Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em có thể dẫn đến tình trạng trẻ đột nhiên bị tiêu chảy, nôn mửa và đau dạ dày. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây mất nước nghiêm trọng và các biến chứng đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em
Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em có thể gây mất nước và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng

Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm dạ dày ruột cấp là một bệnh lý phổ biến được gây ra bởi vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng. Bệnh thường phổ biến ở trẻ em, mặc dù tình trạng này cũng có thể gây ảnh hưởng đến người trưởng thành. Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em thường kéo dài trong vài ngày và tự cải thiện mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và cần được điều trị y tế để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

1. Dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em

Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em là bệnh lý nhiễm trùng trong ruột. Thời gian ủ bệnh khoảng 1 – 3 ngày, trong thời gian này bệnh không dẫn đến các triệu chứng cụ thể.

Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng xuất hiện và có thể kéo dài trong 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể kéo dài liên tục đến 10 ngày.

Đã từng có một hành trình dài chữa viêm loét HP vô cùng gian nan và tưởng chừng như mất niềm tin vào cuộc sống, cô Đồng Thị Tâm đã cải thiện tình trạng của mình sau 45 ngày và dứt hẳn bệnh sau 3 tháng >> XEM CHI TIẾT
Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em có nguy hiểm không
Tiêu chảy và nôn là dấu hiệu viêm dạ dày ruột cấp phổ biến

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày ruột cấp tính thường xuất hiện một cách đột ngột và tự cải thiện mà không cần điều trị. Ở trẻ em, các triệu chứng thường bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Nôn
  • Co thắt dạ dày
  • Đau dạ dày
  • Ăn mất ngon
  • Sốt nhẹ (không phổ biến)

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể đi ngoài ra máu hoặc có dấu hiệu xuất huyết dạ dày. Điều này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng khác. Do đó, cha mẹ hoặc người giám hộ nên đưa trẻ đến bệnh để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

2. Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em

Các loại viêm dạ dày ruột ở trẻ em và nguyên nhân gây bệnh phổ biến bao gồm:

– Nhiễm virus đường tiêu hóa:

Nhiễm virus là nguyên phân phổ biến nhất có thể gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em, tỷ lệ khoảng 70%. Có hơn 20 loại virus khác nhau có thể dẫn đến tình trạng này nhưng, virus Rotavirus là loại virus phổ biến nhất gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Virus Rotavirus có thể lây lan thông qua việc tiếp xúc với phân của người bệnh. Tuy nhiên, đôi khi virus này cũng được tìm thấy ở thức ăn và nước uống.

Bệnh án viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em
Nhiễm virus đường ruột là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ

– Nhiễm vi khuẩn:

Các loại thực phẩm được chế biến hoặc bảo quản không hợp vệ sinh có thể khiến vi khuẩn phát triển và tạo ra độc tố. Nếu trẻ tiêu thụ các loại thức ăn này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn và gây ra các dạng ngộ độc thực phẩm hoặc viêm dạ dày ruột cấp tính.

Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn như Campylobacter, Salmonella hoặc E. coli có thể dẫn đến các triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp nghiêm trọng ngay cả ở những trẻ em khỏe mạnh.

– Nhiễm ký sinh trùng đường ruột:

Một số loại ký sinh trùng đường ruột có thể lây lan thông qua thức ăn, đồ chơi hoặc vật dụng trong phòng tắm hoặc nguồn nước và gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính. Giardia lamblia là loại ký sinh trùng phổ biến nhất có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu chảy và viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em.

Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày ruột là bệnh nhiễm trùng đường ruột có thời gian ủ bệnh từ 1 – 3 ngày và không dẫn đến bất cứ triệu chứng nào. Khi các triệu chứng xuất hiện, các triệu chứng có thể kéo dài trong 1 – 2 ngày, tuy nhiên đôi khi các triệu chứng có thể kéo dài đến 10 ngày.

Viêm dạ dày ruột cấp tính không phải là một tình trạng nghiêm trọng đối với hầu hết những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nên nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi, trẻ em và người lớn tuổi nếu tình trạng này dẫn đến mất nước và không được điều trị phù hợp.

Trẻ bị viêm dạ dày ruột nên ăn gì
Viêm dạ dày ruột cấp có thể gây mất nước nghiêm trọng và dẫn đến tử vong

Trên toàn thế giới, viêm dạ dày ruột cấp có thể gây tử vong cho hàng triệu trẻ em mỗi năm, chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển hoặc nơi có điều kiện y tế và vệ sinh kém phát triển. Hầu hết các trường hợp tử vong có liên quan đến tình trạng mất nước do tiêu chảy nặng, nôn mửa và đặc biệt là ở trẻ không được tiếp nước đầy đủ.

Do đó, ngăn ngừa mất nước là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Biện pháp xử lý viêm dạ dày ruột ở trẻ em

Hầu hết các trường hợp viêm dạ dày ruột cấp được chỉ định xử lý tại nhà bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước nước. Tuy nhiên, nếu trẻ không thể uống nước hoặc có dấu hiệu mất nước, người chăm sóc cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý phù hợp.

Ở trẻ em khỏe mạnh và có hệ thống miễn dịch bình thường, viêm dạ dày ruột có thể khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp xử lý cũng như hỗ trợ điều trị như:

1. Bổ sung chất lỏng

Mất nước là biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân viêm dạ dày ruột. Do tình trạng nôn mửa  và tiêu chảy khiến cơ thể trẻ mất nước và lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, giữ nước là cách tốt nhất để xử lý và ngăn ngừa các biến chứng do viêm dạ dày ruột cấp tính mang lại.

Điều trị viêm dạ dày ruột ở trẻ em
Bổ sung nước là cách tốt nhất để ngăn ngừa mất nước và các rủi ro khác

Các chất lỏng cần bổ sung bao gồm nước và các chất điện giải quan trọng, bao gồm muối, đường và khoáng chất cần thiết, để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Một số loại đồ uống thay thế muối, khoáng chất được gọi là dung dịch điện giải hoặc dung dịch bù nước theo đường uống. Các sản phẩm này có thể tìm thấy tại các nhà thuốc, tuy nhiên hãy trao đổi với dược sĩ kê đơn để được tư vấn sản phẩm phù hợp nhất.

Tuy nhiên, khi bổ sung chất lỏng cho trẻ, cha mẹ nên chú ý liều lượng cũng như số lần. Quá nhiều chất lỏng có thể khiến tình trạng nôn mửa trở nên nghiêm trọng. Do đó, bổ sung chất lỏng từ từ và đảm bảo việc này không khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Theo các chuyên gia, cha mẹ có thể cho trẻ uống một muỗng cà phê nước hoặc chất điện giải sau mỗi 4 – 5 phút.

2. Tránh đồ uống kích thích dạ dày

Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể gây kích ứng dạ dày, đau dạ dày và khiến tình trạng viêm dạ dày ruột cấp trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu trẻ bú sữa công thức, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình điều trị viêm dạ dày ruột cấp.

Các loại đồ uống chứa nhiều axit (như nước cam, nước chanh) hoặc thức uống có chứa caffeine (như cola) cũng có thể gây kích ứng dạ dày ruột, gây khó chịu bụng. Vì vậy, không nên để trẻ sử dụng các loại đồ uống này.

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ruột cấp
Trẻ em bị viêm dạ dày ruột cấp nên tránh các loại đồ uống gây kích ứng như sữa

3. Bổ sung thức ăn

Khi trẻ có thể uống nước và không có dấu hiệu nôn, cha mẹ có thể bắt đầu bổ sung thức ăn. Tuy nhiên, nên bổ sung các loại thức ăn một cách từ từ và không nên cho thêm muối.

Các loại thức ăn có thể cho bé thử bao gồm chuối, bánh mì, cơm, táo. Khi trẻ có thể tiêu thụ các loại thức ăn này, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại thịt nạc và rau xanh đã được nấu chín. Tuy nhiên, cần chọn nguồn thực phẩm sạch cũng như chế biến thực phẩm vệ sinh.

Bên cạnh đó, không để trẻ em viêm dạ dày ruột cấp sử dụng đồ ăn chiên, cay, nhiều chất béo hoặc có chứa aixt. Các loại thực phẩm này có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây trào ngược dạ dày thực quản.

4. Không sử dụng thuốc khi chưa được chỉ định

Đối với tình trạng viêm dạ dày ruột ở trẻ em, thời gian tự hồi phục là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng. Đừng cho trẻ uống thuốc tiêu chảy, thuốc chống nôn mửa hoặc các loại thuốc giảm đau không kê đơn khi không nhân được sự chỉ định của bác sĩ nhi khoa. Các loại thuốc có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày
Không sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn

Các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc Acetaminophen có thể giảm dạ dày nhưng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Thuốc kháng sinh có thể chống lại vi khuẩn nhưng không thể điều trị tình trạng nhiễm virus. Bên cạnh đó, các loại thuốc chống tiêu chảy và chống nôn có thể khiến tình trạng nhiễm trùng kéo dài và gây nguy hiểm cho trẻ em.

Nôn và tiêu chảy là cơ chế tự nhiên của cơ thể để chống lại nhiễm trùng bằng cách loại bỏ mọi thứ có trong dạ dày, ruột. Do đó, sử dụng thuốc có thể khiến quá trình này bị ảnh hưởng và khiến cơ thể không thể loại bỏ được độc tố.

Do đó, giữ nước là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em.

Tuy nhiên nếu trẻ bị sốt, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng Acetaminophen hoặc Ibuprofen để hạ sốt. Bên cạnh đó, bổ sung chất lỏng và các loại thực phẩm nhạt để cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.

Viêm dạ dày cấp ở trẻ em khi nào cần đến bệnh viện?

Đến bệnh viện ngay khi viêm dạ dày ruột cấp xuất hiện ở trẻ em dưới 2 tháng tuổi. Đối với trẻ lớn hơn bị tiêu chảy và nôn mửa, hãy đến bệnh viện khi trẻ có các triệu chứng như:

Bệnh án viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ nhỏ
Đưa trẻ đến bệnh viện nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng
  • Không thể đi tiểu
  • Khô miệng (miệng không có nước bọt)
  • Khóc mà không có nước mắt
  • Sốt trên 38 độ
  • Điểm mềm trên đỉnh đầu trẻ trũng xuống
  • Có máu hoặc mủ trong phân hoặc chất nôn
  • Phân có mùi hôi hoặc sẫm màu
  • Đau bụng dữ dội hoặc bụng phình to ra bất thường
  • Da và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng
  • Có các bệnh lý mãn tính, đặc biệt là bệnh gây suy giảm hệ thống miễn dịch

Bên cạnh đó, hãy liên hệ với bác sĩ khi trẻ đang cần sử dụng các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch hoặc các bệnh lý khác. Bên cạnh đó, nếu trẻ buồn nôn hoặc nôn mửa khi sử dụng một loại thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn xử lý phù hợp.

Biện pháp phòng ngừa viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em

Để phòng ngừa viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em, người chăm sóc có thể lưu ý một số biện pháp phòng ngừa như:

  • Tiêm vắc – xin ngừa virus rotavirus, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày ruột. Bên cạnh đó, nên cho trẻ tiêm phòng vắc – xin viêm gan A để phòng ngừa các nguy cơ.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và sau khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, đặc biệt là sau khi xử lý các loại thịt sống.
  • Nấu chín thức ăn và làm lạnh thức ăn thừa trong vòng hai giờ sau khi sử dụng.
  • Giặt quần áo bẩn với chất tẩy và chất khử trùng. Nếu quần áo và các vật dụng dính phần, hãy làm sạch bằng chất tẩy rửa gia dụng có chứa Clo.
  • Không cho trẻ uống sữa chưa tiệt trùng hoặc chưa được xử lý.

Hầu hết các trường hợp viêm dạ dày cấp có thể khỏi sau vài ngày. Điều quan trọng là ngăn ngừa mất nước và bù đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc khi có bất cứ câu hỏi nào về tình trạng bệnh của trẻ.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin xem thêm

Giải pháp độc đáo và duy nhất được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc - "Bí quyết vàng" người bệnh tuyệt đối không nên bỏ qua khi điều trị bệnh dạ dày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *