Đau dạ dày khi đói do đâu? Nên ăn gì nhanh hết?

Đau dạ dày khi đói là triệu chứng rất nhiều người gặp phải. Nó không chỉ gây khó chịu mà có thể còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiêu hóa. Cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn.

đau dạ dày khi đói
Đau dạ dày khi đói là triệu chứng thường gặp rất khó chịu

Các biểu hiện đau dạ dày khi đói

Đau dạ dày là triệu chứng tiêu hóa thường gặp. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương. Cơn đau thường diễn ra âm ỉ rất khó chịu. Thông thường khi bụng đói hay ăn quá no thì rất dễ bị đau. Ngoài ra, cơn đau còn có nguy cơ cao xuất hiện khi căng thẳng, làm việc quá sức…

Đau dạ dày khi đói có thể kèm theo một số biểu hiện như sau:

– Đau vùng thượng vị:

Khi bụng đói, các cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị. Có thể biểu hiện âm ỉ, dữ dội hay đau quặn. Đôi khi còn bao gồm cả cảm giác đau rát và cồn cào ở phía bụng trên hay vùng ức.

– Ợ hơi, ợ chua và chướng bụng:

Đây cũng là một trong những triệu chứng thường đi kèm với tình trạng đau dạ dày khi đói. Tuy nhiên biểu hiện nay thường không có tính chất quá nghiêm trọng nên nhiều người thường bỏ qua nó.

– Rối loạn tiêu hóa:

Khi bị đau dạ dày, người bệnh thường rất dễ gặp phải hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện cụ thể là tiêu chảy, táo bón hay đi ngoài ra phân sống. Hơn nữa còn khiến cơ thể mệt mỏi.

– Chán ăn, cơ thể suy nhược:

Cơ thể mệt mỏi, chướng bụng khiến người bệnh có cảm giác chán ăn. Đồng thời nhiều trường hợp dạ dày còn ngừng tiết dịch vị gây ra cảm giác đắng miệng. Chán ăn kéo dài khiến cơ thể suy nhược, sút cân nhanh chóng.

– Cảm giác đầy bụng trên sau khi ăn:

Đa phần các trường hợp bị đầy bụng có thể biến mất chỉ sau 1 thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu để lâu chúng có thể gây ra cá biểu hiện nặng nề và nghiêm trọng hơn.

Vì sao bị đau dạ dày khi đói?

Nguyên nhân trực tiếp gây đau dạ dày khi đói chính là do quá trình vận hành của dạ dày bị bất ổn gây ra rối loạn. Dạ dày tiết ra acid dịch vị và co bóp để tiêu hóa thức ăn. Lượng dịch vị tiết ra quá nhiều hay quá ít cũng đều kích thích các hoạt động co bóp mạnh hoặc yếu của dạ dày. Từ đó làm phát sinh những cơn đau.

vì sao bị đau bao tử khi bụng đói
Đau dạ dày khi bụng đói thường do dạ dày co bóp và tăng tiết dịch vị quá mức

Trường hợp dạ dày tiết quá ít dịch vị thì quá trình tiêu hóa thức ăn thường bị chậm trễ và không hiệu quả. Điều này khiến cho thức ăn bị ứ đọng lâu gây khó tiêu, chướng bụng, nhất là khi ăn no.

Còn nếu dạ dày tiết quá nhiều acid dịch vị thì có thể gây tổn thương niêm mạc. Thậm chí làm xuất hiện các ổ viêm loét. Nhất là khi bạn để bụng quá đói thì dịch vị trong dạ dày vẫn sẽ liên tục tiết ra trong khi không có đối tượng để tiêu hóa. Từ đó gây đau tức, cồn cào rất khó chịu.

Đau dạ dày khi đói là dấu hiệu bệnh gì?

Đau dạ dày khi đói có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh đường tiêu hóa. Đặc biệt là các vấn đề bệnh lý liên quan đến dạ dày. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp nhất:

1. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý nguyên nhân đặc biệt phổ biến gây ra tình trạng đau dạ dày khi đói. Ngoài ra bệnh còn đặc trưng với một số triệu chứng khác như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn ói, khó tiêu, đầy hơi, ăn uống kém…

Các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường có xu hướng bùng phát mạnh khi quá đói hay quá no. Ngoài ra dung nạp thực phẩm hay thức uống kích thích cũng dễ bùng phát triệu chứng. Nhiều người bệnh còn chia sẻ họ dễ bị làm phiền bởi các triệu chứng khi căng thẳng quá mức.

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một chứng bệnh tiêu hóa thường gặp. Đặc trưng bởi tình trạng thức ăn cùng với acid dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

Bệnh lý này điển hình với các biểu hiện đau dạ dày khi đói, nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, trớ thức ăn… Ngoài ra nếu bệnh kéo dài, bạn có thể bị hôi miệng hay sâu răng. Đồng thời còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu ở đường hô hấp trên.

đau dạ dày khi bụng đói là bệnh gì
Đau dạ dày khi bụng đói có thể là triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản

3. Hội chứng Zollinger-Ellison

Hội chứng Zollinger-Ellison xảy ra khi cơ thể xuất hiện quá nhiều khối u gastrin ở tuyến tụy. Loại u này thúc đẩy sản xuất hormone gastrin có khả năng kích thích dạ dày tiết nhiều acid dịch vị hơn.

Trong một số trường hợp, đau dạ dày khi đói, cồn cào, nóng bụng, đầy hơi, buồn nôn… có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng Zollinger-Ellison. Nếu không sớm tiến hành phẫu thuật thì hội chứng này có thể gây ra biến chứng. Nghiêm trọng và thường gặp nhất là loét và thủng dạ dày.

4. Hội chứng ruột kích thích

Đây là một dạng rối loạn cơ năng của đại tràng. Hội chứng này đặc trưng bởi tình trạng đại tràng có nhu động nhanh hoặc chậm bất thường. Trong khi không xuất hiện các tổn thương thực thể như viêm loét hay có khối u.

Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, hội chứng này được đánh giá là một tình trạng lành tính, hiếm khi gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Mặc dù vậy thì hội chứng ruột kích thích vẫn khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng khó chịu. Ví dụ như nóng rát bụng, đau dạ dày khi đói, tiêu chảy kèm theo táo bón, chướng bụng, đầy hơi, cơ thể xanh xao…

Đau dạ dày khi đói nên ăn gì nhanh hết?

Đau dạ dày khi đói là tình trạng gây ra nhiều khó chịu. Đôi khi cơn đau còn có xu hướng quặn thắt và dữ dội ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống.

Lúc này, người bệnh thường có xu hướng bổ sung thức ăn để lấp đầy dạ dày đang rỗng. Từ đó giúp khắc phục tình trạng đau rát, cồn cào và khó chịu.

Tuy nhiên cần lựa chọn bổ sung các thực phẩm hữu ích. Tiêu thụ một số loại thực phẩm thiếu chọn lọc có thể gây kích thích dạ dày và khiến triệu chứng trầm trọng thêm.

Đau dạ dày khi đói nên ăn gì nhanh hết? Dưới đây là một số gợi ý:

1. Bánh mì nướng

Bánh mì nói chung và bánh mì nướng nói riêng rất phù hợp nếu bạn bị đau bao tử khi đói. Loại đồ ăn rất có tác dụng tốt trong việc giúp cân bằng acid trong dịch vị dạ dày.

đau dạ dày khi đói nên ăn gì
Ăn bánh mì nướng là lựa chọn tốt nếu bạn bị đau dạ dày khi đói

Thưởng thức một chút bánh mì nướng sẽ khiến cho bạn cảm thấy có phần dễ chịu hơn. Tuy nhiên nếu dạ dày đang bị tổn thương thì bạn chớ nên ăn kèm bánh mì với chất béo. Đặc biệt là bơ, phô mát hay mứt…

2. Canh

Canh là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của những người bị đau bao tử khi đói. Thức ăn được nấu dạng canh thường có độ chín nhừ. Từ đó hạn chế được áp lực cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, việc ăn món canh còn giúp làm giảm được lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể. Một số món canh/ súp mà bạn có thể chế biến để thưởng thức như canh rau củ hầm xương heo, súp ngô, súp gà bí đỏ…

3. Thực phẩm thô

Sử dụng thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh chế là lựa chọn tốt cho những người bị đau dạ dày khi đói. Bởi trong thực phẩm thô chứa một số dưỡng chất hỗ trợ tốt cho việc chuyển hóa thức ăn.

Các thực phẩm thô có thể dùng bao gồm hạt mè, hạt điều, đậu, bắp, gạo lứt, hạt bí chưa tách kỹ vỏ… Nhóm thực phẩm này còn chứa rất nhiều chất oxy hóa có khả năng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương.

4. Chuối

Chuối là loại trái cây rất tốt cho hoạt động tiêu hóa được bác sĩ khuyên ăn. Các thành phần dưỡng chất trong chuối có thể hỗ trợ trung hòa acid dạ dày.

Ngoài ra, chuối còn chứa lượng lớn kali giúp hỗ trợ điều hòa huyết áp, khống chế natri để tránh tổn hại lên mạch máu do tăng huyết áp. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ hòa tan pectin dồi dào trong chuối còn tốt cho dạ dày, làm giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa ở người bệnh.

5. Sữa chua

Sữa chua là nguồn cung cấp probiotic đặc biệt dồi dào cho cơ thể. Thành phần này rất tốt cho hoạt động của đường ruột. Nó giúp tiêu diệt các hại khuẩn và tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. Nếu thường xuyên bị đau dạ dày khi đói thì bạn nên ăn sữa chua hằng ngày để nhanh chóng cải thiện.

Ngoài những thực phẩm nêu trên thì người bệnh còn có thể bổ sung các thực phẩm hữu ích khác vào khẩu phần ăn. Ví dụ như táo, đậu bắp, nước dừa, cây thì là, lá nguyệt quế…

ăn gì nếu bị đau dạ dày khi đói
Nếu thường xuyên bị đau dạ dày khi đói, bạn nên bổ sung sữa chua cho cơ thể mỗi ngày

Bên cạnh các thực phẩm hữu ích thì có một số nhóm thực phẩm có thể khiến triệu chứng nghiêm trọng thêm. Người bệnh cần chú ý tránh xa một số thực phẩm sau đây:

  • Thức ăn cay nóng
  • Thực phẩm giàu chất béo
  • Các loại đậu
  • Thức ăn lên men
  • Trái cây có tính acid
  • Các chất kích thích

Một số giải pháp giúp cải thiện tạm thời cơn đau

Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh thì người bệnh có thể áp dụng một số giải pháp khác. Các giải pháp này có thể không tác động toàn diện đến các bệnh lý nguyên nhân nhưng sẽ giúp khắc phục triệu chứng rất tốt.

Lựa chọn cho người bệnh có thể là:

1. Uống 1 ly nước muối ấm

Đây cũng là một giải pháp được nhiều người áp dụng để đối phó với những cơn đau dạ dày khi bụng đói. Nước muối ấm sẽ giúp trung hòa acid dịch vị. Ngoài ra còn có tác dụng sát trùng và chống viêm. Đồng thời kích thích lưu thông máu tới dạ dày đang tổn thương. Nhờ đó mà cơn đau, cồn cào sẽ được xoa dịu nhanh chóng.

Khi pha nước muối ấm, bạn nên chú ý pha loãng. Việc uống nước muối quá mặn khi đang đói có thể khiến bụng cồn cào, khó chịu thêm.

2. Chườm nóng hỗ trợ giảm đau

Chườm nóng cũng có thể hữu ích trong trường hợp bị đau dạ dày khi đói. Nhiệt độ cao sẽ giúp các cơ co bóp trong dạ dày được thoải mái và thư giãn. Cùng với đó các mạch máu xung quanh cũng được giãn nở. Điều này sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu đến chữa lành tổn thương niêm mạc. Điều này rất tốt trong việc khắc phục cơn đau dạ dày.

Cách đơn giản nhất là dùng 1 chai đựng nước nóng lăn chườm trực tiếp lên vùng bị đau. Thực hiện trong khoảng 10 – 15 phút sẽ thấy cơn đau được xoa dịu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng một số thảo dược sao nóng lên rồi bọc trong túi vải để chườm.

3. Uống trà hoa cúc có thể giúp ích

Trà hoa cúc có công dụng an thần. Uống loại trà này có thể khiến cho các cơ trơn trong bao tử được thư giãn. Nhờ đó tránh được tình trạng co bóp quá mức, giúp làm giảm đau bao tử khi bụng đói.

Bạn chỉ cần lấy khoảng 5 – bông hoa cúc khô cho vào ấm giữ nhiệt. Thêm 1 ít nước sôi vào tráng qua ấm rồi đổ nước đi. Sau đó thêm vào 150ml nước sôi nóng và đậy nắp hãm trong 15 phút rồi vớt bỏ xác hoa đi. Cho vào 2 thìa cafe mật ong nguyên chất, khuấy đều lên và thưởng thức.

4. Áp dụng các bài thuốc từ thảo dược

Trường hợp thường xuyên bị đau dạ dày khi bụng đói thì bạn có thể cân nhắc việc áp dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên. Đây là giải pháp an toàn, có thể thực hiện tại nhà. Đặc biệt là phù hợp với nhiều đối tượng và không gây tác dụng phụ cho sức khỏe.

– Bài thuốc số 1:

  • Chuẩn bị: 12g hồ sách, 12g quốc lão, 12g vỏ quýt, 20g hoàng kỳ, 20g hương phụ và 8g sa nhân.
  • Thực hiện: Sắc 1 thang/ ngày, chia đều làm 2 – 3 lần uống.
  • Trường hợp áp dụng: Phù hợp với những người có khí trệ hay nguyên nhân gây ra triệu chứng có liên quan tới căng thẳng thần kinh.

– Bài thuốc số 2:

  • Chuẩn bị: 48g cam bố và 48g ngũ linh chi.
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem tán thành bột mịn rồi trộn đều. Mỗi lần uống 15g thuốc bột với nước sôi âm. Tần suất 3 lần/ ngày.
  • Trường hợp áp dụng: Dành cho những người có huyết ứ.

– Bài thuốc số 3:

  • Chuẩn bị: 30g bào khương, 10g hoàng lực và 15g nhân sâm.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc lấy nước đặc. Thêm vào 2 thìa cà phê đường khuấy đều cho tan. Dùng uống 1 thang/ ngày.
  • Trường hợp áp dụng: Dùng cho những người bị tỳ vị hư hàn làm phát sinh triệu chứng đau dạ dày khi đói, buồn nôn, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, tay chân lạnh.

5. Xoa bụng chữa đau dạ dày khi đói

Xoa bụng cũng là một giải pháp mà bạn có thể thử nghiệm nếu bị đau dạ dày khi đói. Việc xoa bóp sẽ giúp làm dịu các cơn co thắt và kích thích tuần hoàn máu. Từ đó giúp cho hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

chữa đau dạ dày khi bụng đói
Có thể khắc phục cơn đau tạm thời bằng cách xoa bụng

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Bước 1: Đặt tay lên trên rốn, khép khít các đầu ngón tay lại. Ấn nhẹ tay xuống rồi nhẹ nhàng xoa theo chuyển động tròn. Lúc đầu nên xoa chậm sau đó có thể tăng tốc độ cho vùng bụng ấm lên.
  • Bước 2: Bắt đầu mở rộng vòng xoa qua bên hông phải rồi hông trái. Sau đó từ từ di chuyển lên vùng thượng vị dạ dày. Thực hiện liên tục 10 phút có thể thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

6. Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Tùy thuốc vào từng nguyên nhân hoặc các vấn đề liên quan mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng các thuốc khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc có thể được kê toa:

  • Thuốc giảm đau: Tylenol, Acetaminophen…
  • Thuốc kháng sinh: Clarithromycin, Mentrodinazole, Amoxicillin…
  • Thuốc kháng acid: Mucosta, Rebamipid…
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Zantac 75mg, Pepcid AC…

Đối với các loại thuốc này cần dùng theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tăng giảm liều hay tự ý mua thuốc về dùng. Việc sử dụng thuốc thiếu thận trọng sẽ rất dễ gây ra các vấn đề rủi ro ngoại ý.

Cách phòng ngừa chứng đau dạ dày khi đói

Để phòng ngừa tình trạng đau dạ dày khi đói, bạn nên thực hiện một số phương pháp sau đây:

– Đừng để bụng quá đói:

Không để bụng quá đói được cho là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Thói quen ăn khi bụng bị đói có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa. Trường hợp nhịn ăn kéo dài hay thường xuyên ăn uống thất thường có thể khiến cho cơn đau nặng nề và nghiêm trọng hơn.

– Ăn đúng bữa, ăn chậm, nhai kỹ:

Đây đều là những thói quen tốt rất hữu ích với hoạt động của dạ dày và đường ruột. Ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp làm giảm áp lực cho bóp cho dạ dày. Từ đó tránh kích thích tiết acid dịch vị quá mức. Đồng thời bạn còn được khuyên là không nên vừa ăn vừa nói chuyện hay xem tivi.

– Tránh tiêu thụ các thực phẩm gây kích ứng:

Một số loại thực phẩm có thể gây kích thích và khiến dạ dày bài tiết nhiều acid dịch vị hơn. Ví dụ như các loại trái cây có tính acid (cam, chanh, bưởi, quýt…), đồ ăn lên men, đồ cay, đồ chiên xào, trà đặc, rượu bia. Ngoài ra nếu đang có thói quen hút thuốc lá thì bạn cũng nên từ bỏ càng sớm càng tốt.

đau dạ dày khi bụng đói phải làm sao
Tránh tiêu thụ các loại đồ ăn cay nóng là cách tốt để bảo vệ sức khỏe của hệ tiêu hóa

– Cách xoa dịu cơn đói:

Trường hợp cảm thấy đói thì bạn có thể chống chế bằng cách ăn đồ ngọt hay các thức ăn dễ tiêu. Một số loại thực phẩm tinh bột dễ tiêu hóa có thể sẽ hữu ích lúc này. Bánh mì, cháo, súp… đều là những lựa chọn rất hữu ích.

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Đau dạ dày khi bụng đói có thể là dấu hiệu cho thấy niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương. Trong một số trường hợp, tổn thương còn nhẹ thì chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt là có thể khắc phục.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp, tổn thương ở dạ dày có thể trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt cơn đau có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý. Lúc này việc thăm khám và điều trị y tế là đặc biệt cần thiết.

Bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ khi:

  • Cơn đau bụng kích hoạt ở mức độ dữ dội, quặn thắt
  • Buồn nôn, nôn ói dữ dội
  • Các triệu chứng không cải thiện sau khi đã thay đổi các thói quen xấu
  • Ăn uống kém, cơ thể suy nhược
  • Nôn ra máu
  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài
  • Đại tiện ra máu
  • Có các triệu chứng bất thường đi kèm

Đau dạ dày khi đói là hiện tượng khá phổ biến, có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Trường hợp cơn đau dữ dội hay dai dẳng kéo dài bạn nên sớm đến các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, thực hiện các chẩn đoán cần thiết và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *