Khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi mới chính xác?

Nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi mới cho kết quả chính xác. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng và thể trạng của mỗi bệnh nhân mà đưa ra cách chẩn đoán phù hợp. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, bạn đọc có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.

Khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi mới chính xác?
Khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi mới chính xác?

Khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi?

Y học hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh lý về dạ dày, trong đó siêu âm và nội soi là hai phương pháp phổ biến nhất. Nhưng liệu giữa hai phương pháp này, cách nào sẽ đem đến kết quả chính xác?

Bất kể một biện pháp nào cũng sẽ có những ưu điểm kèm theo hạn chế, không thể hoàn hảo hoàn toàn. Chính vì thế, việc lựa chọn khám dạ dày bằng siêu âm hay nội soi cũng sẽ có một số bất cập nhất định.

Các bác sĩ còn dựa trên tình hình thực tế của bệnh nhân để đưa ra phương pháp chẩn đoán phù hợp. Bạn đọc có thể tham khảo, tìm hiểu về siêu âm và nội soi dạ dày theo thông tin dưới đây:

Giải pháp Đông y thế hệ mới của Trung tâm Thuốc dân tộc ngày càng được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bài thuốc có nhiều thành phần biệt dược quý cùng cơ chế tác động chuyên sâu, đa chiều giúp đem lại hiệu quả đột phá gấp nhiều lần cho cả những trường hợp bệnh nặng, bệnh khó. Bệnh nhân sẽ có liệu trình vô cùng tiết kiệm thời gian với bài thuốc này.

Siêu âm dạ dày

Siêu âm dạ dày là phương pháp thực hiện bằng cách sử dụng các loại máy móc y tế hiện đại để rà soát các bệnh lý về dạ dày. Thông qua đó, các bác sĩ sẽ giúp người bệnh nhận biết được các dấu hiệu sớm của bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Đây là phương pháp thăm dò giúp tìm nguyên nhân gây bệnh. Người thực hiện sẽ sử dụng gel bôi lên vùng cơ thể trước khi siêu âm, sau đó đưa đầu dò của máy lên cơ thể, quét xung quanh các khu vực đau và quan sát hình ảnh qua màn hình.

Siêu âm là phương pháp cận lâm sàng, được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, đây vẫn chưa là phương pháp chẩn đoán tối ưu chứng đau dạ dày. Nếu người bệnh muốn khám và điều trị căn bệnh này phải phối hợp với biện pháp khác để có được kết quả chính xác hơn.

Khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi?
Siêu âm dạ dày là biện pháp phổ biến

Ưu – Nhược điểm siêu âm dạ dày:

  • Siêu âm cho kết quả nhanh chóng, không gây khó chịu và không tốn nhiều chi phí cho người bệnh.
  • Siêu âm dạ dày không thể nhận biết được chi tiết tổn thương bên trong dạ dày. Đặc biệt không thể phát hiện ra vi khuẩn HP thông qua các thiết bị siêu âm bên ngoài ổ bụng.
  • Người bệnh có thể tiến hành siêu âm dạ dày định kỳ để phát hiện sớm những bất ổn. Trường hợp bệnh nhân chưa hài lòng với kết quả siêu âm có thể yêu cầu bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày.

Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán thông qua một ống soi mềm cho vào bên trong dạ dày để quan sát thực quản, dạ dày, tá tràng,…Thông qua đó, các bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ dị vật, cắt polyp, cầm máu, mở rộng những phần bị teo,…cho người bệnh.

Đây là phương pháp an toàn. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xảy ra xây xát niêm mạc, nhiễm trùng, chảy máu,…nếu bệnh nhân không hợp tác hoặc có tổn thương trước đó. Còn lại, các trường hợp nội soi hầu hết sẽ không gây biến chứng cho người bệnh.

Nội soi dạ dày hiện nay được thực hiện thông qua đường miệng, mũi, nội soi có gây mê. Tuy nhiên, mỗi cách sẽ có ưu và nhược điểm riêng:

Nội soi dạ dày đường miệng:

  • Ưu điểm: Dễ dàng thực hiện, nếu bệnh nhân hợp tác sẽ cho kết quả cao, bên cạnh đó giá thành cũng tương đối thấp.
  • Nhược điểm: Quá trình đưa ống nội soi qua đường miệng có thể gây kích thích lưỡi gà, đáy lưỡi, vòm khẩu cái khiến bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, khó chịu, sợ hãi. Trường hợp bệnh nhân nôn nhiều còn khiến cổ họng bị đau rát, xây xát họng sau nội soi.

    Khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi?
    Nội soi dạ dày cũng có một số ưu và nhược điểm riêng

Nội soi dạ dày đường mũi:

Thông qua đường mũi, ống nội soi sẽ đi vào thực quản xuống dạ dày, hành tá tràng sau đó là tá tràng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán được các bệnh lý liên quan đến các cơ quan này.

  • Ưu điểm: Dễ thực hiện, cho kết quả chính xác cao. Ống nội soi qua đường mũi, không gây kích thích lưỡi gà, họng nên bệnh nhân sẽ ít bị buồn nôn, ít khó chịu.
  • Nhược điểm: Bệnh nhân bị bệnh về vùng mũi, hẹp khe mũi,…sẽ không thể thực hiện biện pháp này, chi phí tương đối cao hơn so với nội soi đường miệng. Bên cạnh đó, nếu phát hiện người bệnh có dị vật hay cần cắt polyp, cầm máu,…phải chuyển sang nội soi bằng đường miệng.

Nội soi dạ dày có gây mê

Nếu bệnh nhân sợ hãi với phương pháp nội soi dạ dày bằng đường miệng thông thường hoặc muốn giảm đau có thể yêu cầu bác sĩ gây mê khi nội soi. 

  • Ưu điểm: Bệnh nhân không cảm thấy buồn nôn, khó chịu do đã được gây mê, không giãy giụa hay giật ống nội soi. Sau khi chẩn đoán xong, bệnh nhân tỉnh nhanh (sau 2 – 3 phút), không ảnh hưởng sức khỏe. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện một số thủ thuật khác điều trị cho bệnh nhân an toàn và thuận tiện hơn.
  • Nhược điểm: Chi phí cao hơn so với các phương pháp nội soi thông thường. Đồng thời, bác sĩ phải thực hiện đo điện tâm đồ trước khi gây mê. Nếu sau khi nội soi gây mê bệnh nhân vẫn mệt mỏi, buồn ngủ cần được theo dõi thêm.

Khám dạ dày bằng siêu âm hoặc nội soi khi nào?

Dưới đây là các trường hợp nên khám dạ dày bằng siêu âm hoặc nội soi cụ thể, bạn đọc có thể tham khảo:

Khám dạ dày bằng siêu âm hoặc nội soi khi nào?
Các trường hợp nên siêu âm dạ dày và nội soi dạ dày

Khám siêu âm dạ dày khi:

  • Người bệnh kèm theo biểu hiện của nhiều bệnh lý phức tạp, không thể nội soi dạ dày, chỉ có thể tiến hành siêu âm cận lâm sàng, sau đó xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện các chẩn đoán khác.
  • Người không thực hiện được phương pháp khám nội soi.
  • Người bị giãn dạ dày, sa dạ dày cấp tính.
  • Bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn chức năng dạ dày, bị dị tật đường tiêu hóa, hẹp môn vị,…
  • Kiểm tra các khối u hay polyp dạ dày.
  • Người bệnh có dấu hiệu viêm thực quản hay viêm dạ dày nặng, xuất hiện dị vật lạ bên trong.

Khám nội soi dạ dày khi:

  • Người bệnh có cảm giác đau bụng ở vị trí vùng thượng vị (trên rốn dưới ức).
  • Người bệnh có triệu chứng ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng,…
  • Vùng ngực bị đau tức dữ dội, sau khi ăn có cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Đại tiện ra phân có lẫn máu, phân đen.
  • Tiến hành kiểm tra tình trạng của bệnh nhân sau đợt điều trị trước đó.

Khám dạ dày bằng siêu âm hay nội soi tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và yêu cầu của người bệnh. Nhìn chung, hai phương pháp này đều cho kết quả bệnh lý về dạ dày tương đối chính xác. Bệnh nhân nên tham vấn ý kiến của bác sĩ, tiếp nhận những lời khuyên để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, an toàn.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc, chữa đau dạ dày từ sâu căn nguyên kết hợp làm lành niêm mạc và phục hồi thể trạng toàn diện là cách bài thuốc này giúp hàng ngàn người thoát khỏi các chứng đau ám ảnh dai dẳng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *