Viêm thanh quản mất tiếng làm sao để khắc phục?
Nội dung bài viết
Viêm thanh quản mất tiếng gây cản trở đến quá trình giao tiếp và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, đây còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang có những chuyển biến xấu. Vì vậy người bệnh cần tìm đúng biện pháp can thiệp để cải thiện giọng nói và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Vì sao viêm thanh quản gây mất tiếng?
Nằm ở bên trong thanh quản chính là dây thanh, cấu tạo gồm hai nếp gấp của niêm mạc được bao phủ bởi sụn và cơ. Dây thanh có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động đóng mở để tạo thành âm thanh thông qua sự rung và chuyển động.
Khi thanh quản bị các phản ứng viêm tấn công, nó sẽ bị kích thích dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này, dây thanh cũng không còn khả năng đóng mở nhịp nhàng. Đây chính là lý do khiến âm thanh được tạo bởi không khí đi qua thanh quản biến dạng. Vì vậy giọng nói sẽ chuyển sang khàn và trầm hơn bình thường.
Bệnh viêm thanh quản càng kéo dài thì chất lượng giọng nói càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong trường hợp khàn tiếng quá lâu người bệnh sẽ gặp phải tình trạng mất tiếng hoàn toàn.
Viêm thanh quản mãn tính xảy ra khi các triệu chứng kéo dài trên 2 tuần. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus, vi khuẩn. Ngoài ra, các bệnh lý như viêm xoang mãn tính, hội chứng trào ngược dạ dày, chấn thương, rối loạn dây thanh quản, ung thư vòm họng,… cũng có thể là yếu tố gây viêm.
Ở giai đoạn mãn tính, các triệu chứng khô cổ họng, đau họng, khó nuốt, sốt, mệt mỏi sẽ gia tăng ở mức độ nặng nề. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, tình trạng nhiễm trùng lan rộng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các cách chữa viêm thanh quản mất tiếng hiện nay
Khi đi thăm khám, người bệnh sẽ được thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá chính xác mức độ bệnh lý. Cụ thể là lấy sinh tiết mẫu mô thanh quản, xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm hình ảnh. Sau khi chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Chữa viêm thanh quản mất tiếng bằng Tây y
Phương pháp tây y chú trọng đẩy lùi triệu chứng và giúp người bệnh giảm đau rát, khó chịu. Bác sĩ có thể kê một số toa thuốc sau:
- Thuốc điều trị tại chỗ: Thuốc kháng Hydrocortisone, Alphachymotrypsine,… để xông hoặc khí dung thanh quản. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp thêm một số loại thuốc phù nề hoặc chống viêm
- Thuốc điều trị toàn thân: Thuốc chống viêm dạng men hoặc chống viêm steroid. Bác sĩ có thể chỉ định Methylprednisolon, Dexamethason, Lysozym, Alphachymotrypsin,…
Tuy nhiên khi bị mất tiếng quá lâu, tình trạng viêm nhiễm diễn ra phức tạp thì người bệnh sẽ được gợi ý biện pháp ngoại khoa. Lưu ý, không phải ai cũng có thể tiến hành phẫu thuật. Những trường hợp được chỉ định bao gồm: người có hạt xơ dây thanh, viêm thanh quản bị phù reinke, thanh quản có khối u hoặc polyp.
Ngoài ra phẫu thuật ngoại khoa tiềm ẩn nhiều rủi ro đi kèm di chứng. Nếu quá trình thực hiện gặp thất bại người bệnh sẽ phải đối mặt với biến chứng nặng nề. Thậm chí tình trạng mất tiếng cũng không thể chữa khỏi.
Cách chữa viêm thanh quản tại nhà
Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa viêm thanh quản bằng nguyên liệu tự nhiên. Các dược liệu đều gần gũi với người dân nên đảm bảo tính an toàn và ít gây tác dụng phụ. Theo đó, bạn có thể thực hiện các mẹo chữa bệnh sau:
- Chữa viêm thanh quản bằng mật ong
Mật ong chứa nhiều nguyên tố vi lượng, kháng sinh, chất khoáng và các vitamin A, B, C,E. Trong khi chanh lại có tính bình, vị chua, tạo ra nước bọt làm nhiệm vụ giải nhiệt, giảm khát. Vì vậy khi hai nguyên liệu này được kết hợp với nhau chúng sẽ gia tăng hiệu quả và nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu.
Cách thực hiện: Chanh sau khi được rửa sạch thì đem khía thành nhiều múi nhỏ. Tiếp đến cho vào chén và tưới đều mật ong phủ lên phía trên. Đợi khoảng 2 tiếng rồi cắt nhỏ chanh thành từng lát và đem ngậm bên trong miệng.
- Chữa viêm thanh quản bằng gừng
Đông y quan niệm, gừng có tính ấm và vị cay nồng. Vì vậy nó giúp chống lạnh, tiêu viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ giải độc cho cơ thể rất tốt.
Để điều trị viêm thanh quản, bạn hãy lấy gừng tươi gọt vỏ và rửa sạch. Tiếp theo cắt thành từng lát mỏng và thái sợi. Sau đó cho vào nồi nước đun sôi trong 10 phút. Lọc bỏ bã gừng và giữ lại phần nước để uống nhiều lần trong ngày. Bạn cũng có thể pha thêm chanh tươi hoặc mật ong để đạt được kết quả tốt hơn.
- Giá đỗ trị viêm thanh quản
Theo nghiên cứu, trong giá đỗ chứa canxi, photpho, sắt, protid, glucid, và các vitamin. Ngoài ra dược liệu còn có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thực, chỉ khái.
Để thực hiện bản hãy rửa sạch một nắm giá đỗ, đập dập và cho vào bát. Đổ thêm 200ml nước sôi và khuấy đều để ngậm trong miệng. Liều lượng cho mỗi lần thực hiện là 10 – 20ml.
Thuốc Đông y chữa viêm thanh quản
Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây viêm thanh quản do phong nhiệt hoặc phong hàn. Tổn thương họng có sự liên quan mật thiết đến quá trình tích tụ nhiệt lâu ngày bên trong phế quản. Khi phế yếu, các chức năng ở ngũ tạng suy giảm, sức đề kháng cũng dần suy yếu. Đây là điều kiện thuận lợi để các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâp nhập và gây viêm.
Vì vậy, các bài thuốc Đông y tập trung thanh nhiệt giải độc, bồi bổ chính khí, điều trị tận gốc tác nhân có hại. Khi căn nguyên gây bệnh bị loại bỏ và sức đề kháng được tăng cường, bệnh sẽ khó tái phát trở lại.
Để làm được điều này, thuốc Đông y phối hợp nhiều thảo dược tự nhiên, với tác dụng dược tính mạnh. Các dược liệu có nguồn gốc từ nước Nam, là các vị thuốc quen thuộc trong nhiều bài thuốc trị bệnh của ông cha. Với đặc tính an toàn, lành tính, thuốc nam không gây tác dụng phụ và phù hợp với cơ địa của mọi bệnh nhân.
Viêm thanh quản mất tiếng nếu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó người bệnh không nên thờ ơ trong quá trình điều trị. Nếu tìm sai cách chữa, bạn có thể sẽ bị mất tiếng vĩnh viễn. Tốt nhất, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị tại bệnh viện để nhận được phác đồ hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!