Các loại thuốc gây đau dạ dày – Cần lưu ý khi dùng
Nội dung bài viết
Đối với một số người, việc sử dụng một số loại thuốc có thể gây khó chịu, kích ứng dạ dày hoặc đau dạ dày, đặc biệt là đối với người có các bệnh lý về dạ dày. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các loại thuốc gây đau dạ dày để có cách sử dụng và phòng ngừa hợp lý.
Các loại thuốc gây đau dạ dày cần lưu ý
Hầu hết các loại thuốc có thể cải thiện các triệu chứng bệnh và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, một số loại thuốc không kê đơn và kê đơn có thể tác động tiêu cực lê hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là ở người sử dụng thuốc trong thời gian dài. Các loại thuốc gây đau dạ dày phổ biến thường bao gồm:
1. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là các loại thuốc chống viêm, giảm đau không cần kê đơn và được sử dụng với nhiều mức đích khác nhau. Theo thống kê, NSAID là loại thuốc gây đau dạ dày phổ biến nhất, nguyên nhân là do thuốc NSAID có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
NSAID giảm đau và chống viêm bằng cách tham gia vào việc ngăn chặn sản xuất Prostaglandin. Prostaglandin tham gia vào quá trình viêm, do đó nếu không có Prostaglandin, tình trạng viêm trong cơ thể sẽ giảm xuống, từ đó hạn chế mức độ cơn đau. Tuy nhiên, NSAID cũng can thiệp vào một quá trình quan trọng trong hệ thống tiêu hóa, là sản xuất và duy trì niêm mạc dạ dày.
Niêm mạc dạ dày chứa các tế bào sản xuất chất nhầy màu trắng, hơi vàng, dạng chuỗi bao bọc và bảo vệ thành dạ dày khỏi axit tiêu hóa. Khi sử dụng NSAID, quá trình sản xuất chất nhầy có thể bị gián đoạn, dẫn đến suy niêm mạc, viêm niêm mạc dạ dày và gây đau.
Một số người có thể dễ bị kích ứng dạ dày hơn sau khi sử dụng NSAID như người lớn tuổi hoặc người có tiền sử bệnh dạ dày. Bên cạnh việc dẫn đến các cơn đau, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu khác như:
- Có máu trong phân
- Có máu trong chất nôn
- Cảm thấy đau rát ở bụng hoặc lưng
- Bệnh tiêu chảy
- Ợ chua
- Đau bụng
- Phân sệt hoặc có màu đen
Để ngăn ngừa các tổn thương dạ dày khi sử dụng NSAID, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề như:
- Không uống rượu khi dùng NSAID
- Sử dụng thuốc theo liều lượng quy định và không lạm dụng thuốc trong mọi trường hợp
- Không dùng thuốc kèm thức ăn, sữa hoặc các loại thức uống gây kích ứng dạ dày
2. Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là thuốc được sử dụng để chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Nhiễm trùng xoang và tai
- Viêm họng hạt
- Viêm phế quản hoặc viêm phổi
Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị đối với virus, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm thông thường. Kháng sinh cũng không có tác dụng đối với các loại nhiễm trùng do nấm gây ra như:
- Nhiễm trùng nấm men
- Hắc lào, lang ben
- Nhiễm nấm móng chân
- Bệnh nấm da
Mặc dù kháng sinh mang lại nhiều tác dụng, nhưng hầu hết các loại kháng sinh để mang đến nhiều tác dụng phụ. Trong đó tác dụng phụ phổ biến nhất thường là gây đau dạ dày và rối loạn hệ thống tiêu hóa. Cụ thể, người dùng kháng sinh có thể gặp một số rủi ro như:
- Đau bụng tiêu chảy
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Đau dạ dày
- Chuột rút bụng
Theo các chuyên gia, thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các loại vi khuẩn xấu mà còn tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn tốt, đặc biệt là vi khuẩn ở hệ thống tiêu hóa. Điều này khiến người dùng kháng sinh bị mất cân bằng hệ thống vi sinh vật đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Ngoài trừ gây đau dạ dày, việc mất cân bằng hệ thống vi sinh vật cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả bệnh ung thư.
Trong một số trường hợp, các tác dụng phụ này có thể được cải thiện nếu người bệnh sử dụng thuốc kèm thức ăn. Tuy nhiên, một số loại kháng sinh yêu cầu sử dụng khi đói. Do đó, người dùng nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Thông thường đau dạ dày khi uống kháng sinh có thể tự cải thiện sau khi đợt điều trị kết thúc. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ điều trị.
3. Thuốc làm chậm quá trình hấp thụ thức ăn
Một số loại thuốc có thể làm chậm quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Quá trình này khiến các cơ trong dạ dày hoạt động chậm lại và thức ăn không được di chuyển ra khỏi dạ dày với tốc độ cần thiết. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề về hệ thống tiêu hóa, bao gồm đau dạ dày, khó tiêu, ợ nóng và các vấn đề khác.
Một số loại thuốc có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn bao gồm:
- Nhôm Hydroxit: Một số thuốc kháng axit có thể có chứa nhôm Hydroxit. Thuốc hoạt động trong một thời gian ngắn, từ 30 – 60 phút để hẹn chế sản xuất axit dạ dày. Điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày và táo bón nếu sử dụng lâu dài.
- Thuốc kháng cholinergic: Những loại thuốc này được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và chứng tiểu không tự chủ. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm Benadryl (diphenhydramine), thuốc chống trầm cảm ba vòng, barbiturat, thuốc giãn cơ và benzodiazepine. Ngày cả khi được sử dụng đúng cách, thuốc cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nhất định bao gồm khô miệng, táo bón, đau dạ dày, khó đi tiểu, giảm tiết nước bọt,…
- Thuốc kháng histamin H2: Đây là một trong các loại thuốc gây đau dạ dày, được sử dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, thuốc có thể là chậm quá trình tiêu hóa thức ăn khỏi dạ dày, dẫn đến khó tiêu và đau dạ dày
4. Thuốc Cholesterol
Thuốc Cholesterol là một trong các các loại thuốc gây đau dạ dày phổ biến nhất.
Thuốc cholesterol thường được kê đơn để làm giảm nồng độ cholesterol trong máu để ngăn ngừa đột quỵ và hạn chế nguy cơ bệnh tim. Theo một số nghiên cứu, các loại thuốc làm giảm cholesterol có thể ngăn ngừa 25 – 35% nguy cơ đột quỵ và tử vong ở bệnh nhân bệnh tim. Bên cạnh đó, thuốc cũng làm giảm nguy cơ tái phát bệnh tim khoảng 40%.
Hầu hết các loại thuốc điều chỉnh nồng độ cholesterol đều được dung nạp rất tốt. Tuy nhiên, đôi khi thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như gây đau dạ dày tiêu chảy, đầy hơi chướng bụng hoặc táo bón.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, các loại thuốc cân bằng nồng độ cholesterol có thể gây tổn thương gan, đau hoặc tổn thương cơ, tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.
Để giảm các tác dụng phụ, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ chuyên môn về việc thay đổi loại thuốc, liều lượng sử dụng hoặc tăng cường các chất bổ sung khác. Trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
5. Thuốc giảm đau Opioid
Thuốc giảm đau Opioid là một loại thuốc giảm đau có chất gây mê. Các loại thuốc này thường được chỉ định để điều trị các cơn đau nghiêm trọng khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả. Thuốc có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm nghiện thuốc, do đó thuốc được sử dụng theo hướng dẫn và sự theo dõi của bác sĩ.
Một số thuốc giảm đau Opioid như oxycodone hoặc hydrocodone có thể dẫn đến một số tác dụng ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Các triệu chứng và đặc trưng phổ biến bao gồm đau dạ dày và tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, co thắt dạ dày hoặc đầy hơi chướng bụng.
Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng này sẽ được cải thiện trong vài ngày. Tuy nhiên đau dạ dày và táo bón thường có xu hướng kéo dài hơn vài ngày, do thức ăn di chuyển chậm trong hệ thống tiêu hóa. Điều này khiến phân bị mất nước và trở nên khô cứng.
6. Chất sắt
Thuốc bổ sung sắt hay còn gọi là thuốc sắt hay chất sắt, thường được chỉ định cho người bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai để tăng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh hoặc hemoglobin.
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu vận chuyển các tế bào oxy đi khắp cơ thể. Sắt cũng cần thiết để chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thức ăn thành năng lượng. Hơn thế nữa, sắt góp phần truyền các tín hiệu thần kinh đến và đi từ não.
Trong hầu hết các trường hợp chất sắt có thể bổ sung đầy đủ từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, đôi khi một số người có thể bị thiếu sắt, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Do đó, trong trường hợp thiếu sắt, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc sắt. Thuốc sắt là một trong các loại thuốc gây đau dạ dày, táo bón và một số rối loạn tiêu hóa khác.
Thuốc bổ sung sắt thường an toàn và được dung nạp tốt ở liều lượng khuyến cáo. Tuy nhiên khi sử dụng ở liều cao, thuốc sắt có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, ngất xỉu, nôn mửa. Bên cạnh đó, người sử dụng thuốc sắt thường có phân màu sẫm.
Thông thường các tác dụng phụ này thường không nghiêm trọng. Người bệnh có thể thêm chất xơ vào chế độ ăn uống, uống nhiều nước và áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên nếu các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
7. Thuốc hóa trị
Buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày và tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của các loại thuốc hóa trị điều trị ung thư.
Thuốc hóa trị có thể làm tăng (hoặc giảm) nhu động ruột, khiến thức ăn di chuyển nhanh (hoặc chậm) hơn bình thường. Điều này dẫn đến rối loạn tiêu hóa và gây đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày tá tràng. Bên cạnh đó, thuốc hóa trị cũng có thể gây thay đổi hệ thống vi sinh vật ở đường ruột và có thể gây đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
Việc kiểm soát cơn đau dạ dày liên quan đến thuốc hóa trị cần được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn. Bên cạnh đó, một số cơn đau dạ dày khi thực hiện hóa trị có thể liên quan đến các nguyên nhân nguy hiểm đến tính mạng, do đó người bệnh nên thông báo cho bác sĩ điều trị.
Để cải thiện các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế tiêu thụ thức ăn cay, ngủ đủ giấc và luyện tập thể chất thường xuyên để ngăn ngừa các triệu chứng.
Các lưu ý để uống thuốc an toàn
Một số loại thuốc có thể gây đau dạ dày và ảnh hưởng đến một số cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, sử dụng thuốc an toàn và đúng cách là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý khi sử dụng thuốc như sau:
– Kiểm tra thuốc trước khi sử dụng:
Trước khi sử dụng thuốc, người dùng nên trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn để được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng và liều lượng an toàn. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ.
– Uống thuốc an toàn:
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ kê đơn, không sử dụng thuốc quá liều lượng quy định.
Người bệnh nên tìm hiểu thuốc được sử dụng trước khi ăn hoặc sau khi ăn để sử dụng phù hợp. Điều này rất quan trọng bởi vì một số thuốc có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, hấp thụ nước và gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, một số thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, do đó người bệnh tốt nhất nên sử dụng thuốc cùng hoặc sau khi ăn để tránh bị kích ứng.
Uống thuốc cùng với một lượng nước phù hợp và tốt nhất là sử dụng nước lọc để uống thuốc. Một số loại đồ uống có thể tương tác với thuốc và gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
– Khi người bệnh cần dùng nhiều loại thuốc:
Một số loại thuốc có thể tương tác với các loại thuốc khác. Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể ngăn chặn các loại thuốc khác hoạt động hiệu quả. Do đó, luôn luôn trao đổi với bác sĩ nếu bạn cần sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc.
Nếu các loại thuốc đang sử dụng có khả năng tương tác, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi loại thuốc hoặc thời gian sử dụng để tránh các tương tác.
– Dùng thuốc với liều lượng phù hợp:
Liều lượng thuốc được chỉ định theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là đối với trẻ em. Do đó, không tự ý thay đổi liều lượng sử dụng mà không nhận được sự đồng ý của bác sĩ kê đơn.
Nếu cần sử dụng các loại thuốc gây đau dạ dày để điều trị bệnh lý và bảo vệ sức khỏe, người bệnh nên sử dụng theo hướng dẫn đến tránh các tác dụng không mong muốn. Bên cạnh đó, nếu cảm thấy khó chịu hoặc có bất cứ triệu chứng rủi ro nào, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp.
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!