thích của bệnh nhân cũng có thể hỗ trợ quá trình chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khuỷu tay.

Viêm bao hoạt dịch ở khuỷu tay thường có thể nhìn thấy và sờ thấy được. Do đó, bác sĩ có thể kiểm tra khuỷu tay, các điểm sưng, đau và phạm vi cử động.

Ngoài ra, để xác định bao hoạt dịch có nhiễm trùng hay không, bác sĩ có thể so sánh nhiệt độ da ở hai khuỷu tay. Hầu hết bệnh nhân viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng có nhiệt độ da ấm hơn ít nhất là 2.2 độ C so với khuỷu tay không bị ảnh hưởng.

Các dấu hiệu nhiễm trùng khác có thể bao gồm sốt, sưng khuỷu tay gây đau, mềm hoặc nổi mẩn đỏ ở khuỷu tay.

2. Kiểm tra dịch ở phòng thí nghiệm

Bác sĩ có thể thực hiện loại bỏ chất lỏng từ bao hoạt dịch khuỷu tay. Điều này có thể giảm áp lực ở khuỷu tay, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, các chất dịch này có thể được kiểm tra ở phòng thí nghiệm để xác định nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu bổ xung để loại trừ hoặc xác định tình trạng nhiễm trùng và viêm toàn thân, chẳng hạn như bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến và bệnh gout. Những tình trạng này có thể gây đau khớp, tăng khả năng bị viêm bao hoạt dịch, bao hoạt dịch ở khuỷu tay.

chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khuỷu tay
Bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng viêm bao hoạt dịch thông qua xét nghiệm chuyên môn

3. Chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh để xác định tình trạng viêm bao hoạt dịch khuỷu tay hoặc các bệnh lý khác. Cụ thể các xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Chụp X – quang có thể xác định tình trạng gãy xương hoặc các dấu hiệu viêm khớp khuỷu tay.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể xác định hình ảnh chi tiết các mô xương cũng như các mô mềm gần khuỷu tay, bao gồm cả gân và cơ tam đầu. MRI có thể loại trừ viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng trong một số trường hợp.
  • Siêu âm có thể phát hiện các khu vực chất lỏng, chẳng hạn như các chất lỏng dư thừa của bao hoạt dịch.

Đôi khi chẩn đoán hình ảnh có thể không cần thiết trong nhiều trường hợp.

Viêm bao hoạt dịch ở khuỷu tay có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sưng và đau cục bộ ở khuỷu tay. Hầu hết các tình trạng này liên quan đến các bệnh lý sưng ở khuỷu tay do chấn thương hoặc căng thẳng lặp lại nhiều lần. Ngoài ra, đôi khi viêm bao hoạt dịch có thể là dấu hiệu xuất hiện khối u hoặc ung thư ở khuỷu tay, tùy nhiên tình trạng này thường không phổ biến.

Điều trị viêm bao hoạt dịch ở khuỷu tay

Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và các yếu tố liên quan. Nếu không nhiễm trùng, các triệu chứng có thể được điều trị tại nhà, trong khi người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng có thể cần chăm sóc y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Đôi khi người bệnh có thể cần phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro liên quan

1. Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Các phương pháp điều trị tại nhà sẽ tập trung vào việc tập trung loại bỏ các hoạt động gây viêm, hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

Dành thời gian nghỉ ngơi, chườm đá, băng khuỷu tay và nâng cao tay thường được khuyến cáo đề điều trị tình trạng viêm bao hoạt dịch khuỷu tay vô trùng (không nhiễm trùng).

điều trị viêm bao hoạt dịch khuỷu tay
Hạn chế các hoạt động liên quan đến khuỷu tay có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng

Cụ thể các biện pháp cải thiện các triệu chứng viêm bao hoạt dịch bao gồm:

  • Thay đổi một số hoạt động: Những người viêm bao hoạt dịch ở khuỷu tay có thể nên tránh các hoạt động làm nghiêm trọng các triệu chứng, gây viêm bao hoạt dịch và tránh dựa khuỷu tay vào bất cứ bề mặt nào. Mang miếng đệm khủy tay cũng có thể hỗ trợ bảo vệ khỏi áp lực và kích ứng.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh vào khuỷu tay bị sưng 2 hoặc 3 lần một ngày có thể giảm các các triệu chứng sưng và giảm viêm. Để tránh gây tổn thương da, không nên chườm đá trực tiếp lên da và thời gian chườm đá mỗi lần chỉ nên giới hạn từ 10 – 15 phút.
  • Băng khu vực bị tổn thương: Sử dụng băng đàn hồi xung quanh khuỷu tay để kiểm soát sưng. Tuy  nhiên không nên băng quá chặt, để tránh gây tổn thương da và gây tắc nghẽn lưu thông máu.
  • Nâng cao khuỷu tay: Nâng cao khuỷu tay bị tổn thương lên cao hơn tim có thể hạn chế lưu lượng máu đến khu vực này, hỗ trợ giảm viêm và đau.
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid: Thuốc chống viêm, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen, naproxen và chất ức chế cox-2 (Celebrex) có thể làm giảm sưng, viêm và giảm đau do viêm bao hoạt dịch khuỷu tay. Các tác dụng phụ thường bao gồm dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa, tim và thận. Do đó, không nên sử dụng thuốc trong một thời gian dài.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Kháng sinh chỉ được chỉ định cho trường hợp nhiễm trùng. Việc lựa chọn kháng sinh sẽ phụ thuộc vào loại vi sinh vật gây nhiễm trùng. Thông thường kháng sinh được sử dụng theo đường uống và cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc vào tĩnh mạch.
  • Tiêm corticosteroid: Các triệu chứng viêm bao hoạt dịch ở khuỷu tay có thể nhanh chóng thuyên giảm sau khi tiêm corticosteroid. Tiêm corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh mẽ và có hiệu quả nhanh chóng trong việc giảm đau và sưng tấy. Các tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm gây nhiễm trùng và thoái hóa da ở khuỷu tay, do đó chỉ tiêm thuốc khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

2. Thủ thuật và phẫu thuật điều trị

Khi bao hoạt dịch bị viêm, sưng tấy, bác sĩ có thể loại bỏ dịch ở bao hoạt dịch bằng kim tiêm. Quá trình này được gọi là chọc hút kim nhỏ và thường được khuyến nghị để:

  • Giảm áp lực và khó chịu ngay lập tức
  • Lấy mẫu chất lỏng để kiểm tra nhiễm trùng

Chọc hút bằng kim ở vùng khuỷu tay có thể gây hoặc làm lây lan nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng da tại vị trí kim tiêm. Do đó, thủ thuật này được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và khi cần thiết.

phẫu thuật viêm bao hoạt dịch khuỷu tay
Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật điều trị

Hiếm khi viêm bao hoạt dịch khuỷu tay cần điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu cần thiết bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật như:

  • Dẫn lưu: Bác sĩ thực hiện một vết rạch ở khuỷu tay và dẫn lưu các chất lỏng ra bên ngoài. Thủ thuật này thường được chỉ định khi nghi ngờ viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng và không thể chọc hút bằng kim nhỏ.
  • Loại bỏ bao hoạt dịch: Chất dịch sẽ được dẫn lưu và sau đó loại bỏ khỏi khuỷu tay. Vài tháng sau khi loại bỏ bao hoạt dịch, một bao mới sẽ được hình thành thay cho bao đã được loại bỏ và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khuỷu tay.
  • Cắt xương: Nướu viêm bao hoạt dịch liên quan đến gai xương đã phát triển trên khuỷu tay, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật cắt gai xương để tránh kích thích các bao hoạt dịch. Cắt gai xương có thể được thực hiện độc lập hoặc bằng thủ thuật dẫn lưu.

Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh thường được yêu cầu đeo đai để giữ cánh tay cong 90 độ để hỗ trợ quá trình phục hồi. Các biến chứng tiềm ẩn của phẫu thuật thường bao gồm khó lành da ở vết mổ và đau đớn.

3. Vật lý trị liệu

Sau khi điều trị (phẫu thuật và không phẫu thuật), các triệu chứng viêm bao hoạt dịch có thể đã được cải thiện, bác sĩ có thể để nghị vật lý trị liệu để phục hồi các chức năng. Các động tác kéo giãn và tăng cường sức mạnh ở khuỷu tay có thể khôi phục phạm vị chuyển động bình thường.

bài tập viêm bao hoạt dịch khuỷu tay
Thực hiện các bài tập phục hồi theo hướng dẫn của bác sĩ

Điều quan trọng là phải đợi đến khi tay hết đau và sưng trước khi thực hiện các hoạt động liên quan đến khuỷu tay. Thực hiện các hoạt động gây co xát, căng thẳng khi khuỷu tay chưa được chữa lành có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này có thể khiến viêm bao hoạt dịch bùng phát, trở thành mãn tính và khó khăn khi điều trị.

Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn các bài tập và phương pháp phục hồi sau phẫu thuật hiệu quả nhất.

Phòng ngừa viêm bao hoạt dịch khuỷu tay

Không phải tất cả các loại viêm bao hoạt dịch đều có thể phòng ngừa được, tuy nhiên người bệnh có thể giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và hạn chế nguy cơ tái phát trong tương lai. Cụ thể người bệnh không nên nâng các vật nặng để giảm áp lực lên khớp. Tập thể dục thường xuyên để xây dựng các khớp, ngăn ngừa nguy cơ chấn thương trong tương lai.

Khởi động, làm nóng cơ thể và kéo căng trước khi thực hiện bất cứ bài tập nào có thể gây căng thẳng cho khớp. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Viêm bao hoạt dịch ở khuỷu tay có thể là một tình trạng gây đau đớn nhưng thường có thể tự khỏi nếu được nghỉ ngơi và phục hồi chức năng thích hợp.

Một số trường hợp viêm bao hoạt dịch có thể cần chọc hút dịch, tiêm corticosteroid hoặc phẫu thuật. Trao đổi với bác sĩ về các dấu hiệu để được hướng dẫn các biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn.

Thông tin thêm: Viêm bao hoạt dịch khớp háng và thông tin cần biết

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *