Vị Trí Đau Dạ Dày Ở Bên Nào? Cách Xử Lý, Giảm Đau

Đau dạ dày là bệnh lý không hiếm gặp, số ca bệnh đau dạ dày ở nước ta đang có xu hướng tăng cao đáng báo động. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ảnh hưởng từ lối sống và chế độ ăn uống thiếu khoa học của nhiều người lao động hiện nay. Cơn đau dạ dày thường xuất hiện ở rất nhiều vị trí khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh trạng, điều này đã gây cho người bệnh cảm giác rất khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống công việc hàng ngày.

Cơn đau dạ dày xuất hiện khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống
Cơn đau dạ dày xuất hiện khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống

Tổng quan về căn bệnh đau dạ dày

Trong hệ tiêu hóa, dạ dày là cơ quan nội tạng lớn nhất và nắm giữ vai trò đặc biệt quan trọng đó là chứa đựng và tiêu hóa thức ăn. Vị trí của cơ quan này được xác định là giữa bụng (trên rốn và dưới vùng thượng vị), nối liền thực quản với lỗ tâm vị. Khi quan sát bạn sẽ thấy dạ dày giống như chiếc túi hình chữ J, nhưng hình dáng của cơ quan này không cố định mà sẽ có sự thay đổi dựa vào lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Đau dạ dày là vấn đề về hệ tiêu hóa xảy ra khá phổ biến, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào mà không phân biệt về độ tuổi và giới tính. Khi bị đau dạ dày, người bệnh sẽ phải đối diện với các triệu chứng đặc trưng sau đây:

  • Đau bụng
  • Nôn và buồn nôn
  • Nôn ra máu
  • Chán ăn, gầy sút
  • Cơ thể mệt mỏi

Thông thường, cơn đau dạ dày sẽ xuất hiện khi dịch vị dạ dày tiết ra không được trung hòa hết và tấn công vào lớp niêm mạc gây viêm loét. Nguyên nhân hình thành nên cơn đau dạ dày thường gặp là do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên thức khuya, lạm dụng chất kích thích và đồ uống có cồn, nhiễm khuẩn HP,…

Vị trí đau dạ dày ở bên nào?

Khi bị đau dạ dày, cơn đau có thể xuất hiện ở rất nhiều vị trí khác nhau mà không chỉ tập trung một chỗ. Cơn đau này xuất hiện khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và chất lượng công việc. Dưới đây là một số vị trí thường xuất hiện cơn đau dạ dày bạn cần phải lưu ý:

4 năm chịu đựng HP dạ dày khiến tôi vô cùng mệt mỏi, có những lúc còn bị xuất huyết tiêu hóa. Nhưng nhờ kiên trì dùng thuốc, tôi đã thoải mái hơn rất nhiều, ăn được, ngủ được sau 2 tháng >>> XEM NGAY
Nhận biết đau dạ dày thông qua vị trí xuất hiện cơn đau trên bụng
Nhận biết đau dạ dày thông qua vị trí xuất hiện cơn đau trên bụng

Đau ở vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị là triệu chứng thường gặp nhất mỗi khi dạ dày của bạn đang gặp vấn đề, phổ biến là đau dạ dày và trào ngược dạ dày. Vùng thượng vị được xác định là vị trí trên rốn và dưới xương ức. Khi cơn đau dạ dày xuất hiện bạn sẽ có cảm giác đau âm ỉ ở khu vực thượng vị, sau đó cơn đau sẽ lan nhanh đến vùng lưng và ngực, kèm theo đó là triệu chứng căng tức ngực rất khó chịu. Đau dạ dày ở vùng thượng vị thường gặp nhất là sau khi ăn no.

Đau ở vùng bụng giữa

Vùng bụng giữa chứa rất nhiều cơ quan nội tạng quan trọng, khi xuất hiện cơn đau ở đây rất có thể là dấu hiệu của đau dạ dày nhưng cũng có khả năng là do nhiều bệnh lý khác gây ra. Nếu bạn bị đau bụng giữa kèm theo các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua,… thì khả năng cao là bạn đã bị đau dạ dày.

Thông thường, cơn đau dạ dày khi mới bắt đầu sẽ tập trung vào vùng rốn và nhanh chóng lan rộng sang xung quanh. Khi cơn đau xuất hiện tại vị trí này nhiều lần thì tốt nhất bạn nên thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Đau ở vùng bụng bên trái

Cơn đau dạ dày xuất hiện ở vùng bụng trái thường xảy ra khi bạn cảm thấy đói. Lúc này, cơn đau sẽ có tính chất âm ỉ hoặc xuất hiện theo từng cơn, kèm theo đó là cảm giác nóng bụng rất khó chịu. Cơn đau này sẽ nhanh chóng giảm dần sau khi bạn ăn, nhưng nếu ăn quá no sẽ gây ra cảm giác đầy hơi và tức bụng.

Khi gặp phải tình trạng này thì bạn tuyệt đối không được chủ quan, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Đau dạ dày có nguy hiểm không?

Đau dạ dày là bệnh lý xảy ra do dạ dày đang bị tổn thương nhưng chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu người bệnh có biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời thì tổn thương tại dạ dày sẽ nhanh chóng được phục hồi, từ đó tình trạng đau dạ dày cũng không còn xuất hiện nữa.

Đau dạ dày gây ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe, nguy cơ phát sinh biến chứng nếu không được điều trị đúng cách
Đau dạ dày gây ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe, nguy cơ phát sinh biến chứng nếu không được điều trị đúng cách

Ngược lại, nếu người bệnh tiếp tục chủ quan trong việc thăm khám và điều trị, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn nặng và tổn thương dạ dày cũng trở nên nghiêm trọng. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều và gia tăng nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…

Trong đó ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đau dạ dày và có nguy cơ tử vong rất cao. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, mỗi năm có đến hơn 800.000 người tử vong vì ung thư dạ dày.

Các cách xử lý khi cơn đau dạ dày xuất hiện

Cơn đau dạ dày xuất hiện gây ra rất nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện tình trạng này thì bạn có thể áp dụng các mẹo giảm đau tại nhà an toàn và hiệu quả như uống trà thảo dược, chườm nóng, massage bụng,… Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

1. Uống trà thảo dược tự nhiên

Một số loại thảo dược thường được sử dụng để pha trà uống giúp đẩy lùi cơn đau dạ dày là gừng tươi, bạc hà, hoa cúc, cam thảo,… Thành phần dược tính bên trong các nguyên liệu này có khả năng kháng viêm, giảm đau và giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn cộng của dịch vị dạ dày. Bạn có thể pha trà thảo dược uống mỗi khi cơn đau dạ dày xuất hiện theo hướng dẫn dưới đây:

– Cách thực hiện:

  • Lấy một lượng thảo dược vừa đủ (tươi hoặc khô đều được) đem đi rửa sạch rồi để cho ráo nước.
  • Cho dược liệu vào ấm, chế nước sôi vào và đậy kín nắp lại. Hãm trà khoảng 15 phút cho thành phần dược tính hòa tan vào nước.
  • Sau đó chắt lấy nước uống ngay khi còn ấm. Nên uống thành từng ngụm và chia thành nhiều lần để sử dụng.
Uống trà thảo dược giúp làm dịu đi các cơn đau tại dạ dày
Uống trà thảo dược giúp làm dịu đi các cơn đau tại dạ dày

2. Chườm nóng giảm đau dạ dày

Chườm nóng cũng là phương pháp giúp cải thiện chứng đau dạ dày rất an toàn và mang lại hiệu quả tốt. Nhiệt độ ấm nóng từ túi chườm sẽ có công dụng làm giãn nở mạch máu và các cơ, kích thích tuần hoàn máu đến cơ quan tiêu hóa và giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, cách này chỉ có khả năng làm dịu cơn đau một cách tạm thời và cơn đau sẽ nhanh chóng tái phát trở lại.

Chườm nóng giảm đau dạ dày có cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể cho nước ấm  hoặc muối rang nóng vào túi chườm rồi đắp lên bụng.

– Hướng dẫn thực hiện:

  • Nước sau khi đun sôi để cho nguội bớt, sau đó cho vào trong túi chườm nóng. Nếu có thể bạn hãy lấy muối hột rang nóng rồi cho vào túi rồi dùng để chườm.
  • Đặt túi chườm lên vùng bụng đang xuất hiện cơn đau, đến khi thấy bụng ấm lên thì dùng tay di chuyển túi chườm sang các vị trí xung quanh một cách nhẹ nhàng.
  • Thực hiện cách này cho đến cơn đau thuyên giảm thì bạn có thể dừng lại, chú ý không để túi chườm một chỗ quá lâu để tránh gây bỏng da.

3. Giảm đau dạ dày bằng cách massage bụng

Massage bụng chữa đau dạ dày cũng có cơ chế hoạt động tương tự như chườm nóng. Massage sẽ giúp làm nóng bụng, kích thích tuần hoàn máu, làm thư giãn vùng cơ bị căng cứng và giúp đẩy lùi cơn đau một cách hiệu quả. Bạn có thể thực hiện massage bụng giảm đau dạ dày theo hướng dẫn dưới đây:

– Cách thực hiện:

  • Hai tay xoa vào nhau cho ấm lên rồi đặt chồng lên trên bụng, tiếp đó dùng tay xoa nhẹ nhàng theo vòng tròn cùng chiều kim đồng hồ tại vị trí xuất hiện cơn đau.
  • Trong quá trình xoa nên kết hợp hít thở đều đặn, đồng thời dùng lực ấn nhẹ ngón tay xuống vùng bụng bị đau.
  • Thực hiện liên tục như vậy cho đến khi cơn đau thuyên giảm, để nâng cao hiệu quả mang lại bạn nên thoa một lớp mỏng tinh dầu trên bụng rồi tiến hành massage.
Giảm đau dạ dày tại nhà bằng cách massage bụng
Giảm đau dạ dày tại nhà bằng cách massage bụng

4. Áp dụng các mẹo giảm đau trong dân gian

Sử dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên để cải thiện chứng đau dạ dày tại nhà là mẹo được lưu truyền phổ biến trong dân gian. Rất nhiều người đã thực hiện điều trị đau dạ dày bằng các mẹo này do độ an toàn, lành tính và hiệu quả mang lại. Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Giảm đau dạ dày bằng chuối xanh

  • Chuối xanh sau khi mua về đem rửa sạch sẽ với nước rồi tước bỏ phần vỏ xanh bên ngoài.
  • Dùng dao thái chuối thành từng lát mỏng rồi đem đi phơi khô dưới trời râm, sau đó tán thành bột mịn.
  • Cho bột chuối xanh vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp và bảo quản ở nơi khô ráo dùng dần.
  • Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 2 thìa bột chuối xanh trộn đều với 1 thìa mật ong nguyên chất rồi ăn.
  • Áp dụng cách này đều đặn 2 lần/ngày, kiên trì trong thời gian dài bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.

+ Giảm đau dạ dày bằng tinh bột nghệ

  • Cho 150 gram tinh bột nghệ vào bát cùng với 100 gram mật ong, dùng thìa khuấy đều lên để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Tiếp đó vo viên hỗn hợp trên với kích thước vừa bằng hạt đậu, sau đó cho vào lọ thủy tinh và đậy kín nắp lại. Bảo quản lọ thủy tinh trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng trong thời gian dài.
  • Mỗi ngày lấy từ 2 – 3 viên nghệ mật ong uống chung với nước ấm, áp dụng cách liên tục trong 1 tháng sẽ thấy tình trạng đau dạ dày thuyển giảm hẳn.

+ Giảm đau dạ dày bằng tía tô

  • Lấy một nắm lá tía tô tươi đem đi rửa sạch với nước để loại bỏ hết bụi bẩn rồi vớt ra để cho ráo.
  • Cho tía tô vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ, bắc lên bếp đun sôi khoảng 15 phút là được.
  • Chắt lấy lượng nước thu được, chia thành nhiều phần sử dụng để uống hết trong ngày.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng đau dạ dày thuyên giảm hẳn.

5. Sử dụng thuốc giảm đau trong Tây y

Uống thuốc Tây y giúp đẩy lùi cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng, hiệu quả
Uống thuốc Tây y giúp đẩy lùi cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng, hiệu quả

Với sự phát triển của y học hiện đại thì đã có rất nhiều loại thuốc giảm đau dạ dày được ra đời. Công dụng chính của các loại thuốc này là trung hòa dịch vị acid bên trong dạ dày, giảm tiết acid tiêu hóa và giúp bảo vệ lớp niêm mạc khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại. Từ đó, cơn đau dạ dày sẽ nhanh chóng được đẩy lùi giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Một số loại thuốc Tây y giảm đau dạ dày người bệnh có thể sử dụng mà không cần đơn kê của bác sĩ là thuốc Yumangel, thuốc Gastropulgite, thuốc dạ dày Phosphalugel,…

Các loại thuốc này mang lại hiệu quả giảm đau rất nhanh chóng và thuận tiện khi sử dụng nên được rất nhiều người ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, chúng chỉ có công dụng giảm đau tạm thời chứ không mang lại hiệu quả tận gốc. Bên cạnh đó, thói quen lạm dụng thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về cách dùng và liều lượng phù hợp.

Đau dạ dày khi nào thì nên gặp bác sĩ?

Các cơn đau dạ dày thường xuất hiện khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng quá độ hoặc có thói quen ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học. Ở những trường hợp này thì rất đơn giản, bạn chỉ cần cân bằng lại thời gian nghỉ ngơi và điều chỉnh lại chế độ ăn uống là tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Nhưng nếu cơn đau dạ dày xuất hiện với mức độ dữ dội, kéo dài nhiều giờ liền và không có dấu hiệu thuyên giảm thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để làm kiểm tra. Đồng thời, bạn cũng không được chủ quan trong việc thăm khám nếu thấy cơ thể có các triệu chứng như đi đại tiện có lẫn máu, sụt cân không rõ nguyên do, sốt cao, chóng mặt,…

Biện pháp phòng tránh đau dạ dày tại nhà

Đau dạ dày đa số đều hình thành do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học của mỗi người. Để phòng tránh cơn đau dạ dày xuất hiện gây ảnh hưởng xấu đến đời sống hàng ngày thì bạn cần phải điều chỉnh lại sao cho hợp lý. Cụ thể:

Hình thành cho bản thân thói quen ăn uống khoa học là cách hỗ trợ điều trị và phòng tránh đau dạ dày tốt nhất
Hình thành cho bản thân thói quen ăn uống khoa học là cách hỗ trợ điều trị và phòng tránh đau dạ dày tốt nhất

– Tuân thủ nguyên tắc ăn uống khoa học:

  • Ăn đúng giờ và đủ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không nên ăn quá no.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu nấu nướng phải đảm bảo chất lượng, rửa tay trước khi ăn.
  • Chế biến món ăn dưới dạng dễ tiêu hóa, hạn chế sử dụng nhiều gia vị trong nấu nướng, không nên ăn đồ khó tiêu.
  • Nói không với các chất độc hại ảnh hưởng xấu đến dạ dày như đồ uống có cồn, chất kích thích,…
  • Uống khoảng 2.5 lít nước mỗi ngày giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, nhưng không được uống nước sau khi ăn no. Ngoài nước lọc bạn có thể bổ sung cho cơ thể nước ép trái cây tươi, nước ép rau, nước canh,…

– Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh:

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, cân bằng thời gian làm việc, tránh để thần kinh rơi vào trạng thái căng thẳng.
  • Không nên thức khuya, ngủ đúng giờ và đủ giấc để các cơ quan nội tạng có đủ thời gian nghỉ ngơi.
  • Có các biện pháp giữ ấm vùng bụng mỗi khi trời chuyển lạnh. Tiến hành giảm cân khoa học nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì,…
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe và chức năng của hệ tiêu hóa. Không làm việc hoặc vận động mạnh sau khi ăn để tránh gây áp lực lên dạ dày.

Trên đây là giải đáp thắc mắc “Vị trí đau dạ dày ở bên nào? Cách xử lý và giảm đau hiệu quả?” bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin được chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhận biết đau dạ dày với các bệnh lý khác để có các biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách. Ở những trường hợp đau dạ dày do nhiễm khuẩn và bệnh lý gây ra thì tốt nhất bạn nên tiến hành thăm khám chuyên khoa để được phác đồ điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Giải pháp độc đáo và duy nhất được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc - "Bí quyết vàng" người bệnh tuyệt đối không nên bỏ qua khi điều trị bệnh dạ dày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *