Đau gót chân – Nguyên nhân và cách điều trị nhanh khỏi

Đau gót chân là tình trạng gây ảnh hưởng đến mặt dưới hoặc mặt sau của gót chân. Hầu hết các trường hợp tình trạng này thường là do lạm dụng hoặc liên quan đến các chấn thương ở gót chân. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến viêm khớp, nhiễm trùng, các vấn đề tự miễn dịch, chấn thương hoặc tổn thương thần kinh.

đau gót chân
Đau gót chân thường là do lạm dụng hoặc chấn thương liên quan đến gót chân

Nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân

Bàn chân và mắt cá chân được tạo thành từ 26 xương, 33 khớp và 100 gân. Gót chân là xương lớn nhất trong bàn chân. Đau gót chân thường liên quan đến việc lạm dụng quá mức hoặc các tổn thương liên quan đến gót chân. Cơn đau có thể là nhẹ và tự khỏi và không cần điều trị. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể cần đến bệnh viện để được chẩn đoán các bệnh lý và có biện pháp điều trị phù hợp.

Đau gót chân thường có liên quan đến các chấn thương, căng thẳng lặp lại nhiều lần ở gót chân. Cụ thể các nguyên nhân thường bao gồm:

1. Viêm cân gan chân

Cân gan chân là một dây chằng giống như dây cung chắc chắn kéo dài từ lớp sừng (xương gót chân) đến đầu bàn chân. Khi cân gan chân bị kéo căng quá mức, các sợi mô mềm sẽ bị viêm. Điều này thường xảy ra ở những nơi cân gan bàn chân bám vào xương gót chân, gây đau ở phần gót. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau có thể xuất hiện ở phần giữa bàn chân.

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]

Các đặc trưng phổ biến bao gồm gây đau dưới bàn chân, gót chân, đặc biệt là sau một thời gian nghỉ ngơi dài. Bên cạnh đó nếu cân gan chân quá căng cũng có thể dẫn đến chuột rút cơ bắp.

2. Viêm bao hoạt dịch gót chân

Bao hoạt dịch là các túi chứa đầy các chất lỏng, chịu trách nhiệm đệm cho xương, gân và các cơ gần khớp. Viêm bao hoạt dịch xảy ra khi các bao hoạt dịch bị căng thẳng và viêm.

Viêm bao hoạt dịch gót chân
Viêm bao hoạt dịch có thể ảnh hưởng đến gót chân và gây đau

Các vị trí phổ biến nhất của bao hoạt dịch là ở vai, khuỷu tay và hông. Tuy nhiên đôi khi các bao hoạt dịch ở đầu gối, đầu ngón chân cái và gót chân cũng có thể bị iêm. Viêm bao hoạt dịch gót chân có thể gây đau đớn dữ dội và hạn chế các hoạt động bình thường của người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến viêm bao hoạt dịch gót chân có thể là do tiếp đất sai cách khi nhảy, chạy hoặc các áp lực từ giày dép mang lại. Đôi khi tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các gân sâu bên trong gót chân, gây đau đớn dữ dội. Đôi khi gót chân có thể sưng lên và khiến cơn đau gót chân nghiêm trọng theo thời gian.

3. Bong gân gót chân

Bong gân và căng cơ là những chấn thương trên cơ thể, thường là các do hoạt động thể chất gây ra. Các chấn thương này rất phổ biến, có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, phụ thuộc vào từng nguyên nhân tác động đến gót chân.

Bong gân và căng cơ ở gót chân có thể dẫn đến một số dấu hiệu nhận biết cụ thể như:

  • Bầm tím gót chân
  • Đau xung quanh gót chân
  • Sưng tấy
  • Hạn chế các hoạt động bình thường
  • Khó sử dụng toàn bộ khớp
  • Bong gân và căng cơ là tình trạng tương đối phổ biến và có thể liên quan đến một số hoạt động, chẳng hạn như:
  • Các hoạt động thể dục thể thao hàng ngày, bao gồm chạy bộ
  • Tai nạn, chẳng hạn như trượt, ngã
  • Nâng đồ vật nặng
  • Ngồi hoặc đứng yên ở các tư thế xấu trong thời gian dài
  • Thực hiện các chuyển động lặp lại kéo dài

Hầu hết các trường hợp căng cơ là nhẹ và được cải thiện tại nhà bằng cách nghỉ ngơi hoặc chườm lạnh.

4. Viêm gân Achilles

Viêm gân Achilles hay viêm gân gót chân là tình trạng xảy ra khi gân cơ bắp chân và gót chân bị đau hoặc viêm liên quan đến chấn thương hoạt động quá mức. Thông thường, gân Achilles được sử dụng để chạy, nhảy, đi bộ và đứng. Do đó các hoạt động thể chất liên tục, cường độ cao, chẳng hạn như chạy và nhảy, có thể gây ra viêm gân Achilles.

đau gót chân bệnh gì
Viêm gân gót chân có thể gây đau bàn chân, gót chân

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm gân Achilles bao gồm:

  • Khó chịu, sưng hoặc đau đớn ở phía sau gót chân
  • Bắp chân cứng
  • Hạn chế phạm vi chuyển động ở bàn chân, đặc biệt là khi uốn cong chân
  • Da gót chân âm khi chạm vào

Viêm gân gót chân có thể được cải thiện trong vài ngày sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp. Tuy nhiên đôi khi người bệnh cần điều trị y tế, thậm chí là phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

5. Gãy xương

Gãy xương ở gót chân có thể dẫn đến các cơn đau đớn ở gót chân. Gãy xương có thể là một vết nứt mỏng hoặc một vết nứt hoàn toàn theo chiều dọc, chiều ngang hoặc khiến xương vỡ thành nhiều mảnh. Hầu hết các trường hợp gãy xương liên quan đến việc tác động lực hoặc áp lực lên gót chân.

Hầu hết các trường hợp gãy xương đều kèm theo các cơn đau dữ dội khi chấn thương ban đầu xảy ra. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi di chuyển hoặc chạm vào vùng bị thương. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bất tỉnh vì đau.

Gãy xương là một tình trạng y tế. Do đó, nếu nghi ngờ gãy xương, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị phù hợp.

6. Hội chứng ống cổ chân

Tương tự như Hội chứng ống cổ tay, Hội chứng ống cổ chân là một tình trạng được gây ra bởi các áp lực lặp lại nhiều lần, dẫn đến tổn thương các dây thần kinh chày sau. Dây thần kinh chảy được phân nhánh từ dây thần kinh tọa và phân phối gần mắt cá chân.

Dây thần kinh đi qua ống cổ chân, là một lối đi dài hẹp, bên trong mắt cá chân, được liên kết bưởi xương và các mô mềm.

Tổn thương dây thần kinh chày có thể dẫn đến các cơn đau dọc theo lòng bàn chân, mắt cá chân và gót chân. Các triệu chứng khác có thể phụ thuộc vào mỗi đối tượng bệnh. Đôi khi các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

đau gót chân là hiện tượng bệnh gì
Hội chứng ống cổ chân có thể gây đau hoặc khó chịu ở bàn chân, gót chân

Hội chứng ống cổ chân thường là do chèn ép các dây thần kinh chày và liên quan đến một số nguyên nhân như:

  • Bàn chân bẹt nghiêm trọng, dẫn đến căng các dây thần kinh chày
  • Phát triển gai xương ở ống cổ chân
  • Giãn tĩnh mạch ở màng bao quanh các dây thần kinh chày, dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh
  • Viêm khớp
  • Tổn thương và các khối u như u mỡ gần dây thần kinh chày
  • Chấn thương, chẳng hạn như bong gân mắt cá chân, gãy xương, viêm và sưng tấy có thể tăng nguy cơ Hội chứng ống cổ chân
  • Bệnh tiểu đường gây chèn ép các dây thần kinh

Hội chứng ống cổ chân có thể được kiểm soát hoặc chữa khỏi với nhiều lựa chọn điều trị khác nhau. Tuy nhiên, bất kể tình trạng cơ bản là gì, điều cần thiết là phải điều trị sớm để ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn.

7. Hội chứng đau gót bàn chân

Hội chứng đau gót bàn chân là một tình trạng gây phát triển về độ dày và độ đàn hồi của đệm gót chân. Các nguyên nhân thường liên quan đến việc hao mòn các mô mỡ và sợi cơ tạo nên lớp đệm ở lòng bàn chân.

Các đặc trưng phổ biến thường bao gồm đau sâu ở gót chân. Khi đứng, chạy bộ hoặc đi, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu và đau đớn. Hầu hết các trường hợp, Hội chứng đau gót bàn chân thường nhẹ và không đáng chú ý. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận biết các dấu hiệu khi đi chân trần, đi trên bề mặt cứng hoặc chạy. Ngoài ra, đôi khi người bệnh cũng có thể cảm thấy đau gót chân khi dùng tay ấn vào gót chân.

8. Bệnh Severs

Bệnh Severs còn được gọi là viêm bao gân gót chân, là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau gót chân ở các vận động viên trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh được gây ra bởi các hoạt động quá mức, lặp lại thường xuyên dẫn đến các tổn thương tăng trưởng ở gót chân. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến trẻ em từ 7 – 15 tuổi.

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết phổ biến bao gồm:

  • Đau gót chân dẫn đến đi khập khiễng, đặc biệt là sau khi chạy
  • Di chuyển khó khăn
  • Khó chịu hoặc cứng khớp bàn chân khi thức dậy
  • Sưng và đỏ ở gót chân
  • Hầu hết các trường hợp, bệnh Sever được điều trị bằng cách giảm đau, hạn chế các hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý.

9. Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là một dạng viêm khớp ảnh hưởng chủ yếu đến cột sống, gây đau đớn nghiêm trọng và cuối cùng là gây tàn tật vĩnh viễn. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể dẫn đến hình thành gai xương trên cột sống, gây biến dạng cột sống.

đau gót chân là triệu chứng bệnh gì
Đau gót chân có thể là triệu chứng bệnh viêm cột sống dính khớp

Các triệu chứng của viêm cột sống dính khớp rất đa dạng. Triệu chứng phổ biến nhất là gây đau lưng vào buổi sáng và ban đêm. Thông thường bệnh ảnh hưởng đến các khớp lớn như vai, hông và đầu gối. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này cũng có thể gây đau bàn chân và mắt cá chân.

Viêm cột sống dính khớp là một tình trạng bệnh tiến triển. Điều này có nghĩa là bệnh có thể phát triển nặng theo thời gian và dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Do đó, nếu nghi ngờ viêm cột sống dính khớp, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

10. Viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng là tình trạng sưng và đau khớp do nhiễm trùng ở một bộ phận khác của cơ thể, thường là ruột, bộ phận sinh dục hoặc đường tiết niệu. Hầu hết các trường hợp, tình trạng này gây ảnh hưởng đến đầu gối, mắt cá chân, khớp cổ chân và bàn chân. Viêm cũng có thể ảnh hưởng đến mắt, da và niệu đạo.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp phản ứng thường bắt đầu từ một đến bốn tuần sau khi tiếp xúc với một bệnh nhiễm trùng khởi phát. Cụ thể các dấu hiệu bao gồm:

Đau và cứng khớp thường ảnh hưởng đến đầu gối, mắt cá chân, bàn chân và gót chân. Bên cạnh đó, một số người bệnh cũng có thể đau ở lưng thấp và mông.

  • Viêm mắt
  • Các vấn đề về tiết niệu
  • Viêm mô mềm
  • Ngón chân hoặc ngón tay bị sưng
  • Có các vấn đề về da
  • Đau lưng dưới

Nếu người bệnh bị đau gót chân hoặc đau khớp trong vòng một tháng sau khi bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục, tiêu chảy, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

11. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh các bệnh lý nguy cơ, một số nguyên nhân không phổ biến khác có thể gây đau gót chân bao gồm:

đau gót chân là bệnh gì
Các bệnh lý viêm hệ thống như viêm khớp dạng thấp có thể gây đau gót chân
  • Đứt gót chân
  • Rách gân gấp gân ở gót chân
  • Viêm khớp toàn thân, chẳng hạn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến
  • Có vấn đề việc lưu thông máu hoặc chất lỏng
  • Tư thế đi hoặc chạy sai
  • U nang xương, là một dạng u nang chứa đầy nước, chất lỏng bên trong xương
  • Bệnh gout
  • U thần kinh, gây sưng dây thần kinh ở bàn chân
  • Viêm tủy xương, là tình trạng nhiễm trùng xương hoặc tủy xương
  • Bệnh thần kinh ngoại biên liên quan đến tổn thương dây thần kinh và có thể dẫn đến đau, tê ở gót chân

Đau gót chân phải làm sao?

Đau gót chân thường tự cải thiện với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Đối với đau gót chân không nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo cách biện pháp như:

  • Nghỉ ngơi: Nếu có thể, người bệnh nên tránh các hoạt động gây căng thẳng ở gót chân, chẳng hạn như đi, đứng, chảy trong thời gian dài hoặc đi bộ trên bề mặt cứng.
  • Chườm lạnh: Chườm một túi đá lạnh lên gót chân đau trong 15 – 20 phút mỗi lần và 3 lần mỗi ngày có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau.
  • Thay giày mới: Người bệnh và vận động viên nên chọn giày phù hợp với môn thể thao đang luyện tập và sử dụng giày vừa vặn với kích cỡ chân.
  • Sử dụng dụng cụ đỡ chân: Dùng các sản phẩm đệm chân có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau gót chân  và bảo vệ chân.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc như Aspirin hoặc ibuprofen để giảm viêm và đau.

Đau gót chân khi nào cần đến bệnh viện?

Nếu các biện pháp điều trị đau gót chân tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị hoặc khi các triệu chứng không được cải thiện trong 2 – 3 tuần, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Ngoài ra, đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:

  • Cơn đau gót chân nghiêm trọng
  • Cơn đau xuất hiện đột ngột
  • Nổi mẩn đỏ ở gót chân
  • Sưng gót chân
  • Không thể đi lại vì đau gót chân

Cách điều trị đau gót chân nhanh khỏi

Hầu hết các trường hợp đau gót chân có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp tại nhà. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và các nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp như:

1. Sử dụng thuốc

Các loại thuốc điều trị đau gót chân phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến triệu chứng. Do đó cách tốt nhất là đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Không sử dụng thuốc nếu không nhận được sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Thuốc đau gót chân
Sử dụng thuốc điều trị đau gót chân theo hướng dẫn của bác sĩ

Một số loại thuốc phổ biến thường được chỉ định điều trị đau gót chân bao gồm:

  • Thuốc tiêm corticosteroid vào vùng gót chân có thể hỗ trợ giảm đau, chống viêm.
  • Dùng thuốc chống viêm như aspirin, ibuprofen thông qua đường uống, trong 2 đến 3 tuần
  • Sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện các cơn đau

2. Băng gót chân vào ban đêm

Sử dụng vải co giãn hoặc một thanh nẹp gót chân vào ban đêm có thể giữ cố định chân khi ngủ. Điều này có thể giữ cho gân cơ và gân Achilles ở một vị trí kéo dài suốt đêm, hỗ trợ kéo căng gân và ngăn ngừa cơn đau.

3. Phẫu thuật

Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tách sun chân ra khỏi xương gót chân. Tuy nhiên phẫu thuật thường không phổ biến và có thể gây suy yếu vòm bàn chân. Do đó, phẫu thuật chỉ được chỉ định khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả.

4. Chọc hút dịch

Đối với tình trạng viêm bao hoạt dịch gót chân, bác sĩ có thể đề nghị chọc hút dịch để cải thiện cơn đau. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị tiêm steroid để chống viêm.

5. Bài tập hỗ trợ

Một số bài tập có thể được tăng cường sức mạnh ở gót chân và cải thiện các cơn đau gót chân. Cụ thể, các bài tập như sau:

Người bệnh ngồi trên ghế, giữ thẳng chân, đồng thời gập và mở rộng khớp cổ chân. Lặp lại 10 lần cho mỗi chân.

Người bệnh đứng quay mặt vào tường, đặt bàn chân bị đau ngay sau gót chân còn lại. Giữ đầu gối trước uốn công và chân sau thẳng, bàn chân chạm mặt đất. Kéo hông về phía tường cho đến khi cảm thấy bắp chân căng ra. Lặp lại 10 lần ở mỗi chân.

Biện pháp phòng ngừa đau gót chân

Không thể ngăn ngừa tất cả các nguyên nhân gây đau gót chân. Tuy nhiên người bệnh có thể hạn chế nguy cơ hoặc cải thiện mức độ nghiêm trọng của bệnh với một số lưu ý như:

phòng ngừa đau gót chân
Đi giày vừa vặn để ngăn ngừa tình trạng đau gót chân
  • Đi giày vừa vặn trên mặt đất và không đi chân trần
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh để giảm căng thẳng cho gót chân
  • Chọn giày phù hợp với các vật liệu có thể giảm áp lực cho gót chân hoặc sử dụng các miếng đệm gót chân
  • Đi giày vừa vặn và không bị mòn gót hoặc đế
  • Tránh sử dụng giày cứng hoặc có thể gây đau chân
  • Để gót chân nghỉ ngơi, không đứng trong một thời gian dài để tránh gây ảnh hưởng đến gót chân
  • Khởi động đúng cách trước khi tham gia các hoạt động thể chất, hoạt động thể thao hoặc các hoạt động có thể gây căng thẳng cho gót chân

Đau gót chân có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể gây ảnh hưởng đến cách đi bộ, giữ thăng bằng và tăng nguy cơ té ngã. Do đó, người bệnh đau gót chân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5/5 - (3 bình chọn)

Tin xem thêm

Nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành, sở hữu bài thuốc thảo dược đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, an toàn cùng dịch vụ y tế chất lượng cao, Trung tâm Thuốc dân tộc hiện là lựa chọn của đông đảo bệnh nhân xương khớp. [Xem ngay]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *