Dị ứng băng vệ sinh phải làm sao? Điều cần biết
Nội dung bài viết
Dị ứng băng vệ sinh là tình trạng không phổ biến nhưng có thể gây khó chịu, sưng tấy và tăng nguy cơ viêm nhiễm ở khu vực sinh dục. Do đo, người bệnh nên tìm hiểu các thông tin cơ bản và có kế hoạch chăm sóc, phòng ngừa phù hợp.
Nguyên nhân dị ứng băng vệ sinh
Băng vệ sinh hoặc các sản phẩm được sử dụng trong chu kỳ kinh nguyệt, đôi khi có thể gây kích ứng da và dị ứng ở một số người. Hầu hết các triệu chứng tương tự như viêm da dị ứng tiếp xúc. Điều này có nghĩa là làn da của người bệnh có thể bị dị ứng với các chất nào đó bên trong băng vệ sinh.
Băng vệ sinh được làm từ nhiều lớp vật liệu khác nhau. Mỗi chất liệu đều có khả năng gây kích ứng và dị ứng da. Cụ thể các thành phần phổ biến trong bằng vệ sinh có thể gây dị ứng bao gồm:
- Mặt tiếp xúc với quần lót: Mặt tiếp xúc của băng vệ sinh thường được làm từ các hợp chất gọi là polyolefin. Hợp chất này cũng được sử dụng trong quần áo, ống hút và dây thừng.
- Lõi hấp thụ: Lõi thấm hút của băng vệ sinh thường nằm giữa mặt tiếp xúc với bộ phận sinh dục và quần lót. Phần lõi này được làm từ xốp hấp thụ và cellulose gỗ, một vật liệu có khả năng hấp thụ cao. Đôi khi, phần lõi này cũng có thể chứa gel thấm hút.
- Mặt tiếp xúc với bộ phận sinh dục: Đây là phần của băng vệ sinh tiếp xúc thường xuyên nhất với da. Các thành phần của mặt này bao gồm polyolefin, oxit kẽm và petrolatum, thường được sử dụng trong các loại kem dưỡng ẩm da.
- Chất kết dính: Chất kết dính ở mặt sau của miếng lót có nhiệm vụ giúp băng vệ sinh dính vào quần lót. Một số hoạt chất tương tự như trong các loại keo thủ công.
- Mùi hương: Một số loại băng vệ sinh có chứa chất tạo mùi hoặc nước hoa. Đôi khi một số phụ nữ có thể nhạy cảm hoặc dị ứng với các chất tạo mùi này. Tuy nhiên, hầu hết các loại băng vệ sinh đều đặt một lớp hương thơm bên dưới lõi thấm hút. Điều này giúp chất tạo mùi không tiếp xúc trực tiếp với da. Tuy nhiên có khoảng 7% phụ nữ dị ứng với các chất tạo mùi dẫn đến dị ứng băng vệ sinh. Bên cạnh đó, đôi khi phụ nữ có thể mẫn cảm với chất kết dính ở băng vệ sinh và gây dị ứng.
Ngoài các thành phần của băng vệ sinh, đôi khi vệ ma sát, viêm da tiếp xúc hoặc độ ẩm cao trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể là nguyên nhân gây kích ứng, khiến da nhạy cảm và dẫn đến dị ứng băng vệ sinh.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng dị ứng băng vệ sinh
Có một số nguyên nhân tiềm ẩn gây dị ứng băng vệ sinh. Các tác nhân phổ biến bao gồm:
1. Ma sát
Việc mang băng vệ sinh có thể gây ma sát khi di chuyển, dẫn đến phát ban và các triệu chứng dị ứng khác. Theo các nghiên cứu đi bộ, chạy và các hình thức hoạt động thể chất khác có thể khiến băng vệ sinh di chuyển về phía sau và về phía trước, điều này có thể tăng ma sát, gây ngứa ngáy và các phản ứng kích ứng.
Do đó, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nên hạn chế các hoạt động gây ma sát. Nếu cần thiết, người dùng có thể tham khảo các loại băng vệ sinh dành riêng cho hoạt động thể thao.
2. Nhiệt và độ ẩm
Nhiệm vụ của băng vệ sinh là để giữ và thu thập chất lỏng kinh nguyệt và tránh để các chất lỏng này thoát ra ngoài. Điều này có thể làm tăng hơi ẩm và nhiệt độ ở âm hộ, bộ phận sinh dục, dẫn đến kích ứng hoặc phát triển các phản ứng dị ứng trên da.
Ngoài ra, một số tác nhân kích ứng khác có thể gây dị ứng bao gồm:
- Mồ hôi
- Nước tiểu
- Chất kết dính trong lót quần
- Đồ lót nylon
3. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là phản ứng dị ứng trên da, xảy ra khi cơ thể phản ứng với các vật liệu tiếp xúc với da. Trong trường hợp dị ứng băng vệ sinh, người bệnh có thể bị dị ứng khi tiếp xúc băng vệ sinh và âm hộ.
Như đã nói trên, băng vệ sinh bao gồm một số chất liệu có thể gây kích ứng, bao gồm chất kết dính và hương liệu. Những người có làn da nhạy cảm có thể dị ứng với các thành phần phổ biến trong băng vệ sinh. Tuy nhiên đôi khi thay đổi thương hiệu hoặc sử dụng băng vệ sinh có nguồn gốc thiên nhiên có thể cải thiện các triệu chứng dị ứng.
4. Không thay băng vệ sinh thường xuyên
Điều quan trọng là mọi người phải thay băng vệ sinh thường xuyên trong ngày, khoảng 3 – 4 giờ một lần. Băng vệ sinh quá đầy có thể khiến máu kinh và các chất dịch khác gây kích ứng bộ phận sinh dục, dẫn đến các phản ứng dị ứng.
Người dùng cũng nên chọn loại băng vệ sinh phù hợp. Không nên sử dụng một miếng băng vệ sinh kích thước lớn khi lượng kinh nguyệt ít và không thay băng thường xuyên. Điều này cũng có thể dẫn đến viêm âm đạo và một số rủi ro liên quan khác.
Thay băng vệ sinh sau mỗi 3 – 4 giờ bất kể dòng chảy kinh nguyệt. Điều này có thể làm sạch âm dạo, tránh vi khuẩn, hạn chế mùi hôi và ngăn ngừa kích ứng da hiệu quả.
5. Nhiễm trùng
Thay băng vệ sinh không thường xuyên có thể dẫn đến nhiễm trùng và dẫn đến các triệu chứng như ngứa, sưng và tiết dịch âm đạo bất thường. Cụ thể, việc thay băng vệ sinh không thường xuyên có thể dẫn đến:
- Nhiễm trùng đường sinh sản dưới (bộ phận sinh dục)
- Viêm âm đạo
- Nhiễm trùng nấm men
- Phát triển phản ứng dị ứng
Chẩn đoán dị ứng băng vệ sinh
Trong một số trường hợp, nổi mẩn đỏ hoặc phát bản có thể là dấu hiệu dị ứng với các loại băng vệ sinh, đặc biệt là khi phát ban phát triển trong vòng vài giờ sau khi sử dụng hoặc tái phát sau khi sử dụng.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kiểm tra các khía cạnh khác nhau của các dấu hiệu, bao gồm vị trí xuất hiện để chẩn đoán tình trạng dị ứng.
Đôi khi các triệu chứng dị ứng băng vệ sinh có thể là dấu hiệu nhiễm trùng âm đạo. Các dấu hiệu liên quan có thể bao gồm:
- Ngứa âm đạo
- Đau khi đi tiểu
- Đau khi giao hợp
- Tiết dịch âm đạo bất thường (ngoài kỳ kinh nguyệt)
- Ngoài ra bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra các kháng thể chống dị ứng trong cơ thể.
Dị ứng băng vệ sinh là một tình trạng tương đối khó chẩn đoán. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Cách xử lý khi dị ứng băng vệ sinh như thế nào?
Dị ứng băng vệ sinh không phổ biến và không có biện pháp điều trị cụ thể. Tuy nhiên, các triệu chứng dị ứng có thể được cải thiện với thuốc chống dị ứng không cần kê đơn. Thuốc thường có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên người dùng nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm:
- Thuốc kháng histamine có thể ngăn ngừa tình trạng dị ứng, hạn chế tình trạng nổi mẩn đỏ và hỗ trợ chống viêm.
- Thuốc thoa dưỡng ẩm tại chỗ có thể phục hồi hàng rào bảo vệ da, chống lại các phản ứng dị ứng và hỗ trợ chống ngứa da.
- Thuốc steroid có thể hỗ trợ giảm viêm do phản ứng dị ứng băng vệ sinh gây ra. Thuốc có sẵn dưới nhiều dạng như kem thoa và thuốc đường uống. Tuy nhiên các loại thuốc này có một số tác dụng phụ không mong muốn, do đó chỉ sử dụng thuốc trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cải thiện tình trạng dị ứng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp khác như:
- Sử dụng băng vệ sinh không chứa chất tạo mùi.
- Mặc đồ lót cotton rộng rãi để giảm ma sát.
- Thay đổi thương hiệu khác để xác định các nhãn hiệu gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các thành phần của loại băng vệ sinh đó.
- Bôi kem hydrocortisone không kê đơn vào vùng âm hộ bên ngoài để cải thiện các triệu chứng. Lưu ý không thoa kem hydrocortisone bên trong ống âm đạo để tránh các rủi ro không mong muốn.
- Sử dụng bồn tắm nước ấm để hạn chế kích ứng và cải thiện các triệu chứng dị ứng. Người bệnh có thể đổ đầy nước ấm vào bồn tắm và ngâm mình trong đó từ 5 đến 10 phút, sau đó lau khô vùng da ở bộ phận sinh dục.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh tình trạng quá ẩm ướt và làm tăng nguy cơ kích ứng.
Dị ứng băng vệ sinh là tình trạng không phổ biến và thường không nghiêm trọng. Người bệnh có thể cải thiện tình trạng bằng các biện pháp tại nhà và các loại thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Phòng ngừa dị ứng băng vệ sinh
Dị ứng băng vệ sinh có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi loại bằng vệ sinh và phong cách sinh hoạt. Cụ thể, các biện pháp bao gồm:
- Chuyển sang sử dụng băng vệ sinh hoàn toàn không chứa chất tạo mùi và các chất kết dính gây kích ứng. Các loại băng vệ sinh này có thể đắt hơn, nhưng có thể ngăn ngừa phản ứng dị ứng, đắc biệt là đối với người có làn da nhạy cảm.
- Chọn băng vệ sinh vải có thể giặt được hoặc cốc nguyệt san nếu các loại băng vệ sinh gây khó chịu.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên và mặc quần lót rộng rãi.
- Để ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men, người bệnh có thể bôi thuốc mỡ chống nấm ngay trước khi bắt đầu kỳ kinh.
Nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Dị ứng băng vệ sinh thường kéo dài trong 3 – 4 ngày và kết thúc khi người bệnh ngừng sử dụng băng vệ sinh. Nếu tình trạng không cải thiện trong vài ngày sau khi ngừng sử dụng băng vệ sinh, điều này có thể là dấu hiệu nhiễm trùng và cần điều trị y tế chuyên môn.
Tin bài nên đọc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!