Cách Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Bằng 7 Cây Thuốc Nam Dễ Kiếm
Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y, cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam cũng mang đến hiệu quả khá cao. Phương pháp này có thể giúp người bệnh khắc phục các nhược điểm của thuốc Tây y, an toàn, lành tính, hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc 7 cây thuốc nam chữa bệnh đau dạ dày được giới y học cổ truyền đánh giá cao.
Tổng hợp 7 cây thuốc nam chữa bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay, có thể gặp phải ở mọi đối tượng. Căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong những nguyên nhân gây đó là do chế độ ăn uống thiếu khoa học hay đang mắc phải một số bệnh lý khác ở hệ đường ruột. Khi mắc phải, người bệnh thường ợ chua, đau thắt ở vùng thượng vị, đôi khi còn có cảm giác buồn nôn. Bệnh đau dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời hoặc không có phương pháp điều trị phù hợp.
Với nền y học ngày một phát triển, bệnh đau dạ dày có thể hoàn toàn chữa khỏi bằng phương pháp điều trị nội khoa hoặc các bài thuốc dân gian. Mỗi phương pháp điều trị đều có cả hai mặt ưu và nhược điểm riêng, có thể nói ưu điểm của phương pháp này là nhược điểm của phương pháp kia.
Hiện nay, chữa bệnh đau dạ dày bằng các cây thuốc nam được khá nhiều người bệnh biết và dần trở thành xu hướng. Phương pháp này được các chuyên môn đánh giá cao về mặt an toàn, lành tính và ít gây ra tác dụng phụ. Dưới đây là 7 cây thuốc nam chữa bệnh đau dạ dày quen thuộc, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng điều trị ngay tại nhà:
1. Hết đau dạ dày nhờ bài thuốc từ cây lược vàng
Cây lược vàng được giới chuyên môn đánh giá là vị thần được có nhiều tác dụng chữa bệnh, trong đó có bệnh đau dạ dày. Bởi trong loại cây này có chứa khá nhiều các dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, dịch ép từ lá cây thuốc này có khả năng chữa lành các vết loét và tổn thương ở dạ dày, tác dụng hoạt huyết, kháng viêm, an thần. Từ đó giúp giảm đau và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, trong cây lược vàng có chứa hàm lượng thành phần hoạt chất flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khỏe.
Hướng dẫn thực hiện:
– Cách số 1: Nhai và nuốt lá cây lược vàng
- Đem 1 – 2 nhánh lá lược vàng rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất. Tốt hơn nên ngâm rửa cùng với nước muối pha loãng;
- Vớt ra để ráo rồi thái thành từng đoạn nhỏ;
- Cho vào miệng nhai từ từ để nước cốt có trong lá ra hoàn toàn rồi nuốt trôi;
- Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.
– Cách số 2: Uống nước lá cây lược vàng
- Đem một nắm lá cây lược vàng rửa sạch qua nhiều lần nước;
- Vớt ra để ráo rồi cắt thành từng đoạn nhỏ;
- Cho toàn bộ lá lược vàng vào trong hũ thủy tinh rồi đổ khoảng 1 lít nước sôi. Đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát;
- Sau 12 giờ ngâm là có thể sử dụng, có thể chia thành nhiều phần nhỏ để dùng hết trong ngày hoặc sử dụng hết một lần.
2. Dùng lá mơ lông chữa bệnh đau dạ dày
Trong một số tài liệu của y học cổ truyền cho biết, lá mơ lông còn được gọi là lá mơ, lá dắm chó, ngũ hương đằng,… Là loại lá cây có vị đắng, mùi hôi, tính mát, có tác dụng sát trùng, tiêu thủng, thanh nhiệt, giải độc. Với đặc tính trên, lá mơ lông được giới y học cổ truyền xếp vào danh sách các vị thuốc nam chữa bệnh đau dạ dày.
Điểm nổi bật của lá mơ lông trong việc điều trị bệnh đau dạ dày là trong loại lá này có chứa nhiều thành phần kháng viêm tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng sưng, đau nhức, hỗ trợ làm lành các vết loét ở lớp niêm mạc dạ dày. Đồng thời, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đem 2 – 3 nắm lá mơ lông tươi rửa sạch, sau đó vớt ra để ráo;
- Cho toàn bộ lá mơ lông đã được làm sạch vào trong máy xay sinh tố;
- Lọc lấy phần nước cốt và lược bỏ phần bã;
- Người bệnh sử dụng trực tiếp nước ép lá mơ lông hoặc đem cách thủy trước;
- Dùng đều đặn 2 lần mỗi ngày và liên tục trong nhiều ngày để sức khỏe có những chuyển biến tốt.
3. Chữa bệnh đau dạ dày bằng lá cây vú sữa
Phương pháp chữa bệnh đau dạ dày bằng lá vú sữa được khá ít người biết đến tuy liệu pháp này có công dụng không kém. Nhưng ở một số đối tượng khác sẽ khá bất ngờ với công dụng của lá cây vú sữa trong việc chữa bệnh đau dạ dày.
Ở một số công trình nghiên cứu khoa học mới đây chỉ ra trong lá vú sữa có chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên, có tác dụng giảm đau. Đồng thời, giúp ổn định quá trình lưu thông máu đến dạ dày giúp chúng hoạt động tốt hơn, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng đau đớn do bệnh dạ dày gây nên.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đem 30 gram lá vú sữa khô cho vào nồi nước (khoảng 1 lít nước);
- Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi khoảng 15 – 20 phút để các tinh chất có trong lá vú sữa ra hoàn toàn;
- Tắt bếp và chắt lọc lấy phần nước;
- Chia thành 2 phần nhỏ để sử dụng vào trước bữa ăn trưa và sau bữa ăn tối;
- Bệnh tình đau dạ dày dần được cải thiện nếu người bệnh kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày.
4. Cải thiện triệu chứng đau dạ dày nhờ bài thuốc từ lá bàng
Cây bàng là một cây thân gỗ thường được sử dụng chủ yếu để lấy bóng mát. Loại cây này thường trồng nhiều ở nước ta, người bệnh dễ dàng tìm kiếm loại cây này quanh nơi bạn sống. Đây cũng chính là loại cây được dân gian sử dụng nhiều để chữa bệnh đau dạ dày.
Đa phần, dân gian chủ yếu sử dụng phần lá bàng non để chữa bệnh đau dạ dày. Bởi trong lá non có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng tiêu viêm, chữa lành các vết loét ở thành dạ dày, hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ đường ruột như: flavonoid, tanin, saponin, dẫn xuất của phytosterol,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Đem một nắm lá bàng tươi vừa mới hái rửa sạch bụi bẩn và tạp chất;
- Cho toàn bộ lá bàng vào trong nồi cùng với 2 lít nước và tiến hành đun sôi;
- Khi các tinh chất có trong lá bàng ra hết thì có thể tắt bếp và chắt lọc lấy phần nước;
- Dùng nước thay cho nước lọc hằng ngày, tốt nhất nên dùng nước khi còn nóng;
- Triệu chứng của bệnh đau dạ dày dần được cải thiện nếu người bệnh kiên trì sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng.
5. Hết đau dạ dày khi người bệnh biết đến bài thuốc từ cây dạ cẩm
Dạ cẩm là loại cây bụi trườn, thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi nước ta. Loại cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây loét mồm, đứt lướt, đất lượt,… Theo một số tài liệu y học cổ truyền cho biết, cây dạ cẩm có vị ngọt đắng, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, lợi niệu, chỉ thống, giải độc. Mặt khác, loại cây này còn chứa nhiều thành phần hoạt chất alcaloid, tanin và saponin có tác dụng điều hòa dịch vị ở dạ dày, giảm đau, chữa lành các vết loét ở lớp niêm mạc.
Chính vì những đặc điểm dược tính và công dụng trên, cây dạ cẩm hoàn toàn phù hợp khi góp mặt trong danh sách các vị thảo dược chữa bệnh đau dạ dày. Và đây cũng chính là phương pháp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh đau dạ dày được nhiều người biết đến.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đem 20 – 25 gram lá và ngọn cây dạ cẩm phơi khô sắc cùng với 1 lít nước;
- Tiến hành đun sôi trên ngọn lửa nhỏ khoảng 10 phút để các tinh chất có trong dược liệu ra hoàn toàn;
- Tắt bếp và chắt lọc lấy phần nước;
- Chia phần nước sắc được thành 3 phần nhỏ để dùng hết trong ngày. Khi sử dụng, thêm 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất cho dễ uống và tăng hiệu quả điều trị;
- Dùng thuốc trước bữa ăn khoảng 20 phút hoặc dùng thuốc khi đau.
Tham khảo thêm: Thực hư về hiệu quả của bài thuốc dạ dày Sơ can Bình vị tán được VTV2 giới thiệu
6. Lá tía tô – Cây thuốc nam chữa đau dạ dày hiệu quả
Trị đau dạ dày bằng lá tía tô là một gợi ý hoàn hảo cho các đối tượng đang mắc phải căn bệnh này. Đây cũng chính là phương pháp chữa bệnh đau dạ dày được khá nhiều người bệnh biết đến và áp dụng khá rộng rãi.
Trong lá tía tô chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm đau, sát khuẩn như: axit alpha – linolenic, hydrocarbon, aldehyde, furan,… Với thành phần hoạt chất và công dụng trên, lá tía tô hoàn toàn có khả năng trở thành một dược liệu chữa bệnh đau dạ dày.
Hướng dẫn thực hiện:
– Cách số 1: Uống nước lá tía tô hãm thay cho nước trà
- Rửa sạch một nắm lá tía tô tươi;
- Đem lá tía tô đã được làm sạch hãm cùng với nước để dùng thay cho nước trà. Người bệnh có thể sử dụng lá tía tô khô đều được.
– Cách số 2: Uống nước ép lá tía tô
- Đem 1 – 2 nắm lá tía tô tươi rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, sau đó vớt để ráo nước;
- Cho toàn bộ lá tía tô đã được làm sạch vào trong cối để giã nát;
- Vắt lấy phần nước cốt và loại bỏ phần bã. Thêm một ít muối và sử dụng;
- Sử dụng mỗi ngày 1 – 2 lần hoặc sử dụng lúc đau.
7. Bài thuốc trị đau dạ dày từ cây nhọ nồi (cây cỏ mực)
Trong Y học cổ truyền, cây nhọ nồi còn được gọi là cây cỏ mực. Loại cây này có tác dụng bổ can thận, chỉ huyết, hỗ trợ chữa lành các vết thương do viêm loét dạ dày, đau bao tử. Song song, theo một số công trình nghiên cứu khoa học cho biết, trong cây nhọ nồi có chứa nhiều thành phần hoạt chất tanin, ecliptin, carotene. Những thành phần này có tác dụng cải thiện tình trạng ợ chua, bảo vệ thành niêm mạc của dạ dày khỏi sự tấn công của các vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, hàm lượng vitamin K có trong cây nhọ nồi chiếm khá cao giúp hỗ trợ phòng tránh tình trạng bao tử bị viêm loét, phòng ngừa nguy cơ xuất huyết dạ dày.
Hướng dẫn thực hiện:
- Làm sạch một nắm cây nhọ nồi bằng nước sạch, tốt hơn nên ngâm kỹ cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn;
- Vớt ra để ráo rồi đem xay nhuyễn. Thêm một lượng nước lọc vừa đủ để các dưỡng chất có trong cây nhọ nồi được giải phóng ra nước;
- Chắt lọc lấy phần nước cốt và loại bỏ phần bã;
- Chia phần nước cốt thu được thành 2 lần trong ngày.
Giải đáp một số thắc mắc khi chữa bệnh đau dạ dày bằng cây thuốc nam quanh nhà
Trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày bằng cây thuốc nam, có lẽ sẽ xuất hiện khá nhiều thắc mắc về mức độ an toàn cũng như công dụng của phương pháp này. Để giải quyết vấn đề này, dưới đây là một số giải đáp thỏa mãn những thắc mắc đang gặp phải, giúp người bệnh hiểu rõ hơn về phương pháp này:
– Trị bệnh đau dạ dày bằng cây thuốc nam có an toàn không?
Về bản chất, các vị thuốc nam điều trị bệnh đau dạ dày thường lành tính, an toàn và hầu hết phù hợp với các cơ địa người bệnh. Do đó, người bệnh nên lựa chọn các vị thuốc nam phù hợp với cơ địa của bản thân để phòng tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.
– Dùng cây thuốc nam chữa bệnh đau dạ dày đạt hiệu quả như thế nào?
Xét về các thành phần dược tính, một số cây thuốc nam mang tính chất dược phẩm khá cao, thậm chí còn được ví như vị thuốc kháng sinh tự nhiên. Vì thế, nếu người bệnh áp dụng điều trị đúng cách, đúng liều lượng và kiên trì điều trị dài ngày sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị, các triệu chứng của bệnh đau dạ dày dần được đẩy lùi.
Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh đau dạ dày còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố: cơ địa, mức độ bệnh tình, sự kiên trì,… Do đó, không thể khẳng định tất cả đối tượng sử dụng đều đạt được kết quả như nhau. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trong việc chữa bệnh đau dạ dày bằng các thảo dược tự nhiên.
– Tốn bao nhiêu thời gian để bệnh đau dạ dày chữa bằng cây thuốc nam khỏi hẳn?
Chữa bệnh đau dạ dày bằng cây thuốc nam chỉ là phương pháp dân gian và chưa được giới y học hiện đại công nhận. Mặt khác, phương pháp này là biện pháp hỗ trợ cải thiện bệnh lý và chỉ phù hợp cho các trường hợp ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát. Đối với những trường hợp ở mức độ nặng hoặc bị xuất huyết dạ dày, bài thuốc dân gian hầu như không mang lại tác dụng như mong đợi. Do đó, người bệnh nên biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải để có những phác đồ điều trị phù hợp.
Trên đây là những bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày bằng cây thuốc nam quen thuộc và một số giải đáp thắc mắc khi áp dụng phương pháp này. Hy vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc biết thêm những kiến thức bổ ích và hữu dụng. Bên cạnh việc áp dụng điều trị bệnh đau dạ dày bằng thảo dược lành tính, người bệnh nên tiến hành thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh lý mắc phải, từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!