Viêm thanh quản: Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán & điều trị
Nội dung bài viết
Viêm thanh quản xuất hiện ở nhiều đối tượng cả kể người lớn và trẻ nhỏ. Thông thường, khi thanh quản bị viêm dây thanh quản, người bệnh sẽ có biểu hiện khó chịu như sốt, ho khan, chảy nước mũi,…. Đặc biệt, tình trạng kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe nếu không chữa trị kịp thời.
Bệnh viêm thanh quản là gì? Có nguy hiểm không?
Thanh quản là bộ phận nằm ở ngã ba miệng, khí quản. Vai trò của thanh quản là dẫn lưu không khí ra vào phổi, đồng thời tống vật lạ ra ngoài bằng các cơn ho khi có vật lạ rơi vào thanh quản.
Ở trạng thái bình thường, thanh quản ví như “hộp thoại” giúp con người thực hiện hoạt động giao tiếp như nói chuyện, hát,… Các sắc thái âm thanh, chất lượng giọng nói đều được điều chỉnh bởi cơ quan bên trong thanh quản cùng với sức căng dây thanh âm, sự thay đổi của lượng không khí.
Viêm thanh quản được hiểu là tình trạng dây thanh âm nằm ở trong thanh quản hay “hộp thoại” bị tổn thương, sưng tấy. Điều này dẫn tới hiện tượng giọng nói bị lạc, khản đặc hoặc mất giọng trong một thời gian nhất định. Viêm dây thanh quản thường có thời gian kéo dài từ 2 – 3 tuần rồi tự khỏi.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm dây thanh quản có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn.
- Trẻ bị viêm thanh quản
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị viêm thanh quản thường xuất hiện với viêm khí quản và ống phế quản nên còn được gọi là viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân vì cấu trúc thanh quản ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện đầy đủ, điều này khiến các tác nhân gây bệnh xâm nhập, tấn công từ đó hình thành bệnh.
- Viêm thanh quản ở người lớn
Người lớn cũng là đối tượng dễ bị mắc chứng bệnh viêm thanh quản mặc dù ở giai đoạn này thanh quản của họ đã hoàn thiện đầy đủ. Bệnh hình thành chủ yếu do thói quen sử dụng tần suất giọng nói lớn và nhiều, ảnh hưởng từ môi trường, bệnh lý,….
Phân loại viêm thanh quản gồm 2 cấp độ:
- Viêm thanh quản cấp tính: Bệnh nhân bị viêm cấp tính chỉ có triệu chứng tạm thời và sẽ tự cải thiện dần dần và khỏi sau vài tuần. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus, thói quen la hét lớn, nói nhiều,…
- Viêm thanh quản mãn tính: Đây là hậu quả của viêm dây thanh quản cấp tính nhưng không chữa trị, chăm sóc đúng cách khiến bệnh nặng hơn. Triệu chứng tái phát lại nhiều lần, kéo dài hơn 3 tuần, thậm chí vài tháng. Tình trạng này có thể gây ra tác động xấu, làm căng dây thanh quản và tổn thương thanh âm. Bệnh kéo dài không chỉ khó khăn trong điều trị mà còn dẫn tới nhiều biến chứng.
Vậy bệnh viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không? – Thanh quản tổn thương ở mức độ cấp tính hoặc mãn tính nhưng có phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc, bảo vệ đúng cách thì hoàn toàn không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên, nếu bệnh phát triển mãn tính kéo dài không chữa trị kịp thời sẽ gây tổn thương nặng tới dây thanh âm, dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh kéo dài nhưng không điều trị kịp thời như:
- Gây viêm thanh khí phế quản: Thanh quản viêm nhiễm nặng sẽ gây ảnh hưởng tới thanh khí và phế quản cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn như viêm phổi, nhiễm cầu khuẩn phổi.
- Ung thư thanh quản: Đây cũng là một biến chứng nguy hiểm của tình trạng mãn tính. Ban đầu người bệnh chỉ thấy biểu hiện thường như giọng nói thay đổi. Nhưng về sau sẽ thấy thêm hiện tượng khạc đờm, đờm lẫn máu,…
- Biến chứng nguy hiểm tới tính mạng: Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ thường gây ra nhiều biến chứng nặng nề như viêm thanh quản bạch hầu, co thắt, viêm thanh nhiệt,…Tình trạng này không chỉ gây ngạt thở, thở không đều, hôn mê thậm chí dẫn tới tử vong.
Nguyên nhân viêm thanh quản cấp, mãn tính
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tổn thương gây viêm nhiễm thanh quản do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số tác nhân chính phải kể đến như:
- Ảnh hưởng thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, đặc biệt là từ nóng sang lạnh khiến cơ thể không thích nghi kịp thời gây nhiễm lạnh, niêm mạc họng bị kích thích dẫn tới hậu quả bị viêm nhiễm thanh quản.
- Nhiễm virus, vi khuẩn: Họng được ví như “cửa ngõ” của đường ăn uống, ngăn chặn thức ăn và vi khuẩn xâm nhập, bảo vệ đường thở. Do vậy khi họng bị vi khuẩn, virus tấn công sẽ gây viêm đường hô hấp trên, tổn thương thanh quản. Một số vi khuẩn, virus gây bệnh thường gặp như virus cúm A và B, liên cầu tan huyết nhóm A, phế cầu, Friedlander,…
- Ảnh hưởng của môi trường: Thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, nấm mốc, hóa chất,…. Chúng sẽ đi theo không khí vào niêm mạc hoặc, gây tổn thương hệ hô hấp trên, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm thanh quản cấp, mãn tính.
- Hội chứng trào ngược dạ dày: Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bị hội chứng trào ngược dạ dày dễ bị viêm dây thanh quản. Nguyên do vì, acid trong dạ dày bị trào ngược, kích thích niêm mạch dẫn tới phù nề từ đó gây ra viêm nhiễm.
- Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác dẫn tới tổn thương thanh quản trẻ em và người lớn như: Thói quen la hét lớn, lạm dụng giọng nói, uống rượu quá mức, tác dụng phụ của thuốc,….
Dấu hiệu viêm dây thanh quản ở trẻ em và người lớn
Để nhận biết triệu chứng viêm thanh quản rất đơn giản vì chứng bệnh này thường có dấu hiệu rất đặc trưng. Dưới đây là một vài biểu hiện thường gặp của bệnh lý:
- Khó nói, mất giọng
Khi thanh quản bị viêm nhiễm, đồng nghĩa với việc dây thanh âm bị khép không kín khi phát âm. Điều này khiến lượng không khí đi ra ngoài tốn nhiều gấp 3 lần hơn bình thường. Tình trạng kéo dài dẫn tới hậu quả khó nói, giọng nói thay đổi khàn đặc, thậm chí mất tiếng.
- Thanh quản bị khô rát, đau và ngứa
Đây là hậu quả của dây thanh quản bị kích ứng do viêm nhiễm gây ra. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy ở cổ họng luôn có cảm giác ngứa ngáy, đau rát, sưng bạch huyết vùng cổ họng rất khó chịu. Đặc biệt các dấu hiệu này thường xuất hiện nặng hơn vào buổi sáng kèm theo hiện tượng ho dai dẳng, kho khan, ho có đờm,…
- Sốt nhẹ tới sốt cao
Hầu hết người bệnh bị tổn thương thanh quản đều có triệu chứng sốt kèm theo hiện tượng mỏi mệt, chán ăn. Cơn sốt thường đi từ nhẹ tới cao, thậm chí trên 39 độ C. Lúc này, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Ngoài ra, khi dây thanh quản bị tổn thương, viêm nhiễm, người bệnh còn xuất hiện một số biểu hiện khác như: Đau rát khi nuốt thức ăn, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở,…
Các cách điều trị viêm thanh quản phổ biến
Các triệu chứng viêm thanh quản thường gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. Do vậy, các bạn nên chủ động điều trị dứt điểm để bảo vệ sức khỏe.
Chữa viêm thanh quản tại nhà
Sử dụng thuốc nam chữa viêm thanh quản tại nhà là một trong những phương pháp điều trị bệnh được nhiều người áp dụng hiện nay. Thuốc nam tức những bài thuốc sử dụng thảo dược tự nhiên dùng theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng.
Một số bài thuốc trị bệnh tại nhà theo kinh nghiêm dân gian như:
- Sử dụng chanh đào và mật ong
Để cải thiện triệu chứng bệnh, bạn có thể sử dụng 2 quả chanh đào, thái thành từng lát rồi ngâm với 3 thìa mật ong trong khoảng 2 tiếng. Sau đó, lấy lát chanh và mật ong cho vào miệng ngậm, nuốt từ từ. Bạn nên áp dụng 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc nam từ gừng tươi
Bạn dùng một củ gừng tươi, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Sau đó cho 3 – 4 lát gừng vào cốc nước nóng, hãm khoảng 5 phút như trà rồi uống.
- Sử dụng khế chua
Người bệnh dùng 4 – 5 quả khế chua rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi cho và hũ thủy tinh sạch. Sau đó thêm khoảng 200g đường phèn để ngâm si rô, đậy nắp kín trong khoảng 3 ngày thì dùng được. Mỗi ngày, vào buổi sáng, người bệnh dùng si rô ngậm rồi uống trực tiếp hoặc có thể hòa với nước ấm sẽ giúp cải thiện chứng bệnh nhanh chóng.
Lưu ý: Các phương pháp điều trị bệnh tại nhà luôn được nhiều người ưu tiên vì có ưu điểm lành tính, dễ thực hiện, lại tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, các bạn lưu ý đây chỉ là mẹo dân gian, phù hợp với người bệnh nhẹ. Trong trường hợp áp dụng nhiều lần nhưng không khỏi hoặc bệnh đã trở nặng, tái phát nhiều lần, người bệnh nên chủ động lựa chọn cách điều trị phù hợp hơn.
Bị viêm thanh quản uống thuốc gì?
Trị viêm thanh quản bằng thuốc Tây là một phương pháp chữa trị bệnh khoa học. Thông thường, sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh từ đó xây dựng phác đồ điều trị bằng kháng sinh phù hợp.
Một số thuốc như:
- Thuốc kháng sinh như amoxicilin, taxetil: Được sử dụng nhằm mục đích ức chế vi khuẩn phát triển, ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng hơn.
- Thuốc chống viêm như solumedrol, depersolon: Thuốc có tác dụng tiêu sưng, giảm tình trạng phù nề, giúp triệu chứng bệnh thuyên giảm,…
Lưu ý: Lạm dụng kháng sinh quá liều có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Do vậy, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Chữa viêm thanh quản bằng Đông y
Theo quan niệm của Đông y, viêm thanh quản hình thành do phong hàn xâm nhập, tích tụ độc dẫn tới họng bị tổn thương. Để điều trị chứng bệnh, Đông y thường sử dụng các bài thuốc với phép chữa thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng để phục hồi các hư tổn vùng họng.
Một số bài thuốc Đông y như:
Bài 1:
- Nguyên liệu gồm: Hoàng kỳ, tía tô, cát căn, kinh giới, cây ngũ sắc, thiên niên kiện, tục đoạn, bạch chỉ, xuyên khung,…
- Cách dùng: Người bệnh mang thuốc sắc với 6 bát nước tới khi cạn còn 3 bát thì thôi. Chí thuốc uống 3 lần trong ngày. Kiên trì thực hiện mỗi ngày uống 1 tháng tới khi bệnh thuyên giảm.
Bài 2:
- Nguyên liệu: Huyền sâm, cát cánh, đương quy, mơ muối, thiên niên kiện, ba kích, ngải diệp, sinh khương, cam thảo,…
- Cách dùng: Cũng giống bài thuốc trên, người bệnh sắc thuốc uống 3 lần/ngày. Kiên trì uống hàng ngày kết hợp với việc chăm sóc bảo vệ họng cẩn thận để đạt hiệu quả như mong muốn.
Lưu ý: Đông y có ưu điểm tác động bệnh từ gốc, giúp loại bỏ chứng bệnh hoàn toàn, ngăn ngừa tái phát. Đặc biệt thuốc Đông y sử dụng thảo dược nên đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải ai dùng thuốc cũng mang lại hiệu quả như mong muốn vì còn phụ thuộc vào cơ địa từng người.
Viêm thanh quản kiêng ăn gì, nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh về thanh quản như thế nào rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp người bệnh trong quá trình ăn, nuốt thuận tiện giảm đau rát cổ họng mà còn đóng vai trò hỗ trợ trị bệnh hiệu quả.
Bị viêm thanh quản kiêng ăn gì?
- Các thực phẩm giòn cứng như kẹo lạc, các loại hạt, bánh mì nướng,…Vì những đồ ăn này thường có sắc cạnh nhọn, khi nuốt có thể khiến cổ họng thêm đau rát.
- Người bệnh không nên sử dụng thức uống chứa axit như nước cam, nước chanh,… vì những loại nước nhiều axit này sẽ làm tổn thương ở họng bị loét và nặng hơn.
- Đồ cay nóng nhiều dầu mỡ người bệnh cũng nên tránh xa. Việc ăn nhiều cay nóng sẽ gây ra hiện tượng trào ngược axit từ dạ dày, kích thích dây thanh quản.
- Đồ uống chứa cồn và caffeine như rượu, bia, cà phê,… nếu sử dụng có thể khiến cổ họng rơi vào tình trạng mất nước, khô, làm quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
Bị viêm thanh quản nên ăn gì?
- Các loại thực phẩm giàu kẽm như hải sản, tôm, cá, thịt bò,… Vì kẽm không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn có vai trò kháng viêm, chống lại vi khuẩn, vi rút ở đường hô hấp.
- Các loại rau củ quả, trái cây rất nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị chứng bệnh.
- Người bệnh nên ăn các thức ăn mềm như cháo, súp, sữa,… để giúp họng không bị đau khi nuốt.
Các phòng ngừa viêm thanh quản hiệu quả
Viêm thanh quản rất dễ tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Do vậy, các bạn nên chủ động phòng ngừa và hỗ trợ trị bệnh dứt điểm bằng các biện pháp như:
- Hạn chế sử dụng giọng nói với tần suất lớn, trong thời gian dài,
- Thường xuyên vệ sinh vùng họng sạch sẽ và đúng cách.
- Đảm bảo luôn giữa ẩm vùng cổ, họng đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa.
- Bổ sung nhiều rau củ quả, nước trái cây để giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa chứng bệnh.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp làm ẩm niêm mạc, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
- Tranh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bị, nấm mốc,.. vì đây là một trong những tác nhân gây bệnh thường gặp.
- Thường xuyên xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng kết hợp luyện tập phù hợp giúp năng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh.
Viêm thanh quản là một bệnh về đường hô hấp thường gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh lý này không quá khó để chữa trị, nhưng nếu kéo dài mãn tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, khi thấy dấu hiệu bệnh, các bạn không nên chủ quan mà hãy chủ động tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm và phòng ngừa tái phát trở lại.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!