Viêm Thanh Quản Gây Khó Thở Và Cách Xử Lý Kịp Thời
Nội dung bài viết
Viêm thanh quản gây khó thở là triệu chứng về đường hô hấp trên khá phổ biến. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được phát hiện kịp thời, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vậy bệnh nguy hiểm như thế nào và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên nhân viêm thanh quản gây khó thở?
Ngoài chức năng tạo ra âm thanh, thanh quản chính là đường dẫn không khí vào phổi. Thanh quản giữ vai trò giúp cho hoạt động hô hấp của con người diễn ra bình thường. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy thanh quản là phần nhô ra, nằm chính giữa cổ họng. Ở nam giới, nó chính là phần “trái táo” trước cổ – theo cách gọi của dân gian.
Khi bị viêm thanh quản, dây thanh bị kích ứng, gây sưng phù và viêm. Thêm nữa, đây là bộ phận hẹp nhất trong đường hô hấp. Do vậy, không khí đi qua thanh quản sẽ bị thay đổi và giọng nói của người bệnh cũng thay đổi.
Do đó, khi thanh quản bị viêm nhiễm hay có bất cứ triệu chứng gì bất thường. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi hít không khí vào phổi, dẫn tới tình trạng khó thở. Dấu hiệu khó thở do viêm thanh quản trong trường hợp này gọi là khó thở thanh quản.
Viêm thanh quản gây khó thở có thể bị hình thành do:
- Do viêm nhiễm: Một số bệnh điển hình như bệnh lao, viêm bạch cầu, cảm cúm, virus, viêm V.A…
- Do dị vật thanh quản: Hít phải côn trùng, hít phải thức ăn khi ăn như xương, cơm…
- Do các khối u thanh quản: Áp xe thành họng, ung thư, papilome…
- Do chấn thương thanh quản và sẹo thanh quản: Sẹo hẹp sau chấn thương/ phẫu thuật hoặc té ngã, tai nạn giao thông…
- Do vấn đề liên quan tới thần kinh: một số bệnh như cơ giáp phễu, cơ nhẫn phễu sau do liệt dây hồi quy hoặc liệt các cơ mở thanh quản, …
Viêm thanh quản gây khó thở có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của bệnh khó thở thanh quản cần được chẩn đoán chính xác và cụ thể. Khi bệnh mới xảy ra ở mức độ nhẹ thì người bệnh chỉ cảm thấy khó thở khi tham gia những hoạt động thể lực mạnh như chạy bộ, bơi lội, le núi, boxing…
Tuy nhiên, khi đã diễn tiến nặng, bệnh nhân có thể cảm nhận rõ tình trạng khó thở ngay cả khi nằm ngủ hoặc không làm bất cứ hoạt động gì. Dấu hiệu viêm thanh quản gây khó thở điển hình nhất qua các biểu hiện sau:
- Thở rít: Khi thanh quản bị sưng, viêm… thì không khí hít vào sẽ khó khăn, tạo ra những tiếng rít giống như tiếng gió lùa qua khe cửa. Tiếng thở rít có thể nghe bằng tai thường hoặc bằng ống nghe của các bác sĩ.
- Co kéo ở các hõm xương ức và khoang gian sườn: Quan sát những bệnh nhân bị khó thở thanh quản, khi thở cổ và ngực lõm vào theo từng nhịp thở.
- Nhịp thở chậm: Do các nguyên khác nhau nên hiện tượng khó thở khi bị viêm thanh quản sẽ diễn tiến từ từ. Từ đó, triệu chứng dễ nhận ra là người bệnh xuất hiện các cơn ho, giọng bị khàn dần và nhịp thở bắt đầu chậm hơn.
Ngoài ra, nếu bệnh lý kéo dài lâu ngày mà không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới tắc nghẽn thanh quản hoàn toàn. Lúc đó, người bệnh sẽ có những dấu hiệu vô cùng nghiêm trọng như tím tái, kích động, đổ mồi hôi… Bệnh có thể dẫn tới tắc thở khi ngủ và gây tử vong.
Cách điều trị viêm thanh quản khó thở
Viêm thanh quản gây khó thở không chỉ đơn thuần là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm thanh quản đã nghiêm trọng hơn. Đó còn là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý tiềm ẩn phía sau. Để điều trị dứt điểm bệnh viêm thanh quản gây khó thở, bác sĩ phải xác định được nguyên nhân gây bệnh là gì.
Do đó, việc điều trị sẽ bao gồm cả điều trị triệu chứng và điều trị bệnh lý tiềm ẩn. Cụ thể như sau:
Điều trị triệu chứng
Điều trị triệu chứng là việc quan trọng và cấp thiết khi người bệnh lên cơn ho, khó thở với tiền sử mắc bệnh viêm thanh quản. Việc này giúp làm giảm khó chịu cho bệnh nhân và là biện pháp cấp cứu cho trường hợp tắc nghẽn quá nặng.
Một số phương pháp làm giảm tình trạng khó thở thanh quản bao gồm:
- Sử dụng các loại thuốc làm giãn đường thở tạm thời, thuốc giảm viêm, sưng tấy…
- Đặt mặt nạ thở, dụng cụ cung cấp khi oxy bằng đường mũi…
- Phẫu thuật: Đối với những trường hợp nguy kịch, các bác sĩ sẽ tiến hành mở một lỗ ngay trên cổ, phía dưới thanh quản, nhằm tạo một đường thở mới cho bệnh nhân.
Điều trị bệnh lý
Sau khi bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch, lúc này sẽ được chuyển qua giai đoạn điều trị bệnh lý. Để điều trị bệnh lý, người bệnh cần phải thực hiện một số xét nghiệm theo yêu cầu để tìm ra nguyên nhân gây khó thở thanh quản. Từ đó, đưa ra hướng xử lý kịp thời và chính xác giúp trị bệnh dứt điểm.
Các loại thuốc được sử dụng trong một số trường hợp bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng rộng rãi trong chữa trị viêm thanh quản gồm penicillin, amoxilin, cephalexin… Những loại thuốc này có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm, khai thông đường thở. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm thanh quản do virus gây ra, thuốc kháng sinh không có tác dụng.
- Nhóm thuốc Corticosteroid: Đối với bệnh nhân bị viêm thanh quản, thuốc corticosteroid có khả năng làm giảm dây viêm thanh quản. Tuy nhiên, cách điều trị này chỉ được sử dụng trong những trường hợp bệnh nặng.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc như acetaminophen hoặc ibuprofen để ngăn chặn các cơn đau …
Do các loại thuốc kháng sinh, thuốc tân dược có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu người bệnh lạm dụng. Do đó, cần chú ý tuân thủ chỉ định và liều lượng của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được chỉ định thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà hỗ trợ chữa trị viêm thanh quản:
- Uống nhiều nước, không sử dụng chất kích thích, đồ uống chứa cồn như bia, rượu, cà phê, thuốc lá….
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí và xông hơi với tinh dầu thường xuyên
- Súc miệng với muối ấm pha loãng, vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần mỗi ngày
- Tránh xa các môi trường ô nhiễm, khói bụi như khu công nghiệp, bãi rác thải…
Phòng ngừa viêm thanh quản đúng cách
Để phòng tránh bệnh viêm thanh quản gây khó thở, người bệnh cần chủ động phòng ngừa các yếu tố kích thích thanh quản và môi trường sống xung quanh:
- Không hút thuốc lá hoặc ngửi khói thuốc thụ động từ người khác. Vì khói làm khô cổ họng và kích thích dây thanh âm. Từ đó, tình trạng viêm nhiễm và đau rát cổ họng sẽ càng trầm trọng hơn.
- Uống nhiều nước, kể cả các nguồn nước từ nước ép trái cây, rau củ quả… Nước có thể giữ dịch nhầy trong cổ họng của bạn mỏng hơn và dễ dàng làm sạch.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, chiên nướng, nhiều dầu mỡ… Các loại thực phẩm này có thể gây ra hiện tượng trào ngược axit từ dạ dày lên cổ họng và thực quản. Một số biểu hiện điển hình như gây ợ nóng, bệnh trào ngược dạ dày (GERD)…
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học: bổ sung rau xanh, các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E, chất xơ, magie, sắt, kẽm… để làm tăng sức đề kháng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
- Giữ ấm cơ thể, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài. Đặc biệt cần tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh, ho, cảm cúm để không bị lây nhiễm…
Viêm thanh quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhưng bệnh viêm thanh quản gây khó thở có thể dẫn tới tử vong nếu người bệnh không xử lý kịp thời.
Cách tốt nhất là bạn nên đi thăm khám nếu phát hiện bản thân có bất cứ triệu chứng nào liên quan đến viêm thanh quản (cấp tính hoặc mãn tính). Nhận biết và điều trị sớm sẽ cứu người bệnh khỏi những ảnh hưởng nguy cấp, tác động trực tiếp đến tính mạng.
Bạn đọc xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!