Cách chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ cực đơn giản tại nhà

Trước khi cả thế giới “phát sốt” với trào lưu ăn uống lành mạnh với rau mầm, từ hàng ngàn năm trước, người Việt đã biết sử dụng giá đỗ – một loại rau mầm bổ dưỡng trong cả ẩm thực và chữa bệnh. Chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ đã được truyền miệng trong dân gian, mang lại những hiệu quả vô cùng tiềm năng.

Chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ có hiệu quả không?

Giá đỗ là hạt đậu xanh nảy mầm, mầm giá có thể dài từ 3 đến 7cm hoặc dài hơn một chút. Ngoài đậu xanh, có thể làm giá đỗ từ đậu tương hoặc đậu Hà Lan. Những loại giá đỗ này có giá thành cao và được đánh giá là ngon, bổ dưỡng hơn giá đỗ thông thường.

Giá đỗ thực sự là “siêu thực phẩm” với mật độ dinh dưỡng dày đặc và nhiều lợi ích cho sức khỏe
Giá đỗ thực sự là “siêu thực phẩm” với mật độ dinh dưỡng dày đặc và nhiều lợi ích cho sức khỏe

Trong 104gr giá đỗ chứa khoảng: 31 calo, 6,2gr carbohydrate, 3,2gr protein, 0,2gr chất béo, 1,9gr chất xơ, 34,3mcg vitamin K, 13,7mg vitamin C, 63,4mcg folate, 0,2mg mangan, 0,2mg đồng, 0,1mg riboflavin, 0,1mg thiamine, 56,2mg phospho, 0,1mg vitamin B6, 0,9mg sắt, 21,8mg magie, 0,8mg niacin và 155mg kali.

Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Food & Function đã khẳng định giá đỗ có thể giúp giảm căng thẳng. Theo đó, các bioflavonoid có trong giá đỗ giúp tăng mức melatonin – hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ và cải thiện tâm trạng.

Theo Tạp chí Archives of Internal Medicine, với hàm lượng folate cao, ăn giá đỗ thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi già.

Giá đỗ cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành nhờ hàm lượng vitamin K cao.

Đặc biệt, giá đỗ còn có khả năng xử lý viêm thanh quản tự nhiên.

Lợi ích này được cho là xuất phát từ hàm lượng cao vitamin C có trong giá đỗ. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do. Như đã biết gốc tự do có liên quan tới các chứng viêm và các bệnh mãn tính, trong đó có viêm thanh quản.

Hơn nữa, giá đỗ cũng cung cấp thêm sắt để tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cho các tế bào điều chỉnh phản ứng miễn dịch và tấn công các tế bào bị nhiễm bệnh. Từ đó, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chữa khỏi viêm thanh quản.

Theo Đông y, giá đỗ có vị ngọt thanh, hơi hăng, tính mát, có khả năng thanh độc, giải nhiệt, lợi tiểu, chỉ khát, tiêu thực… Nhờ các đặc tính dược lý này, giá đỗ thường được sử dụng để khắc phục được một số triệu chứng như ho, khàn giọng mất tiếng trong viêm thanh quản, viêm họng và viêm phế quản.

Hướng dẫn cách chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ đúng cách

Ở Việt Nam và các nước châu Á, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… giá đỗ được sử dụng như một loại rau và xuất hiện trong rất nhiều món ăn. Bạn có thể ăn giá đỗ kèm với phở, dùng giá đỗ trong các món gỏi, canh, soup, xào, làm bánh…

Để chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ, bạn có thể áp dụng các cách làm sau:

Giá đỗ (độc vị)

Bài thuốc này tương đối đơn giản. Chỉ cần rửa sạch giá đỗ, luộc lấy nước rồi chắt lấy nước uống.

Giá đỗ và gừng

Nguyên liệu:

  • 200gr giá đỗ
  • 1 nhánh gừng (bằng ngón tay út)
  • 1 thìa muối

Cách làm:

  • Rửa sạch giá đỗ, chần qua nước sôi, để nguội và ráo nước.
  • Cạo sạch vỏ gừng, cắt lát.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay và xay nhuyễn.
  • Chắt lấy nước cốt.

Cách dùng: Uống nước cốt ngay sau khi chế biến. Ngậm phần bã trong khoảng 5 phút. Thực hiện liên tục trong vòng 3 – 5 ngày.

Lưu ý: Không nên chần giá đỗ quá lâu.

Giá đỗ và muối hột

Nguyên liệu:

  • 200gr giá đỗ
  • 1 thìa muối hột

Cách làm:

  • Rửa sạch giá đỗ với nước muối, để ráo nước,
  • Giã nát giá đỗ với muối hột.
  • Chắt lấy nước cốt.

Cách dùng: Dùng nước cốt này để súc miệng, sau đó nhổ đi. Thực hiện 2 lần/ngày để chữa bệnh viêm thanh quản.

Lưu ý: Không nên nuốt nước cốt.

Có rất nhiều cách chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ
Có rất nhiều cách chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ

Giá đỗ và quất

Nguyên liệu:

  • 50gr giá đỗ
  • 60 – 70ml nước ép quất
  • 5gr đường trắng
  • 100ml nước lọc

Cách làm:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào một chiếc nồi nhỏ, trộn đều.
  • Đun cho tới sôi.
  • Cho hỗn hợp ra bát, để qua đêm.

Cách dùng: Uống vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng.

Lưu ý: Phải để hỗn hợp qua đêm mới được sử dụng.

Giá đỗ và trần bì

Nguyên liệu:

  • 500gr giá đỗ
  • 15gr trần bì
  • 500ml nước lọc

Cách làm:

  • Rửa sạch giá đỗ và trần bì với nước muối, để ráo nước,
  • Cho các nguyên liệu vào nồi nhỏ.
  • Đun cho tới sôi.

Cách dùng: Lọc bỏ bã, chia nước cốt thành 2 phần bằng nhau, uống hết trong ngày. Thực hiện trong vòng 2 tuần.

Những lưu ý khi chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ

Khi chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ, bạn cần kiên nhẫn, vì phải sử dụng một thời gian dài mới mang lại hiệu quả. Hơn nữa, tùy vào cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người mà cá bài thuốc phát huy tác dụng khác nhau. Nếu sau khoảng 1 tuần áp dụng chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ mà không có hiệu quả, các triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh nên đi khám ngay để được điều trị bằng cách phương pháp phù hợp hơn.

Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp này, bạn nên thực hiện thêm một số điều sau để điều trị viêm thanh quản có kết quả tốt hơn:

  • Chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Thông thường, viêm thanh quản cấp có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần mà không cần dùng thuốc.
  • Xông hơi, hít thở không khí ẩm.
  • Tránh các chất kích thích có trong không khí, như khói thuốc, bụi bẩn, mạt bụi, phấn hoa…
  • Uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Mặc dù là một thực phẩm lành mạnh, nhưng giá đỗ vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe. Bạn nên lưu ý những điều sau nếu muốn chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ:

  • Không kết hợp giá đỗ với gan.
  • Không ăn giá đỗ khi bụng đói.
  • Không ăn giá đỗ khi bị viêm dạy dày mãn tính.
  • Những người bị chân tay lạnh, thiếu lực, đi ngoài phân lỏng… nên hạn chế ăn giá đỗ.
  • Những người đang uống thuốc trị bệnh nên tham vấn bác sĩ trước khi ăn giá đỗ.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên ăn giá đỗ sống.

Như đã nói, giá đỗ và các loại rau mầm khác phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm và ấm. Điều này đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn. Giá đỗ có thể vô tình bị nhiễm các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, như Salmonella và E. coli.

Hiện nay, có thực trạng nhiều người nuôi trồng giá đỗ, vì tham lợi nhuận cao, muốn thu hoạch sản phẩm trong thời gian ngắn, đã sử dụng một số loại hóa chất độc hại để kích giá đỗ mọc nhanh.

Cách chọn giá đỗ:

  • Nên chọn giá đỗ không ủ hóa chất: Rễ dài và mảnh, thân không mập. Bấm vào thân giá thấy độ giòn. Khi xào không ra nước. Khi ăn có vị thơm của đậu.
  • Không nên chọn giá đỗ có thuốc kích thích: Cọng giá đỗ ngắn, thân mập, màu trắng bắt mắt, không có hoặc rất ít rễ. Hạt mầm thường nhỏ hoặc không có hạt mầm bám trên thân giá. Ra nhiều nước khi xào. Khi ăn thường không có hương thơm, vị bùi của đậu.

Bởi vậy, người tiêu dùng nên lựa chọn nơi bán giá đỗ uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tự làm giá đỗ cũng là một giải pháp tốt.

Làm giá đỗ rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

Chuẩn bị:

  • 50gr hạt đỗ xanh (chọn hạt nhỏ, chắc, không bị sâu bệnh hay mốc)
  • Chai nhựa 1,5 lít
  • Que nhọn và dao
  • Nước sạch (vừa đủ)
Làm giá đỗ tại nhà không khó và không tốn kém
Làm giá đỗ tại nhà không khó và không tốn kém

Cách làm:

  • Pha nước sạch theo tỷ lệ 3 sôi : 2 lạnh. Cho hạt đỗ xanh vào ngâm khoảng 1 tiếng. Chà xát hạt đỗ một chút trong khi ngâm.
  • Rửa sạch chai nhựa, để khô. Dùng que đục thành từng lỗ trong nhỏ cách nhau 3 – 4cm ở thân chai và dưới đáy chai.
  • Cho đỗ đã ngâm vào chai và đặt chai trong chỗ tối. Đặt chai nằm ngang.
  • Tưới nước cho đỗ từ 2 – 3 lần trong ngày. Nên ngâm chai đỗ vào chậu nước trong 1 phút rồi nhấc lên, dốc cho nước chảy hết và cất chai đỗ vào chỗ cũ.
  • Thu hoạch giá đỗ sau khoảng 3 ngày.

Ngoài ra, để ngăn ngừa viêm thanh quản tái phát, bạn nên áp dụng một chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh, bao gồm:

  • Không hút thuốc là và tránh hút thuốc thụ động (hít khói thuốc lá).
  • Hạn chế đồ uống chứa cồn và cafein.
  • Uống nhiều nước lọc, trà thảo dược, nước canh, nước hầm xương, soup…
  • Tránh ăn thức ăn cay nóng.
  • Tích cực ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau lá xanh đậm.
  • Tránh hắng giọng.
  • Tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên bằng cách rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh, cảm cúm…
  • Tiêm vắc xin phòng cúm và bệnh bạch hầu đầy đủ.
  • Không lạm dụng giọng nói, tránh nói nhiều, nói to, la hét…

Bên cạnh cách chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ, bạn nên kết hợp thêm các phương pháp điều trị bằng thuốc Nam hoặc thuốc Bắc. Để điều trị bệnh an toàn, hãy tham vấn bác sĩ và thầy thuốc trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào.

Thông tin bổ ích:

5/5 - (4 bình chọn)

Kể từ khi bài thuốc nam điều trị bệnh viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường được giới thiệu trên chương trình “Khỏe thật đơn giản – VTV2” năm 2018, chuyên trang chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả về bài thuốc này. Các thắc mắc điển hình là bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả không, có an toàn không, có lành tính không, sử dụng có dễ không… Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp tường tận từng vấn đề cho tất cả độc giả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *