Đau bụng tiêu chảy buồn nôn có phải bị ngộ độc?
Nội dung bài viết
Đau bụng tiêu chảy buồn nôn thường được cho là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là liên quan đến các rối loạn niêm mạc ruột, đặc biệt là dạ dày và ruột. Trong một số trường hợp các bệnh lý này cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
Đau bụng tiêu chảy buồn nôn có phải bị ngộ độc không?
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng tương đối phổ biến, xảy ra khi người bệnh tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm, hư hỏng hoặc chứa các chất độc hại. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
Đôi khi ngộ độc thực phẩm có thể không dẫn đến bất cứ dấu hiệu nhận biết đặc trưng nào. Các triệu chứng có thể phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và khoảng thời gian ngộ độc. Thông thường các triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện trong khoảng 1 giờ đến lâu nhất là 28 ngày sau khi ngộ độc.
Ngoại trừ, đau bụng tiêu chảy buồn nôn, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như:
- Đau quặn bụng
- Bệnh tiêu chảy
- Nôn
- Ăn mất ngon
- Sốt nhẹ
- Cảm thấy mệt mỏi
- Đau đầu
Mặc dù phổ biến và thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng đôi khi các triệu chứng ngộ độc có thể trở nên nghiêm trọng. Do đó đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bao gồm:
- Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày
- Sốt cao hơn 39 độ C
- Khó nói hoặc mất tầm nhìn
- Có triệu chứng mất nước nghiêm trọng hơn khô miệng, ít đi tiểu hoặc đi tiểu với lượng nước ít
- Tiểu ra máu
Nguyên nhân khác gây đau bụng tiêu chảy buồn nôn
Bên cạnh ngộ độc thực phẩm, đôi khi tình trạng đau bụng tiêu chảy buồn nôn có thể là do hệ thống tiêu hóa bị kích thích hoặc tiếp xúc với điều trị đó có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Có thể nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:
1. Ngộ độc kim loại nặng
Ngộ độc kim loại nặng là tình trạng tích tụ một lượng kim loại độc hại trong các mô mềm của cơ thể. Các kim loại nặng có thể gây ngộ độc thường bao gồm:
- Asen
- Chì
- Thủy ngân
- Cadmium
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bao gồm:
- Tiếp xúc với hóa chất công nghiệp
- Ô nhiễm
- Sử dụng một số loại thuốc
- Sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm
Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
- Nôn
- Đau bụng
- Yếu cơ bắp
- Co thắt cơ bắp
Nhiễm độc chì là tình trạng phổ biến ở trẻ em từ 1 – 3 tuổi. Do đó, nếu nghi ngờ ngộ độc kim loại nặng ở trẻ em, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra, xác định loại kim loại và điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc bơm dạ dày và thuốc chelating.
2. Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến đau bụng tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Đây là bệnh nhiễm trùng đường ruột do virus gây ra, thường là virus norovirus. Virus thường tấn công vào cơ thể thông qua thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.
Đối với người bệnh khỏe mạnh, viêm dạ dày ruột có thể điều trị khỏi mà không gây ra bất cứ biến chứng nào. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, viêm dạ dày ruột do nhiễm virus có thể đe dọa đến tính mạng.
Các dấu hiệu viêm dạ dày ruột phổ biến có thể bao gồm:
- Tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng, không có máu, trong trường hợp tiêu chảy ra máu người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức
- Đau bụng hoặc chuột rút bụng
- Buồn nôn và nôn
- Đau cơ, thỉnh thoảng có thể đau đầu
- Sốt nhẹ
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, viêm da dày ruột có thể gây ra các triệu chứng trong 1 – 3 ngày. Các triệu chứng thường kéo dài 1 – 2 ngày, nhưng đôi khi có thể kéo dài đến 10 ngày.
Hiện tại không có cách điều trị viêm dạ dày ruột nhưng bệnh có thể tự cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh mất nước bằng uống nhiều nước và các chất lỏng khác. Bên cạnh đó, tránh sử dụng nguồn thực phẩm và nước ô nhiễm, rửa tay kỹ và thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.
3. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến một cơn đau dọc theo hệ thống tiêu hóa, chẳng hạn như niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột non). Nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến viêm loét dạ dày là nhiễm vi khuẩn Hp. Tuy nhiên uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc căng thẳng quá mức có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.
Đau bụng là dấu hiệu nhận biết chính của tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Tiêu chảy
- Buồn nôn và nôn
- Khó tiêu
- Có máu trong phân
Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến các triệu chứng. Thông thường, viêm loét dạ dày có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng axit và thay đổi lối sống phù hợp.
4. Hội chứng nôn chu kỳ
Hội chứng nôn chu kỳ là tình trạng dẫn đến các đợt nôn nghiêm trọng, không rõ lý do. Các cơn nôn đôi khi có thể kéo dài trong vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày.
Thông thường, các cơn nôn có thể xuất hiện trong cùng một thời điểm trong ngày, kéo dài trong một khoảng thời gian với các mức độ cơn nôn tương tự nhau. Đôi khi người bệnh có thể đan xen giữa các cơn nôn và không nôn.
Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Đau quặn bụng hoặc chuột rút bụng
- Tiêu chảy
- Đổ mồ hôi dữ dội
- Buồn nôn nghiêm trọng
Hiện tại không rõ nguyên nhân dẫn đến Hội chứng nôn chu kỳ. Tuy nhiên, căng thẳng hoặc có tiền sử gia đình mặc bệnh đau nửa đầu có thể dẫn đến tình trạng này, đặc biệt là ở trẻ em. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống nhiều caffeine, phô mai và chocolate có thể tăng nguy cơ dẫn đến các cơn nôn.
Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và sử dụng thuốc phù hợp để ngăn ngừa các cơn nôn. Ngoài ra nếu nôn nghiêm trọng, người bệnh có thể cần truyền nước để tránh tình trạng mất nước.
5. Căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi quá mức
Một số người có thể bị đau bụng tiêu chảy buồn nôn khi căng thẳng hoặc sợ hãi quá mức. Cảm xúc mạnh mẽ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, dẫn đến rối loạn, gây đau bụng, nôn hoặc nôn khan.
Các cảm xúc mạnh mẽ có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái cảnh giác và kích hoạt các hormone gây căng thẳng như adrenaline và cortisol. Các hormone này có thể khiến người bệnh cảm thấy ruột trống rỗng. Điều này có thể chuyển máu từ dạ dày đến các cơ quan khác, dẫn đến cơ thắt ruột, gây ra nhiều phản ứng vật lý như đau thắt bụng, nôn và tiêu chảy.
Tình trạng này có thể được cải thiện khi căng thẳng, sợ hãi qua đi. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập hít thở sâu để cải thiện cảm giác lo lắng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ tâm thần.
6. Nhiễm Clostridium Difficile
Clostridium difficile viết tắt là C.diff, là một loại vi khuẩn truyền nhiễm có thể dẫn đến viêm đại tràng clostridium difficile (hay viêm đại tràng giả mạc). Dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng này là tiêu chảy ra nước.
Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu khác như:
- Đau bụng đi ngoài
- Buồn nôn và nôn
- Sốt nhẹ hoặc sốt kéo dài
- Mất nước, khô miệng, luôn có nhu cầu uống nước
- Đi ngoài ra máu hoặc có dịch nhầy trong phân
Thực tế có khoảng 5 – 15% người trưởng thành và 84.4% trẻ sơ sinh có vi khuẩn C.diff trong đường ruột. Tuy nhiên các vi khuẩn trong đường ruột sẽ giữ C.diff ở mức độ cân bằng, được kiểm soát. Các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng khi số lượng C. diff trong ruột tăng đột biến.
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm trùng vi khuẩn C.diff. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ tương đối cao, bao gồm:
- Người thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt là thuốc kháng sinh phổ rộng
- Dành nhiều thời gian để nằm viện
- Bệnh nhân lớn tuổi
- Phẫu thuật đường tiêu hóa
- Có hệ thống miễn dịch suy yếu
- Có bệnh thận hoặc bệnh gan kinh niên
- Sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI)
- Đã từng nhiễm C.diff trong quá khứ
7. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột mãn tính có thể dẫn đến các triệu chứng như:
- Đau bụng
- Buồn nôn hoặc nôn rất nhiều
- Tiêu chảy, có thể kèm máu
- Ớn lạnh
- Sốt
- Tầm nhìn mở
- Mệt mỏi mãn tính
Bệnh Crohn thường được điều trị bằng thuốc theo toa. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng các loại thuốc chống tiêu chảy theo toa. Ngoài ra, tránh hút thuốc và thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
8. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, đại tràng kích thích. Đây là một dạng viêm ruột có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng đường ruột xảy ra cũng nhau với mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người bệnh. Tình trạng này thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới và kéo dài trong ít nhất 3 tháng.
Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết Hội chứng ruột kích thích phổ biến có thể bao gồm:
- Đau bụng hoặc chuột rút bụng
- Đầy hơi chướng bụng
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Buồn nôn và nôn
- Chán ăn hoặc ăn mất ngon
Hiện tại không có biện pháp điều trị Hội chứng ruột kích thích. Các biện pháp điều trị nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi lối sống trước khi chỉ định thuốc điều trị.
9. Một số loại ung thư
Một số loại ung thư như ung thư ruột kết, ung thư hạch, ung thư tuyến tụy và một số loại ung thư khác có thể dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và táo bón. Một số dạng ung thư có thể không được chẩn đoán cho đến khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
Các phương pháp điều trị ung thư, như hóa trị liệu , cũng có thể gây đau bụng, nôn, buồn nôn và tiêu chảy. Đến bệnh viện hoặc thông báo cho bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau
- Sốt
- Chóng mặt
- Giảm cân
Để cải thiện các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc hạn chế nôn và các triệu chứng liên quan khác.
Xử lý tình trạng đau bụng tiêu chảy buồn nôn
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến các triệu chứng. Tuy nhiên để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo một các biện pháp xử lý bao gồm:
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Cơ thể có thể cần một thời gian nhất định để cải thiện các triệu chứng cơ bản. Do đó, người bệnh có thể dành 12 – 24 giờ để nằm nghỉ và ngủ đủ giấc.
- Bổ sung nước: Tiêu chảy nghiêm trọng có thể dẫn đến mất nước và chất lỏng. Mất nước đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người cao tuổi. Do đó, người bệnh nên uống một lượng nước nhỏ, uống từ từ hoặc bổ sung các loại nước uống thể thao để bù chất điện giải và tránh mất nước. Nếu cảm thấy buồn nôn khi uống nước, người bệnh có thể ngậm đá viên sạch để cải thiện tình trạng.
- Ăn nhẹ: Sau cơn buồn nôn và đau bụng tiêu chảy, người bệnh có thể thèm ăn trở lại. Do đó, hãy ăn một số loại thức ăn nhẹ như bánh mì, chuối, táo, sốt táo hoặc bánh quy. Tuy nhiên nên tránh các loại thức ăn béo và cay, các loại thức ăn này có thể kích thích hệ thống tiêu hóa, gây nôn.
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc chống tiêu chảy, thuốc chống buồn nôn có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, có thể gây kích ứng dạ dày.
Khi nào đi khám bác sĩ
Bởi vì đau bụng tiêu chảy buồn nôn có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân. Do đó, điều quan trọng đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn.
Bên cạnh đó, một số đối tượng đau bụng tiêu chảy mãn tính và nôn mửa luôn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán bao gồm:
- Trẻ sơ sinh
- Trẻ mới biết đi
- Trẻ em
- Người cao tuổi
- Những người bệnh có hệ thống miễn dịch bị tổn thương
Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như:
- Tiêu chảy có máu hoặc kéo dài hơn ba ngày
- Nôn không kiểm soát được, khiến người bệnh không thể giữ nước trong hơn một ngày
- Sốt trên 38,9 ° C
- Ớn lạnh không thể kiểm soát
- Đau đớn hoặc chuột rút cơ bắp
Có triệu chứng mất nước, bao gồm đau đầu, mắt trũng, khóc không có nước mắt, không có khả năng ra mồ hôi hoặc đi tiểu, nước tiểu tối màu, chuột rút cơ bắp, chóng mặt, mất ý thức, mất sức mạnh
Biện pháp phòng ngừa
Không có biện pháp phòng ngừa tất cả các nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy buồn nôn. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên để hạn chế nguy cơ và ngăn ngừa các biến chứng.
Biện phòng ngừa tình trạng đau bụng tiêu chảy và buồn nôn bao gồm:
- Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các chất béo, tránh các loại thực phẩm không dung nạp hoặc khó tiêu hóa như sữa và các sản phẩm từ sữa
- Hạn chế lượng rượu tiêu thụ
- Tránh ăn quá nhiều, đặc biệt là trước khi đi ngủ
- Uống đủ lượng nước cần thiết
- Tránh tiếp xúc với những người bệnh viêm dạ dày ruột
- Sử dụng thức ăn và nguồn nước vệ sinh và đảm bảo quá trình chế biến thức ăn đúng cách
- Trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc và các loại thuốc thay thế
- Điều trị các tình trạng mãn tính, chẳng hạn như Hội chứng ruột kích thích
- Bổ sung men vi sinh có thể ngăn ngừa đau bụng và tiêu chảy
Đau bụng tiêu chảy buồn nôn có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và điều kiện y tế, tuy nhiên thường là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm trùng virus. Trong một số trường hợp các triệu chứng này có thể được cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn một vài ngày hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!