Gai gót chân có mổ được không? Có khỏi hẳn?

Gai gót chân có mổ được không là một thắc mắc của hầu hết người bệnh nhằm mục đích cải thiện các cơn đau gót chân. Tuy nhiên phẫu thuật không phù hợp với tất cả mọi người và có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu một số thông tin cơ bản về phẫu thuật gai gót chân để có biện pháp điều trị phù hợp.

gai gót chân có mổ được không
Tìm hiểu thông tin gai gót chân có mổ được không để có kế hoạch điều trị phù hợp

Phẫu thuật gai gót chân là gì?

Phẫu thuật gai gót chân là thủ thuật được sử dụng để loại bỏ các gai xương ở gót chân. Gai gót chân là những khối xương phát triển bất thường trên xương gót chân gây đau đớn, viêm và sưng tấy ở gót chân. Phẫu thuật được chỉ định thực hiện khi các liệu pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả điều trị.

Hiện tại có hai cách mổ gai gót chân bao gồm phương pháp nhắm vào các gai dưới ở phía dưới gót chân và phương pháp nhắm vào các gai sau ở mặt sau của gót chân. Phẫu thuật mang lại hiệu quả điều trị cao nhưng có thể mất đến 3 tháng để hồi phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng không mong muốn.

Phẫu thuật mổ gai gót chân được thực hiện theo hai cách là phẫu thuật mở (thực hiện một vết mổ lớn với dao mổ truyền thống) hoặc phẫu thuật nội soi (sử dụng một vết mổ nhỏ với phạm vị hẹp và dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng). Các loại phẫu thuật mổ gai gót chân như sau:

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.
  • Cắt gai gót dưới: Các gai gót chân dưới thường phát triển khi người bệnh viêm cân gan chân (viêm dây chằng cân gan chân, nằm ở dưới cùng của bàn chân). Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để giải phóng dây chằng bàn chân và cải thiện các cơn đau ở gót chân. Khi dây chằng đã bị đứt một phần hoặc toàn bộ, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật kèm theo để loại bỏ các gai xương liên quan.
  • Phẫu thuật cắt gai xương gót chân: Phương pháp này ít phổ biến hơn và nhằm vào các gai xương ở mỏm gót sau nằm gần gân Achilles ở mặt sau của bàn chân. Gai gót sau, còn gọi là gai gân Achilles thường phát triển ở vị trí mà gân bám vào xương gót. Bên cạnh đó, đôi khi gai xương có thể phát triển ở trên bề mặt gân Achilles. Các gai trên xương gót chân có thể loại bỏ dễ dàng trong khi các gai xương ở gân Achilles có thể cần tháo gân, loại bỏ gai xương và gắn lại gân. Do đó, phẫu thuật này tương đối phức tạp.

Phẫu thuật cắt gai gót chân được thực hiện ngoại trú, có nghĩa là người bệnh có thể trở về nhà ngay sau khi phẫu thuật hoàn tất. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và các yếu tố liên quan, người bệnh có thể cần gây mê cục bộ hoặc gây mê toàn thân.

Theo các nghiên cứu, phẫu thuật mổ gai gót chân có hiệu quả cao trong 69% các trường hợp, trong khi đó có khoảng 25% các trường hợp các triệu chứng được cải thiện vừa phải.

Gai gót chân có mổ được không?

Gai gót chân là tình trạng lắng đọng canxi trên xương, dẫn đến việc hình thành các gai xương có hình móc, kéo dài từ giữa xương gót chân đến vòm bàn chân. Các gai xương có thể được hình thành do căng thẳng quá mức, lạm dụng, ma sát hoặc áp lực quá mức lên xương gót chân.

Trong hầu hết các trường hợp (khoảng 90%), gai gót chân có thể tự phục hồi mà không cần phẫu thuật. Các biện pháp điều trị không phẫu thuật có thể loại bỏ gai gót chân, cải thiện các cơn đau và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát hiệu quả.

Phẫu thuật gai gót chân thường được xem là phương pháp cuối cùng khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị. Bác sĩ thường cân nhắc chỉ định phẫu thuật nếu các triệu chứng không được cải thiện bằng các biện pháp điều trị không phẫu thuật sau 12 tháng.

Mổ gai gót chân
Mổ gai gót chân được chỉ định khi các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả

Để giải đáp thắc mắc về vấn đề gai gót chân có mổ được không; các chuyên gia cho biết, phẫu thuật mang lại hiệu quả tốt, tuy nhiên phẫu thuật không được chỉ định cho đến khi các phương pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả điều trị. Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ thường đề nghị người bệnh áp dụng các biện pháp điều trị như:

  • Thực hiện các bài tập kéo dài
  • Sử dụng lót giày chỉnh hình
  • Vật lý trị liệu
  • Nẹp mắt cá chân vào ban đêm
  • Sử dụng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen có thể làm giảm đau và viêm
  • Tiêm cortisone vào gót chân để giảm viêm

Nếu các phương pháp này không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về vấn đề gai gót chân có mổ được không để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: 5+ cách trị gai gót chân tại nhà đơn giản, hiệu quả

Mổ gai gót chân có khỏi hẳn không?

Phẫu thuật mổ gai gót chân có thể giảm đau hiệu quả và ngăn ngừa các triệu chứng gai gót chân tái phát. Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng hỗ trợ tăng cường khả năng vận động của bàn chân nói chung.

Phẫu thuật có thể mang lại hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với  bác sĩ để biết gai gót chân có mổ được không và khi nào nên mổ để được tư vấn phù hợp.

Chẩn đoán đánh giá trước khi phẫu thuật

Gai gót chân có thể được phát hiện nhất trên hình ảnh X – quang khi đang đứng. Tuy nhiên ngay cả khi xác định được gai gót chân, bác sĩ cũng cần xác định chắc chắn liệu cơn đau có liên quan đến gai gót chân hoặc là hậu quả của các bệnh lý liên quan khác. Phẫu thuật gai gót chân khi được thực hiện sai mục đích có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn.

Đôi khi sự hiện hiện của gai gót chân có thể không phải là nguyên nhân gây đau gót chân. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ chỉnh hình mắt cá chân và bàn chân để được tư vấn cụ thể về vấn đề gai gót chân có mổ được không.

Hầu hết các trường hợp, mổ gai gót chân được chỉ định khi gai gót chân đi kèm với viêm cân gan bàn chân nghiêm trọng.

chuẩn bị trước khi phẫu thuật gai gót chân
Thực hiện xét nghiệm trước phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro

Để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi và hạn chế các rủi ro, bác sĩ có thể đề nghị các chẩn đoán phân biệt, chẳng hạn như:

  • Đứt gót chân
  • Khối u xương
  • Viêm bao hoạt dịch gót chân
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Lồi xương gót chân
  • Viêm xương tủy
  • Viêm khớp phản ứng
  • Bệnh Sarcoidosis
  • Bệnh Paget xương

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật mổ gai gót chân

Nếu người bệnh được chỉ định phẫu thuật gai gót chân, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các rủi ro, lợi ích và các bước chuẩn bị để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cụ thể, để chuẩn bị cho quá trình phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

1. Nơi thực hiện phẫu thuật

Phẫu thuật gai gót chân được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám có chuyên môn. Phòng phẫu thuật cần được trang bị các thiết bị phẫu thuật tiêu chuẩn, bao gồm máy gây mê, bàn phẫu thuật, máy điện tâm đồ (ECG) để theo dõi nhịp tim và máy thở cơ học để cung cấp oxy khi cần thiết.

Đối với phẫu thuật nội soi, phòng phẫu thuật cần có ống nội soi cứng để cung cấp hình ảnh trực tiếp đến màn hình. Các thiết bị phẫu thuật chuyên dụng có thể được tiếp cận chân thông qua các vết rạch nhỏ ở gót chân.

2. Lưu ý về quần áo

Tùy thuộc vào mức độ và vị trí phẫu thuật, bàn chân có thể được băng bó, đặt nẹp mắt cá chân, bó bột hoặc cố định gót chân trong một thời gian. Do đó, để thuận tiện khi phẫu thuật, người bệnh mặc quần đùi rộng hoặc các loại quần ống rộng để dễ dàng thao tác tại bàn chân.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được yêu cầu tháo kính áp tròng, răng giả, máy trợ thính, khuyên môi hoặc khuyên lưỡi trước khi tiến hành phẫu thuật. Ngoài ra, để các đồ vật có giá trị ở nhà, bao gồm trang sức và đồng hồ để tránh các rủi ro không mong muốn.

gai gót chân có nên mổ không
Mặc quần áo phù hợp để quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi

3. Lưu ý về thực phẩm

Người bệnh có thể được khuyến cáo dừng ăn uống vào nửa đêm trước khi phẫu thuật. Vào buổi sáng của ngày phẫu thuật, người bệnh có thể uống vài ngụm nước. Trong vòng 4 giờ sau khi phẫu thuật, người bệnh không nên tiêu thụ bất cứ loại thức ăn lỏng hoặc đồ uống nào.

4. Các loại thuốc

Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh ngừng sử dụng một số loại thuốc để thúc đẩy chảy máu và làm chậm quá trình lành vết thương, bao gồm thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu) và thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể cần ngừng một số loại thuốc từ một ngày đến hai tuần trước khi phẫu thuật và ngừng sử dụng cho đến một hoặc hai tuần sau phẫu thuật.

Các loại thuốc có thể cần tránh trước (hoặc sau) khi phẫu thuật bao gồm:

  • Aspirin
  • Ibuprofen
  • Naproxen
  • Celebrex
  • Mobic
  • Clopidogrel
  • Các loại thảo dược bổ sung, chẳng hạn như viên uống tỏi, gừng

Để tránh tương tác thuốc và biến chứng, hãy thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc đang sử dụng, dù là thuốc kê đơn hay không kê đơn. Tương tự đối với các loại thảo mộc và thực phẩm bổ sung.

Hồi phục sau phẫu thuật gai gót chân

Sau khi phẫu thuật gai gót chân, người bệnh sẽ được bó bột, nẹp chân hoặc mắt cá chân trong tối đa ba tuần. Khu vực phẫu thuật có thể sưng và đau, do đó người bệnh có thể cần nghỉ ngơi ít nhất trong vài ngày đến một tuần.

Thông thường, có thể mất đến sáu tuần đến ba tháng để hồi phục sau phẫu thuật loại gai gót chân. Người bệnh cần hạn chế vận động trong vài tuần liên tục. Nếu công việc cần đứng hoặc đi lại liên tục, người bệnh có thể cần nghỉ việc đến 4 tuần. Trao đổi với bác sĩ về thời gian có thể quay lại trở lại làm việc an toàn.

Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật, người bệnh có thể:

  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn hoặc theo toa thuốc của bác sĩ
  • Chườm lạnh lên vùng phẫu thuật
  • Giữ chân nâng cao khi nằm
  • Hạn chế di chuyển, đặc biệt là trong những ngày sau khi phẫu thuật

Cho đến khi vết thương lành và các vết khâu được loại bỏ, người bệnh cần giữ chân khô. Khi tắm, có thể che bàn chân bằng túi nhựa (buộc chặt) hoặc trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng một miếng băng chống nước.

Nên thay băng vết thương hàng ngày bằng gạc vô trùng và thuốc sát trùng không chứa cồn. Kiểm tra hàng ngày để biết bất cứ thay đổi bất thường nào trên da hoặc vết thương.

Rủi ro tiềm ẩn của phẫu thuật gai gót chân

Tương tự như tất cả các loại phẫu thuật, mổ gai gót chân cũng có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Cụ thể các biến chứng bao gồm:

  • Đau gót chân tạm thời hoặc vĩnh viễn
  • Tổn thương thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn (bao gồm cả tê chân)
  • Viêm gân
  • Đau cổ chân hoặc cả bàn chân
  • Chuột rút chân
  • Chân không ổn định
  • Gãy xương gót chân
  • Nhiễm trùng

Các biến chứng có thể xảy ra với  bất cứ ai, nhưng một số yếu tố nhất định có thể làm tăng nguy cơ bao gồm:

  • Người cao tuổi
  • Có tiền sử rối loạn chảy máu
  • Hệ thống miễn dịch kém
  • Tiền sử bệnh tự miễn dịch
  • Béo phì

Bên cạnh đó, liên hệ với bác sĩ phẫu thuật hoặc đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Đau xung quanh khu vực phẫu thuật
  • Sưng và đỏ nghiêm trọng
  • Chảy máu hoặc tiết dịch từ vết mổ
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt cao
  • Buồn nôn hoặc nôn

Phẫu thuật gai gót chân là phẫu thuật không phổ biến những có thể cần thiết nếu các biện pháp giảm đau khác không mang lại hiệu quả hoặc khi người bệnh mất khả năng vận động. Trước khi phẫu thuật, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề gai gót chân có mổ được không để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm: Gai gót chân nên ăn gì, kiêng gì hết đau, mau khỏi?

5/5 - (4 bình chọn)

Nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành, sở hữu bài thuốc thảo dược đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, an toàn cùng dịch vụ y tế chất lượng cao, Trung tâm Thuốc dân tộc hiện là lựa chọn của đông đảo bệnh nhân xương khớp. [Xem ngay]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *