Đau bụng đi ngoài và sốt là bị gì? Cần phải làm gì?
Nội dung bài viết
Đau bụng đi ngoài và sốt có thể là triệu chứng giúp phát hiện sớm một số bệnh lý nghiêm trọng. Điển hình như nhiễm khuẩn đường ruột, trào ngược dạ dày thực quản, viêm ruột thừa, tắc ruột, lồng ruột… Để lựa chọn và áp dụng đúng các phương pháp điều trị thích hợp, giúp khắc phục bệnh lý và ngăn ngừa biến chứng không mong muốn, người bệnh nên thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân cụ thể.
Đau bụng đi ngoài và sốt là bị gì?
Đau bụng đi ngoài kèm theo sốt cao là tình trạng thường gặp. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên trẻ em dưới 5 tuổi, những người sinh sống, làm việc trong môi trường tập thể và người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Những cơn đau bụng kèm sốt và đi ngoài thường không gây nguy hiểm, không phát sinh biến chứng hay rủi ro nghiêm trọng. Bên cạnh đó tình trạng này có thể nhanh chóng khỏi sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, đau bụng đi ngoài và sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý, vấn đề nghiêm trọng. Cụ thể như:
1. Ngộ độc thực phẩm
Việc sử dụng những loại thực phẩm, thức ăn nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh, chất lượng, bị ôi thiu, biến chất có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải, khó chịu và phát sinh thêm nhiều dấu hiệu khó chịu khác. Bao gồm:
- Tiêu chảy
- Đau bụng
- Sốt
- Buồn nôn và nôn ói
- Đổ nhiều mồ hôi
- Mất sức
- Thở nhanh…
Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần ngưng sử dụng những loại thực phẩm bị nghi ngờ nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh dẫn đến ngộ độc.
Tiếp theo, người bệnh cần sử dụng Oresol hoặc uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, tăng điện giải. Đồng thời đào thải độc tố và phòng ngừa các biểu hiện của bệnh phát triển theo chiều hướng xấu, phát sinh rủi ro không mong muốn.
Trong trường hợp các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc ngày càng trở nên nặng nề khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, người bệnh cần nhờ đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Người bệnh không được tự ý mua thuốc và dùng thuốc để tránh gây nguy hiểm.
2. Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột xảy ra khi đường ruột bị nhiễm và chịu sự tác động của các loại virus. Bệnh lý này xuất hiện khiến bệnh nhân thường xuyên bị đau bụng đi ngoài và sốt. Bên cạnh đó, bệnh còn phát sinh ra nhiều vấn đề khó chịu sau:
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Buồn nôn, nôn ói
- Đau đầu, ớn lạnh
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Co thắt bụng, đau nhói.
Ngăn ngừa tình trạng mất nước là một trong những nguyên tắc quan trọng trong điều trị viêm dạ dày ruột. Người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm bù nước không kê đơn như Oresol, Pedialyte để phòng ngừa tình trạng mất nước và làm giảm những triệu chứng nhẹ.
Nếu bệnh viêm dạ dày ruột xảy ra ở trẻ nhỏ, bệnh nhi có thể được chỉ định sử dụng hỗn hợp muối và sản phẩm cân bằng nước. Hỗn hợp này sẽ giúp trẻ bổ sung chất điện giải và lượng nước cần thiết.
Đối với những trường hợp nặng, người bệnh nên di chuyển đến bệnh viện và nhờ đến sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý uống thuốc để tránh phát sinh ra những rủi ro không mong muốn.
3. Lồng ruột
Lồng ruột xảy ra phổ biến hơn ở trẻ em so với người lớn. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng một đoạn ruột gặp vấn đề và trượt ra khỏi vị trí vốn có của nó. Sau đó đoạn ruột bị trượt nhanh chóng lồng vào một đoạn ruột khác. Từ đó gây ra hiện tượng tắc nghẽn đường ruột và kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu sau:
- Buồn nôn và nôn ói
- Đau bụng xuất hiện đồng thời với tình trạng đi ngoài và sốt
- Bụng trướng, cảm nhận được bụng to lên nhưng không rõ nguyên nhân
- Toàn thân hoặc tay chân lạnh
- Hơi thở gấp
- Tim đập nhanh
- Cơ thể nhợt nhạt.
Lồng ruột được đánh giá là một bệnh lý nguy hiểm. Bệnh nhân bị lồng ruột cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để chữa trị, tránh phát sinh tình trạng nhiễm trùng và đe dọa đến tính mạng.
Đối với những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn đoạn ruột bị tổn thương, phòng ngừa ngoại tử ruột.
4. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thể hiện cho tình trạng dịch dạ dày, thức ăn và một số chất khác bị đẩy ngược lên thực quản. Từ đó tạo ra cảm giác khó chịu, khiến người bệnh thường xuyên bị đau bụng, buồn nôn, nôn ói, đôi khi phát sinh cơn sốt và đi ngoài có phân lỏng.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu không được kiểm soát sẽ phát sinh ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như các bệnh về viêm đường hô hấp, hẹp thực quản, Barrett thực quản, ung thư thực quản.
Ngoài biểu hiện đau bụng, đi ngoài có phân lỏng và sốt, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản còn thường xuyên mắc phải nhiều triệu chứng khó chịu sau:
- Miệng có vị đắng
- Khó thở, đau tức ngực
- Buồn nôn, nôn mửa
- Tiết nhiều nước bọt
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
- Khó nuốt, viêm họng
- Khàn tiếng, ho
- Đau bụng dai dẳng
- Hen suyễn.
5. Tắc ruột
Tắc ruột xảy ra phổ biến ở trẻ em có độ tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi, ít gặp hơn ở người lớn. Bệnh phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: Chấn thương , phẫu thuật bụng, phẫu thuật cột sống hoặc khớp, đau tim, nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng toàn thân nặng), rối loạn chức năng cơ, rối loạn các chất điện giải, sử dụng thuốc cao huyết áp…
Tắc ruột khiến quá trình lưu thông máu đến ruột bị cản trở. Từ đó khiến các chức năng của ruột bị ảnh hưởng và suy giảm. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây vỡ ruột, hoại tử ruột, nhiễm trùng đường ruột vào dẫn đến tử vong.
Tình trạng tắc ruột để thể hiện bằng những triệu chứng sau:
- Đau quặn bụng
- Sốt nhẹ
- Đi ngoài có phân lỏng, tiêu chảy
- Không thể trung tiện, táo bón
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Đầy bụng, bụng chướng
- Buồn nôn
- Nôn mửa, trong dịch có chứa chất giống như phân.
6. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng xảy ra khi lớp lót bên trong ruột già có dấu hiệu viêm nhiễm. Từ đó gây rối loạn và làm suy giảm chức năng của đại tràng. Sau khi xuất hiện, bệnh viêm đại tràng khiến người bệnh đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu sau:
- Rối loạn tiêu hóa
- Đau bụng đi ngoài và sốt
- Mất nước
- Đầy hơi chướng bụng
- Sụt cân nhanh chóng
- Tiêu chảy
- Cơ thể mệt mỏi, khó thở, đau đầu.
Bệnh nhân bị viêm đại tràng thường được chỉ định sử dụng thuốc chống đầy hơi chướng bụng, thuốc chống táo bón, thuốc giảm đau… Ngoài ra để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần xây dựng và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, áp dụng chế độ ăn uống khoa học.
Đau bụng đi ngoài và sốt – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hầu hết những trường hợp mắc chứng đau bụng đi ngoài kèm theo sốt không nghiêm trọng, không phát sinh rủi ro và có thể khắc phục trong một ngày bằng các biện pháp đơn giản.
Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hơn so với thông thường, không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn mặc dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được lựa chọn và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp hơn.
Ngoài ra bạn nên nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế khi rơi vào một trong những trường hợp sau:
- Tình trạng tiêu chảy, đi ngoài có phân lỏng xuất hiện kéo dài, đi ngoài liên tục trong 24 giờ
- Sốt cao, đau bụng nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm
- Mất nước, khô miệng
- Ngất xỉu, mất ý thức hoặc chóng mặt
- Không buồn tiểu hoặc không thể đi tiểu trong 8 giờ
- Đi ngoài có máu lẫn vào phần
- Buồn nôn và nôn ói liên tục
- Nước tiểu có màu nâu hoặc màu vàng sẫm.
Cách xử lý nhanh khi bị đau bụng đi ngoài và sốt
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các phương pháp khắc phục triệu chứng và điều trị bệnh lý nguyên nhân ở mỗi người không giống nhau.
Để xử lý tình trạng đau bụng đi ngoài kèm theo sốt nhẹ, nguyên nhân làm phát sinh bệnh lý không quá phức tạp, người bệnh có thể áp dụng một trong những biện pháp dưới đây:
1. Bù điện giải
Khi bị đau bụng đi ngoài và sốt, cơ thể sẽ bị suy nhược và mất nhiều nước. Đồng thời gây ra tình trạng thiếu hụt ion và mất cân bằng điện giải. Điều này khiến bệnh nhân thường xuyên rơi vào tình trạng suy nhược nghiêm trọng và tụt huyết áp.
Để cải thiện tình trạng nêu trên, người bệnh có thể uống oresol bằng cách hòa tan oresol cùng 200ml nước ở mỗi lần uống. Người bệnh nên uống oresol nhiều lần trong ngày để nhanh chóng bù nước, ion, cân bằng điện giải và chống suy nhược.
Oresol có thể được sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước khi cho trẻ uống điện giải bạn nên trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến cùng với bác sĩ chuyên khoa.
Nếu không sử dụng oresol, người bệnh có thể hòa một chút muối tinh cùng với nước đường để uống hoặc thêm một ít muối vào cháo. Ngoài ra để bù điện giải, phòng ngừa mất nước và nâng cao sức khỏe tổng thể, người bệnh nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và uống nhiều nước mỗi ngày.
Đối với những trường hợp cơ thể không thể hấp thu oresol hoặc hấp thu không đủ oresol theo bằng đường uống, trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để truyền tĩnh mạch. Từ đó giúp bổ sung cho cơ thể đủ lượng Ringer Lactate, muối khoáng Cl, Na… hỗn hợp.
Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý tiến hành truyền đường tĩnh mạch khi đang trong thời gian điều trị tiêu chảy. Việc áp dụng các phương pháp điều trị cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2. Thuốc điều trị tiêu chảy
Để cải thiện tình trạng tiêu chảy, đi ngoài có phân lỏng, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng một trong những loại thuốc điều trị tiêu chảy dưới đây:
- Beberin, Loperamid, Imodium: Beberin, loperamid, imodium khi được sử dụng sẽ tác động và phát huy tác dụng trực tiếp lên các cơ dọc thành ruột, cơ vòng. Từ đó giúp giảm bớt sự co bóp của nhu động ruột.
- Attapulgite, Kaolin, Smectic: Việc đưa các loại thuốc gồm Attapulgite, Kaolin, Smectic vào quá trình điều trị sẽ giúp bạn bất hoạt các động tố, bất hoạt các tác nhân gây tiêu chảy. Đồng thời làm săn và gây táo.
- Bismuth subsalicylate: Thuốc Bismuth subsalicylate được chỉ định với mục đích làm giảm lượng phân bị tiêu chảy.
Đối với những trường hợp bị đau bụng, đi ngoài phân lỏng kèm theo sốt do vi khuẩn, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để ức chế hoạt động gây viêm và tiêu diệt vi khuẩn.
Tuy nhiên loại thuốc kháng sinh không được chỉ định dùng cho những trường hợp bị nhiễm virus. Bởi loại thuốc này không có tác dụng với virus, có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng, tiêu chảy kéo dài do hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn. Vì thế, bệnh nhân không nên tự ý chữa bệnh với thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
3. Hạ sốt tại nhà
Để hạ sốt, giúp phòng ngừa co giật do sốt cao, bạn cần:
- Không mặc nhiều lớp quần áo, không đắp chăn quá dày, luôn tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể.
- Sử dụng khăn chườm nước ấm lau toàn bộ cơ thể, sử dụng khăn lạnh đắp trán. Điều này sẽ giúp bạn hạ sốt hiệu quả.
- Phòng ngủ cần sạch sẽ, thông thoáng nhưng không được để gió lùa và cần tắt quạt.
Đối với bệnh nhi, nếu trẻ có thân nhiệt từ 38,3 – 38,5 độ C trở lên (chưa từng có dấu hiệu co giật do sốt), phụ huynh có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau, hạ sốt như Acetaminophen với liều lượng từ 10 đến 15mg / kg trọng lượng / lần. Sử dụng tối đa 4 lần / ngày.
4. Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học
Những người bị au bụng đi ngoài và sốt cần xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Cụ thể:
- Ăn thức ăn lỏng, những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa cho đến khi các biểu hiện của bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
- Không nên ăn thực phẩm cứng, không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm chưa được nấu chín, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa như đồ nếp, gà rán, khoai tây chiên, hải sản, thức ăn nhiều đường, nhiều muối, thức ăn cay nóng, rượu bia, nước ngọt có ga…
- Không nên ăn quá nhanh, ăn quá non để tránh bị nôn mửa dẫn đến mất nước và suy nhược.
- Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất như hoa quả (táo, chuối, cam, các loại quả mọng, bơ, xoài…), khoai lang, các loại rau xanh…
- Ăn những loại thực phẩm thanh đạm, ít dầu mỡ như rau luộc, trứng luộc, cháo thịt, súp thịt, canh, cháo cá chép…
- Thường xuyên ăn sữa chua và uống trà hoa cúc để làm sạch vi khuẩn gây hại trong dạ dày và giảm bớt những cơn co thắt ruột.
Nếu tình trạng đau bụng đi ngoài và sốt vẫn diễn ra liên tục sau 2 – 3 ngày áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, xác định nguyên nhân cụ thể. Ngoài ra bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế phát sinh biến chứng, tổn thương sâu, giúp điều trị nhanh để tránh gây nguy hại cho sức khỏe.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!