Đau dạ dày khi mang thai – trong 3 tháng đầu, giữa, cuối

Đau dạ dày khi mang thai có thể là do ốm nghén hoặc sự thay đổi của cơ thể người mẹ trong thai kỳ. Mặc dù không phổ biến nhưng đôi khi cơn đau dạ dày khi mang thai cũng có thể liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng và cần điều trị y tế.

đau dạ dày khi mang thai
Đau dạ dày khi mang thai xuất hiện có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng

Đau dạ dày khi mang thai theo từng giai đoạn

Một chu kỳ thai bình thường kéo dài khoảng 40 tuần từ ngày kinh nguyệt cuối cùng đến lúc em bé chào đời. Quá trình này thường được chia thành 3 giai đoạn, gọi là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa  và 3 tháng cuối. Trong hầu hết các trường hợp, đau dạ dày là một phần của thai kỳ khi cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi.

Tình trạng đau dạ dày khi mang thai theo từng giai đoạn thường bao gồm:

1. Đau dạ dày trong ba tháng đầu của thai kỳ

Ba tháng đầu của thai kỳ bắt đầu từ lúc thụ thai đến tuần thứ mười hai của thai kỳ. Trong giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các cơ quan bên trong cơ thể, bao gồm kích thích dạ dày và gây đau dạ dày.

Giải pháp Đông y thế hệ mới của Trung tâm Thuốc dân tộc ngày càng được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bài thuốc có nhiều thành phần biệt dược quý cùng cơ chế tác động chuyên sâu, đa chiều giúp đem lại hiệu quả đột phá gấp nhiều lần cho cả những trường hợp bệnh nặng, bệnh khó. Bệnh nhân sẽ có liệu trình vô cùng tiết kiệm thời gian với bài thuốc này.

Các triệu chứng mang thai sớm ở giai đoạn này thường bao gồm:

  • Tăng hoặc giảm cân
  • Ngực sưng mềm, trong một số trường hợp đầu vú có thể bắt đầu nhô ra
  • Ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thường xuyên
  • Đau đầu
  • Tâm trạng lâng lâng
  • Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn
  • Táo bón
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thay đổi nội tiết tố gây kích thích hệ thống tiêu hóa và đau dạ dày

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, đau dạ dày thường không phải là dấu hiệu nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm các triệu chứng bổ sung khác như tiêu chảy, đi ngoài ra máu,…người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chuyên nghiệp.

Trong trường hợp đau dạ dày khi mang thai ba tháng đầu kèm chảy máu nghiêm trọng hoặc rò rỉ máu kéo dài trong một giờ, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

Mang thai ngoài tử cung có thể là tình trạng thai nhi phát triển bên ngoài tử cung. Tình trạng này thường phổ biến ở tuần thứ 5 đến tuần thứ 10 của thai kỳ. Thông thường, tình trạng này cần điều trị y tế và thai kỳ thường không thể tiếp tục.

2. Đau dạ dày trong ba tháng giữa của thai kỳ

Trong ba tháng giữa của thai kỳ, thai nhi bắt đầu ổn định và phát triển. Thai phụ có thể ít hoặc hoàn toàn không gặp tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên, các cơn đau dạ dày hoặc cơn đau khác trong cơ thể có thể phổ biến hơn và khó chịu hơn.

Trong ba tháng giữa, phần bụng bắt đầu mở rộng và người mẹ có thể cảm thấy thai nhi đang di chuyển ở cuối giai đoạn. Bên cạnh đó, một số thay đổi khác có thể bao gồm:

  • Xuất hiện tình trạng đau dạ dày thường xuyên hơn hoặc đau ở đùi, lưng, háng hoặc bụng
  • Đau nhói hoặc tê táy
  • Vùng da xung quanh núm vú trở nên tối màu
  • Da xung quanh má, môi, miệng và trán sẫm màu hơn xung quanh
  • Ngứa ở da bụng, lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay
Mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, đau dạ dày khi mang thai có thể là dấu hiệu sẩy thai muộn

Đau dạ dày khi mang thai ba tháng giữa thường không phải là dấu hiệu nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm xuất huyết ở âm đạo, có thể là dấu hiệu sẩy thai muộn.

Sẩy thai muộn (ở ba tháng giữa) thường không phổ biến, tỷ lệ khoảng 1%. Các dấu hiệu nhận biết thường bao gồm đau dạ dày dữ dội hoặc co thắt dạ dày và kèm theo tình trạng chảy máu dữ dội sau tuần thứ 12. Bên cạnh đó, sẩy thai muộn sẽ xảy ra trước tuần thứ 24 của thai kỳ.

3. Đau dạ dày ở ba tháng cuối của thai kỳ

Ba tháng cuối của thai kỳ có thường dẫn các cơn đau dạ dày liên tục do thai nhi phát triển và gây áp lực lên các cơ quan nội tạng. Người mẹ cũng có thể cảm thấy khó thở hoặc cần đi tiểu thường xuyên hơn.

Các thay đổi vật lý ở cơ thể người mẹ có thể bao gồm:

  • Sưng mặt, má các chân và các ngón tay
  • Co thắt dạ dày
  • Bệnh trĩ
  • Phần rốn có thể nhô ra
  • Cảm nhận được em bé di chuyển thường xuyên hơn
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối có thể là dấu hiệu chuyển dạ sinh con

Đau dạ dày ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thường là dấu hiệu sinh non hoặc chuyển dạ sớm. Xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ không có nghĩa là người mẹ sẽ sinh con trong thời điểm đó. Trong một số trường hợp, dấu hiệu có thể không chính xác, nước ối có thể chưa vỡ và tử cung vẫn chưa mở.

Các dấu hiệu chuyển dạ sớm khác thường bao gồm:

  • Đau ở vùng bụng dưới hoặc đau vùng chậu
  • Tiêu chảy
  • Đau lưng
  • Co thắt bụng nhẹ, thường xuyên
  • Chuột rút
  • Tử cung thắt chặt
  • Vỡ nước ối

Đau dạ dày dữ dội sau tuần thứ 37 là dấu hiệu thai phụ đang ở trong giai đoạn chuyển dạ. Do đó, nếu gặp các triệu chứng này, thai phụ nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai

Các nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày khi mang thai thường bao gồm:

1. Tử cung đang phát triển

Khi mang thai tử cung phát triển với kích thước tăng dần và gây chèn ép lên ruột của bạn. Điều này có thể dẫn đến buồn nôn, trướng bụng, đầy hơi và cảm giác đau dạ dày.

Ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng. Bên cạnh đó nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn và đi tiểu thường xuyên để giảm áp lực lên dạ dày.

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai
Tình trạng tử cung phát triển trong thai kỳ có thể chèn ép dạ dày và gây đau

2. Đau dây chằng tròn

Khi tử cung phát triển có thể gây căng và tổn thương các dây chằng tròn. Các dây chằng di chuyển từ phía trước tử cung đến khu vực háng và gây khó chịu, đau dạ dày hoặc đau ở háng.

Trong một số trường hợp, đau dây chằng tròn có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi thai phụ thay đổi vị trí. Các cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ba tháng giữa thai kỳ và có thể tự khỏi.

Trong trường hợp đau nghiêm trọng, thai phụ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc giảm đau.

3. Đầy hơi và táo bón

Tình trạng đầy hơi và táo bón là một phần trong quá trình mang thai. Hormon progesterone trong thai kỳ tăng đột biến và khiến đường tiêu hóa hoạt động không hiệu quả. Điều này làm giảm nhu động ruột, gây đầy hơi chướng bụng, đau dạ dày và gây táo bón.

Để cải thiện tình trạng này, thai phụ nên bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống và bổ sung lượng nước cần thiết. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị thai phụ sử dụng thuốc làm mềm phân để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thông thường tình trạng đau dạ dày khi mang thai không nghiêm trọng và thai phụ có thể khắc phục bằng nhiều biện pháp tại nhà.

Biện pháp giảm đau dạ dày ở phụ nữ mang thai

Hầu hết các trường hợp đau dạ dày ở phụ nữ mang thai có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tham khảo một số biện pháp phổ biến như:

đau dạ dày khi mang thai phải làm sao
Thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày khi mang thai
  • Thay đổi thói quen ăn uống, ăn nhiều bữa ăn nhẹ sau mỗi vài giờ để cải thiện các triệu chứng cũng như hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng hoặc đau dạ dày ở phụ nữ mang thai.
  • Bổ sung nhiều chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra uống nhiều nước để hỗ trợ làm mềm phân, cải thiện tình trạng đau dạ dày trong thai kỳ và ngăn ngừa bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai.
  • Tập thể dục thường xuyên có thể hỗ trợ thư giãn và giảm đau. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy đau dạ dày, hãy co cơ thể vào vị trí của thai nhi , sau đó từ từ duỗi thẳng cơ thể. Tiếp tục thực hiện động tác trong vài phút có thể cải thiện các triệu chứng.
  • Chườm nóng tròng 20 – 30 phút sau mỗi hai giờ để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, thai phụ nên kiểm tra nhiệt độ để tránh gây bỏng da.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi để thư giãn các dây chằng tròn và giảm đau dạ dày. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, thai phụ nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và có biện pháp khắc phục phù hợp.
  • Tránh tình trạng thay đổi vị trí nhanh chóng hoặc đột ngột. Điều này có thể gây áp lực lên dạ dày và dẫn đến các cơn đau nhói. Không nên nằm trên giường quá lâu khi bị ợ nóng hoặc sau khi ăn.

Nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn các biện pháp điều trị phù hợp.

Đau dạ dày ở phụ nữ mang thai khi nào đi khám bác sĩ?

Thai phụ bị đau dạ dày nên đến bệnh viện nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc nếu bạn nhận thấy dấu hiệu chảy máu. Trong một số trường hợp thai phụ có thể bị chảy máu nhẹ kèm theo dịch tiết âm đạo. Ngoài ra, thai phụ cũng nên đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện các cơn đau dạ dày hoặc co thắt trong một thời gian dài.

Đau dạ dày khi mang thai đôi khi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, thai phụ nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Thông tin hữu ích

5/5 - (1 bình chọn)

Giải pháp độc đáo và duy nhất được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc - "Bí quyết vàng" người bệnh tuyệt đối không nên bỏ qua khi điều trị bệnh dạ dày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *