Thuốc Neopeptine: Thành phần, công dụng, cách dùng & giá bán

Thuốc Neopeptine có thành phần chính gồm các hoạt chất quan trọng là Simethicone, Alpha amylase, Papain. Nhờ đó thuốc có tác dụng khắc phục tình trạng biếng ăn, khó tiêu do rối loạn men, đầy hơi, ăn không tiêu, bụng chướng hơi, tiêu hóa kém, tiêu phân sống. Tuy nhiên thuốc không được chỉ định dùng cho những trường hợp mắc chứng viêm tụy cấp, tăng cảm với những loại enzyme và người mắc chứng tụy tạng mạn tính.

Thuốc Neopeptine: Thành phần, công dụng, cách dùng & giá bán
Tìm hiểu thuốc Neopeptine, thành phần, công dụng, cách dùng, liều lượng, giá bán và những điều cần lưu ý

Thông tin cơ bản về thuốc Neopeptine

  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nang, dạng nước và dạng giọt
  • Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 4 viên và hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 1 chai 15ml kèm ống đếm giọt, hộp 1 chai 60ml hoặc 100ml kèm theo thìa chia vạch định liều

1. Thành phần của thuốc Neopeptine

Thuốc Neopeptine là sự kết hợp của những hoạt chất quan trọng, gồm:

  • Simethicone
  • Alpha amylase
  • Papain
  • Các tinh dầu gồm Caraway, Dill, Anise.
Thành phần của thuốc Neopeptine
Thành phần của thuốc Neopeptine gồm Simethicone, Alpha amylase, Papain và các tinh dầu

2. Dược lực học

Alpha amylase

Alpha amylase được xác định là một men nội sinh có khả năng thủy phân những polysaccharide (hoạt tính amylotic) và thủy phân tinh bột bằng cách tạo ra các dextrine,monosaccharide và oligosaccharide từ việc tấn công vào mối nối a-1,4 glucosidic.

Hệ thống phòng khám Thuốc dân tộc khang trang
Với trình độ chuyên môn cao, sự tận tâm, nhiệt tình và sở hữu bài thuốc mang tính đặc trị, các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người mắc các bệnh dạ dày mãn tính (viêm đau dạ dày, nhiễm khuẩn HP, trào ngược, viêm hang vị, xuất huyết,...) thoát khỏi bệnh mà không lo tái phát về sau.

Thành phần Alpha amylase trong thuốc Neopeptine (dạng viên nang uống) được chiết xuất từ nguồn vi khuẩn Bacillus subtilis. Ưu điểm đối với Amylase của vi khuẩn là bền hơn và có khả năng hoạt động nhiều hơn trong môi trường acide của hệ tiêu hóa so với diastase (amylase) lấy từ vi nấm và động vật.

Đối với Neopeptine dạng dung dịch, một giọt Neopeptine có khả năng kích thích và tiêu hóa 15 mg tinh bột chín. Đối với Neopeptine dạng viên nang, mỗi viên phóng thích 320 kcal và tiêu hóa không dưới 80 gram tinh bột chín.

Papaine

Papaine được xác định là men tiêu hóa đạm. Men này được chiết xuất từ nhựa quả đu đủ chưa chín, trong đó có Chymopapaine và Papaine. Đây đều là những hoạt chất có khả năng thủy phân ester polypeptide và amide để tạo thành peptide với kích thước và trọng lượng phân tử thấp.

Cả hai loại men nêu trên đều đã được chứng minh là bền trong môi trường kiềm và acide, có tác dụng kích thích dạ dày tiêu hóa nhanh thức ăn.

Simethicone

Simethicone không thấm nước, đồng thời chất này cũng có sức căng trên bề mặt rất thấp. Simethicone khi được đưa vào cơ thể sẽ tác động làm thay đổi sức căng bề mặt đối với bọt khí. Từ đó khiến những bọt khí nhập lại với nhau.

Simethicone được sử dụng trong điều trị đầy hơi, hoạt động và phát huy tác dụng tại chỗ trong ống tiêu hóa nhưng ít hoặc không hấp thu. Chính vì thế Simethicone sẽ không làm ảnh hưởng đến toàn thân.

Các tinh dầu

Các tinh dầu gồm Caraway, Dill, Anise được chứng minh là có tác dụng xoa dịu và điều hòa hoạt động cùng nhu động cơ trơn tiêu hóa. Khi hoạt động và nhu động có dấu hiệu suy giảm, các chất này sẽ tiếp tục kích tạo cảm giác đói hoặc kích thích và gây trung tiện để phòng ngừa và làm dịu nhanh triệu chứng đầy hơi chướng bụng trong trường hợp thức ăn không thể tiêu hóa và lên men trong ruột.

Trong trường hợp cơ trơn tăng co thắt, các tinh dầu gồm Caraway, Dill, Anise sẽ phát huy tác dụng làm dịu, phòng ngừa và cải thiện được chứng nôn trớ, nôn mửa, nhất là những trẻ em đang trong giai đoạn cai sữa, những trẻ ở tuổi ăn dặm hoặc đang bú mẹ.

Do nồng độ thuốc khá đậm đặc và tính chất của tinh dầu quá mạnh nên thuốc phát huy tác dụng rất mạnh và nhanh.

Các tinh dầu có tác dụng xoa dịu và điều hòa hoạt động cùng nhu động cơ trơn tiêu hóa
Các tinh dầu trong thuốc Neopeptine có tác dụng xoa dịu và điều hòa tốt hoạt động cùng nhu động cơ trơn tiêu hóa

3. Công dụng

Thuốc Neopeptine có tác dụng phòng ngừa và điều trị những bệnh lý, vấn đề sau:

  • Tình trạng biếng ăn, khi ăn có cảm giác không ngon miệng
  • Khó tiêu do rối loạn men
  • Đầy hơi
  • Ăn không tiêu
  • Bụng trướng hơi
  • Tiêu hóa kém
  • Tiêu phân sống
  • Kém tiêu hóa.

4. Chỉ định

Bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định điều trị bằng Neopeptine ở những trường hợp sau:

Neopeptine dạng giọt

Neopeptine dạng giọt thường được chỉ định cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Cụ thể

  • Trẻ nhỏ ăn không tiêu
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Biếng ăn ở trẻ nhỏ và trẻ em
  • Trẻ có dấu hiệu đầy hơi, chướng bụng sau khi bú hoặc ăn
  • Trẻ bị ọc sữa.

Neopeptine dạng viên nang

Neopeptine dạng viên nang được chỉ định cho người lớn.

  • Chán ăn, thường xuyên có cảm giác ăn không ngon miệng
  • Ăn uống không tiêu, đầy hơi
  • Có dấu hiệu trướng bụng, sôi ruột do men
  • Tiêu phân sống.

Neopeptine dạng thuốc nước

Neopeptine dạng thuốc nước có thể được dùng cho cả người lớn và trẻ em.

  • Trẻ em và người lớn có dấu hiệu bị loạn tiêu hóa đầy hơi và lên men
  • Tiêu hóa kém
  • Chán ăn
  • Trướng hơi
  • Khó tiêu.
Neopeptine dạng thuốc nước
Neopeptine dạng thuốc nước được chỉ định cho trẻ em và người lớn có dấu hiệu loạn tiêu hóa đầy hơi và lên men

5. Chống chỉ định

Thuốc Neopeptine không được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm hoặc có dấu hiệu dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Những người mắc bệnh về tụy mạn tính
  • Bệnh nhân bị viêm tụy cấp
  • Tăng cảm với những loại enzyme

6. Liều dùng và cách sử dụng

Liều dùng và cách sử dụng Neopeptine phụ thuộc vào độ tuổi, bệnh lý, các triệu chứng đi kèm, mức độ nghiêm trọng và dạng bào chế của thuốc.

Viên nang

Liều dùng thuốc Neopeptine dạng viên nang đối với người lớn

  • Liều khuyến cáo: Uống 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Cách sử dụng: Không bẻ đôi thuốc, nuốt nguyên viên, không nhai. Nên uống thuốc sau mỗi bữa ăn.

Liều dùng thuốc Neopeptine dạng viên nang đối với trẻ em

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Dạng nước

Liều dùng thuốc Neopeptine dạng lỏng đối với người lớn

  • Liều khuyến cáo: Uống 1 muỗng cà phê (5ml) Neopeptine/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Cách dùng thuốc: Uống trực tiếp. Uống thuốc sau mỗi bữa ăn.

Liều dùng thuốc Neopeptine dạng lỏng đối với trẻ em trên 1 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Uống 1 muỗng cà phê (5ml) Neopeptine/ ngày, chia thuốc thành 2 lần uống.
  • Cách dùng thuốc: Uống trực tiếp. Uống thuốc sau mỗi bữa ăn.

Dạng giọt

Liều dùng thuốc Neopeptine dạng giọt đối với trẻ em dưới 1 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Uống 12 giọt (0,5ml) Neopeptine/ ngày, chia thuốc thành 2 lần uống hoặc có thể uống trong 1 lần đối với trẻ lớn.
  • Cách dùng thuốc: Có thể hòa tan thuốc vào sữa, thêm thuốc vào thức ăn hoặc nhỏ trực tiếp vào miệng.
Liều dùng thuốc Neopeptine dạng giọt đối với trẻ em dưới 1 tuổi
Dùng 0,5ml Neopeptine dạng giọt/ ngày đối với trẻ em dưới 1 tuổi

7. Bảo quản thuốc

Neopeptine cần được bảo quản kỹ ở nhiệt độ trong phòng.

8. Giá thuốc

  • Neopeptine dạng nước: Neopeptine dạng nước đang được bán với giá 55.000 VNĐ/ hộp 1 lọ 60ml.
  • Neopeptine dạng viên: Neopeptine dạng viên nang đang được bán với giá 204.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên.
  • Neopeptine dạng giọt: Neopeptine dạng viên giọt đang được bán với giá 51.000 VNĐ/ hộp 1 lọ 15ml.

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc Neopeptine

Trước khi đưa thuốc Neopeptine vào quá trình điều trị bệnh, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Thận trọng khi dùng

Dạng viên nang

Trước khi sử dụng Neopeptine dạng viên nang, bạn cần lưu ý những điểu sau đây:

  • Phụ nữ đang mang thai: Phụ nữ đang mang thai chỉ nên sử dụng thuốc Neopeptine vào những thời điểm thực sự cần thiết, phải có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai, bạn cần thường xuyên gặp bác sĩ để theo dõi cẩn thận sự phát triển của thai nhi. Bởi việc sử dụng loại thuốc này có thể làm ảnh hưởng xấu đến bào thai và khả năng sinh sản.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Chưa có tài liệu cụ thể về việc hoạt chất trong thuốc Neopeptine có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Tuy nhiên ở phụ nữ đang cho con bú, việc sử dụng thuốc với liều quá cao có thể làm phát sinh triệu chứng tiêu chảy, đau bụng quặn hoặc buồn nôn. Ngoài ra nếu sử dụng thuốc liều cực cao, người dùng sẽ có dấu hiệu tăng urê huyết, tăng urê niệu.

Thuốc nước

  • Khả năng dung nạp của thuốc nước tốt hơn so với viên nang. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng thuốc với liều quá cao, những tác dụng phụ của thuốc sẽ phát sinh ở hệ tiêu hóa. Ngoài ra các triệu chứng liên quan đến tình trạng phản ứng dị ứng cũng xuất hiện nhưng ít hơn.
Tác dụng phụ của thuốc sẽ phát sinh ở hệ tiêu hóa
Tác dụng phụ của thuốc sẽ phát sinh ở hệ tiêu hóa khi sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng thuốc với liều quá cao

Lưu ý chung

  • Không dùng thuốc quá hạn sử dụng.
  • Cần sử dụng thuốc đúng với các hướng dẫn của bác sĩ
  • Những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang tăng cảm với thịt heo không nên ăn thịt heo và các sản phẩm liên quan trong thời gian sử dụng thuốc.
  • Trong trường hợp triệu chứng tăng cảm xuất hiện, người bệnh cần nhanh chóng điều trị triệu chứng và tiến hành điều trị hỗ trợ khi cần thiết.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc, bạn cần tránh làm dính bột thuốc ra tay. Bởi điều này sẽ gây kích ứng niêm mạc và da. Trong đó bụi bột mịn của thuốc có thể tác động và gây kích ứng niêm mạc hô hấp và niêm mạc mũi. Khi hít nhầm bột thuốc phân tán và di chuyển trong không khí, một cơn hen suyễn có thể bị kích hoạt. Ở những người mẫn cảm với những nồng độ men pancreatine cũng có thể đối mặt với các cơn hen suyễn.
  • Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện khi bệnh nhân hít phải bột a-amylase từ vi khuẩn.
  • Phản ứng dị ứng có thể xảy ra ở những bệnh nhân mẫn cảm với pancrelipase, trypsine hoặc pancreatine.
  • Thành phần Papain trong thuốc có khả năng gây tiêu chảy.

2. Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ dưới đây có thể xuất hiện trong thời gian điều trị bệnh với Neopeptine:

  • Phản ứng dị ứng: Phù môi, mặt, lưỡi, phát ban da, ngứa ngáy, cơ thể mệt mỏi, khó thở, rối loạn nhịp tim, ngứa da, đánh trống ngực, ngất xỉu, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu…
  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn ói, đau vùng thượng vị, tiêu chảy…
  • Kích ứng niêm mạc hô hấp
  • Kích ứng niêm mạc mũi
  • Phát sinh cơn hen suyễn.
Những tác dụng phụ có thể xuất hiện trong thời gian điều trị bệnh với Neopeptine
Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện trong thời gian điều trị bệnh với Neopeptine

3. Tương tác thuốc

Thuốc Neopeptine có khả năng tương tác với những loại thuốc kháng acid làm thay đổi các hoạt động của thuốc, mất lợi ích và tác dụng của các loại men.

Cụ thể Neopeptine tương tác với những loại thuốc kháng acid sau:

  • Magiê hydroxid
  • Calci carbonat.

4. Quá liều và cách xử lý

Triệu chứng

Việc sử dụng thuốc Neopeptine với liều dùng quá cao có thể khiến bệnh nhân bị đau bụng quặn, buồn nôn và tiêu chảy. Nếu sử dụng thuốc liều cực cao, người dùng sẽ có dấu hiệu tăng urê huyết, tăng urê niệu.

Xử lý

Điều trị triệu chứng và tiến hành điều trị hỗ trợ khi cần thiết.

Dùng Neopeptine với liều quá cao khiến bệnh nhân bị đau bụng quặn, buồn nôn và tiêu chảy
Dùng Neopeptine với liều quá cao khiến bệnh nhân bị đau bụng quặn, buồn nôn và tiêu chảy

Thuốc Neopeptine mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như biếng ăn, khó tiêu do rối loạn men, đầy hơi, ăn không tiêu, bụng chướng hơi, tiêu phân sống… Tuy nhiên việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định, không đúng liều, dùng thuốc với liều cao và dùng dài ngày có thể làm phát sinh nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

Vì thế, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ yêu cầu và dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa phát sinh nhiều vấn đề không mong muốn và khắc phục tốt bệnh lý.

Bài viết liên quan:

5/5 - (14 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *