Viêm thanh quản có lây qua tiếp xúc không?
Nội dung bài viết
“Em là giáo viên mầm non bị viêm thanh quản gần 1 tháng nay. Do đặc thù công việc, em phải nói nhiều và tiếp xúc với nhiều học sinh. Em lo bản thân sẽ lây bệnh cho học trò. Vậy viêm thanh quản có lây không. Rất mong sớm được bác sĩ tư vấn.” (Phạm Hạnh, 24 tuổi, Hà Nam)
Viêm thanh quản có lây không?
Phạm Hạnh thân mến, viêm thanh quản là căn bệnh phổ biến và có tỷ lệ gia tăng cao trong vài năm trở lại đây. Dù không mang tính chất truyền nhiễm, nhưng ổ vi khuẩn, virus từ người bệnh vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể người khác. Tức là, căn bệnh này có thể lây qua đường tiếp xúc.
Có 2 con người lây nhiễm qua đường tiếp xúc là trực tiếp và gián tiếp:
- Viêm thanh quản lây qua đường tiếp xúc trực tiếp
Đây là con đường mà 70% vi khuẩn viêm thanh quản xâm nhập. Bệnh nhân mắc viêm thanh quản sẽ liên tục tiết dịch nhầy. Khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, vi khuẩn trong dịch nhầy theo đường không khí lây lan từ người bệnh sang người bình thường.
Đặc biệt, ở không gian kín, chật hẹp, ít có sự lưu thông, trao đổi khí, vi khuẩn, virus càng dễ lây lan. Người bệnh cần chú ý khoảng cách để đảm bảo an toàn cho bạn bè và người thân.
- Viêm thanh quản lây qua đường tiếp xúc gián tiếp
Khi vi khuẩn theo đường hô hấp ra ngoài không khí. Nó sẽ trú ngụ trên các bề mặt tiếp xúc (quần áo, cốc, khăn tắm…), người bình thường khi sử dụng sẽ bị nhiễm bệnh.
Vì thế, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, bệnh nhân bị viêm thanh quản cần che miệng khi ho, hạn chế bắt tay và thường xuyên sát khuẩn tay bằng dung dịch cồn.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng, bệnh viêm thanh quản có lây hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân lây bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm thanh quản quyết định có lây nhiễm hay không:
- Do vi khuẩn: Nguyên nhân viêm thanh quản do vi khuẩn có thể lây nhiễm, gây triệu chứng đau rát cổ họng, khó nuốt, khàn tiếng, sổ mũi, chảy nước mũi…
- Do virrus: Nguyên nhân viêm thanh quản do virus có thể gây lây nhiễm khiến người bình thường bắt đầu có biểu hiện đau họng, ho khan, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi.
- Do nấm: Viêm thanh quản do nấm gây lây nhiễm. Loại nấm Candida albicans sống trong cơ thể con người là nguyên nhân gây ra hiện tượng này, khiến hệ miễn dịch suy giảm chức năng. Khi mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau họng, khàn giọng, đau tai,…
Ngoài ra, nguyên nhân gây viêm thanh quản nhưng không lây nhiễm có thể bắt nguồn từ một số yếu tố khác:
- Ho nhiều.
- Sống trong môi trường ô nhiễm
- Viêm tuyến giáp.
- Bị tê liệt, đột quỵ.
- Bị trào ngược dạ dày, thực quản.
- Uống nhiều rượu bia, hút thuốc
Cách hạn chế tình trạng lây nhiễm viêm thanh quản?
Để hạn chế tình trạng lây nhiễm viêm thanh quản, chúng ta cần chủ động bảo vệ bản thân bằng cách áp dụng một số lưu ý như sau:
- Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế nói, uống nhiều nước ấm.
- Giữ môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ, hạn chế hiện tượng ẩm ướt.
- Vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
- Người bị viêm thanh quản cần đeo khẩu trang khi giao tiếp, nếu ho hãy dùng tay che miệng.
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thường xuyên.
- Sử dụng thuốc chữa viêm thanh quản cấp, mãn tính theo chỉ định.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin E, đạm, sắt…
- Kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ, khô cứng, ăn nhiều thức ăn mềm, trái cây, hoa quả.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thước khác.
- Sống lành mạnh, chăm tập thể dục thể thao, ngủ đúng và đủ giấc.
- Tránh xa môi trường khói bụi, ô nhiễm và môi trường đang có dịch bệnh.
- Tái khám và khám bệnh định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời chăm sóc sức khỏe bản thân.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề viêm thanh quản có lây không. Nếu không chữa trị kịp thời, viêm thanh quản sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống và sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, ngay khi nhận thấy dấu hiệu viêm thanh quản, người bệnh cần chủ động tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, điều trị kịp thời.
Có thể bạn chưa biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!