Viêm thanh quản cấp ở trẻ em và cách điều trị
Nội dung bài viết
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em là hiện tượng tổn thương dây thanh quản, dẫn đến khàn tiếng, đau cổ họng, giao tiếp khó khăn. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó virus, vi khuẩn là yếu tố hàng đầu. Để nhanh chóng đẩy lùi viêm thanh quản, cha mẹ cần sớm đưa con đi thăm khám và có phương pháp can thiệp phù hợp.
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm thanh quản cấp là hiện tượng dây thanh âm hoặc hộp giọng nói bị viêm ở mức độ nhẹ. Bệnh thường kéo dài trong 3 – 7 nhưng không diễn ra quá hai tuần. Theo số liệu thống kê, viêm thanh quản có nguy cơ xuất hiện ở mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ.
Chức năng của dây thanh quản là truyền dẫn hơi thở và tạo ra thanh âm. Các loài động vật lưỡng cư, bò sát và lớp thú đều có dây thanh quản. Con người là động vật bậc cao thuộc nhóm thú, vì vậy dây thanh quản sẽ làm nhiệm vụ hít thở và nói chuyện.
Nếu hại khuẩn tấn công, bộ phận này có thể bị tổn thương, sưng đau và dẫn đến viêm nhiễm. Khi trẻ bị viêm thanh quản, giọng nói sẽ khán và trầm hơn bình thường. Trong quá trình giao tiếp, bé có thể cảm thấy đau rát và khó chịu cổ họng.
Vậy viêm thanh quản cấp ở trẻ có nguy hiểm không? – Dây thanh quản là khu vực hẹp nhất trên đường thở. Vì vậy khi xảy ra hiện tượng viêm và phù nề, cơ quan này sẽ bị bịt kín. Khi đó oxy cung cấp lên não không đủ khiến cho trẻ nhỏ cảm thấy khó thở. Tình trạng này nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào mức độ bít hẹp của dây thanh quản.
Nếu phụ huynh không sớm điều trị cho bé, virus sẽ lan vào phổi, mũi và tai. Từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn tai hoặc viêm phổi. Không ít trường hợp trẻ bị đưa vào bệnh viện trong tình trạng toàn thân tím tái, ngưng thở, hôn mê sâu.
Ngoài ra viêm thanh quản kéo dài còn có thể gây ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, tăng sản, tăng sừng hóa thanh quản,… Vì vậy cha mẹ không nên thờ ơ mà cần sớm tìm được phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ.
Nguyên nhân, triệu chứng viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Theo các chuyên gia, viêm thanh quản cấp tính có thể bị kích hoạt ở 2 dạng: nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Bệnh sẽ nhanh chóng khởi phát nếu có sự tấn công mạnh mẽ của vi khuẩn, virus. Cụ thể:
- Vi khuẩn thường gặp: H.influenzae, Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhalis.
- Virus gây bệnh gồm: virus cúm, virus hợp bào hô hấp, Rhinovirus, Virus Parainfluenza,…
Bên cạnh đó viêm thanh quản có thể hình thành bởi các yếu tố sau:
- Mắc một số bệnh lý như sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết, ho gà,…
- Trẻ lớn tiếng, la hét làm dây thanh quản bị kích thích, từ đó gây tổn thương, nhiễm trùng
- Các biến chứng của bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp trên
- Thời tiết thay đổi, nhiệt độ lạnh khiến dây thanh quản bị lạnh, sưng và khô
- Ô nhiễm môi trường, khói bụi, thuốc lá, hóa chất kích thích tình trạng viêm nhiễm tại khu vực thanh quản
- Hội chứng trào ngược thực quản khiến axit từ dạ dày kích thích đến dây thanh quản và dẫn đến nhiễm trùng
Các triệu chứng của viêm thanh quản cấp tính khởi phát đột ngột và có thể trở nên tồi tệ sau vài ngày. Những dấu hiệu nhận biết đặc trưng bao gồm:
- Giọng nói thay đổi và trở nên trầm, khàn
- Cổ họng đau rát khó chịu, đặc biệt là khi nói nhiều
- Ho khan dai dẳng, tình trạng nghiêm trọng hơn vào ban đêm
- Cổ họng đau rát, vướng víu
- Sốt nhẹ
- Sưng hạch phía bên trong vòm họng
- Nhai nuốt khó khăn
Các biểu hiện của viêm thanh quản cấp tính có nhiều điểm tương đồng với bệnh ở đường hô hấp. Do đó phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Các phương pháp điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Viêm thanh quản cấp ở trẻ có thể điều trị khỏi nếu cha mẹ tìm đúng phương pháp điều trị. Tuy nhiên cơ địa của bé tương đối nhạy cảm, do đó phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để không gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Điều trị viêm thanh quản cấp bằng thuốc tây
Nguyên nhân chính gây bệnh là do sự tấn công của virus, vi khuẩn. Do đó bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ một số loại thuốc kháng viêm hoặc kháng sinh để điều trị. Trong trường hợp trẻ bị sốt và đau họng có thể sử dụng thuốc hạ sốt hoặc giảm đau.
Nếu nguyên nhân gây bệnh do hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ sẽ kê thêm toa thuốc trị trào ngược axit, thuốc kháng sinh, kháng viêm và giảm đau.
Vì trẻ có cơ địa tương đối nhạy cảm nên cha mẹ không tự ý mua thuốc điều trị. Thay vào đó hãy đưa bé đi thăm khám tại bệnh viện để được thăm khám và có đơn thuốc phù hợp. Trong quá trình điều trị, phụ huynh nên bám sát phác đồ của bác sĩ để trẻ không gặp tác dụng phụ.
Phẫu thuật ngoại khoa chữa viêm thanh quản
Phẫu thuật có thể được chỉ định trong trường hợp trẻ xuất hiện khối u tại thanh quản. Theo đó bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u bằng phương pháp mổ nội soi. Quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và ít gây ra biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên nếu gặp sai sót khi mổ, tính mạng của trẻ sẽ bị đe dọa. Do đó, phụ huynh nên chọn bệnh viện uy tín, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang bị các thiết bị hiện đại để ca phẫu thuật thành công.
Mẹo dân gian tại nhà điều trị viêm thanh quản cấp
Từ lâu đời trong dân gian đã lưu truyền nhiều mẹo chữa bệnh tại nhà. Các phương pháp điều trị đều sử dụng nguyên liệu quen thuộc và ít gây tác dụng phụ. Cha mẹ có thể chữa bệnh cho bé theo những mẹo sau:
- Chữa viêm thanh quản bằng gừng
Gừng có vị cay, tính ấm, nồng nên thường được dùng để tán hàn, giải biểu, ôn trung, hóa đờm. Bên cạnh đó nó còn tăng cường khả năng diệt khuẩn và đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
Các cách chữa bệnh từ gừng được thực hiện như sau: Rửa sạch một củ gừng tươi rồi đem cắt thành hạt lựu. Cho gừng vào ấm đun sôi trong 15 phút, sau đó lọc lấy phần nước. Pha thêm 2 thìa mật ong và một vài giọt chanh, hòa tan, đem uống trong ngày. Cha mẹ nên cho trẻ uống từng chút một để dưỡng chất ngấm vào thanh quản và gia tăng tác dụng.
- Chữa viêm thanh quản bằng mật ong
Theo các nghiên cứu, thành phần của mật ong gồm khoáng chất, vitamin A,B,C,E cùng nhiều nguyên tố vi lượng. Nếu sử dụng thường xuyên, triệu chứng khó chịu sẽ bị đẩy lùi. Đồng thời người bệnh còn nâng cao khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng cường tuổi thọ.
Phụ huynh có thể kết hợp mật ong với lá hẹ để phát huy tác dụng. Cách chữa bệnh tương đối đơn giản, bạn chỉ cần đổ mật ong ngập lá hẹ và đem chưng cách thủy. Đến khi lá nhừ thì tắt bếp, chắt lấy nước và uống từ từ. Kiên trì thực hiện trong nhiều ngày để nhanh chóng đạt kết quả tốt.
- Áp dụng cách chữa bằng quả khế
Khế chứa nhiều thành phần như axit olat, các vitamin cùng khoáng chất có lợi. Những hoạt chất này đều giúp ích cho việc trị bệnh và nhanh chóng làm lành tổn thương.
Để trị bệnh phụ huynh nên chuẩn bị 2 quả khế chua. Sau khi rửa sạch thì cắt bỏ đường rìa và thái thành lát mỏng. Cho khế vào bát rồi rải đường lên phía trên. Tiếp theo đem hỗn hợp đun cách thủy, đến khi tan đường và chín khế thì ngừng. Cho trẻ uống 3 – 5ml/ lần, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Lưu ý, các mẹo dân gian không phải là thuốc nên không thể trị bệnh tận gốc. Phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị và đẩy lùi các triệu chứng nguy hiểm. Do đó cha mẹ không nên quá lạm dụng. Sau một thời gian áp dụng nhưng bệnh không tiến triển, phụ huynh hãy tìm cách chữa khác phù hợp hơn.
Chữa viêm thanh quản cấp ở trẻ em bằng Đông y
Theo Đông y, viêm thanh quản xảy ra khi cơ thể có sự tác động của các yếu tố ngoại nhân. Nếu tác nhân có hại xâm nhập, cơ thể sẽ xuất hiện sự đấu tranh giữa chính khí và tà khí. Khi chính khí không đủ vững để loại bỏ tà khí, tình trạng viêm nhiễm có thể hình thành và ngày càng nghiêm trọng.
Do đó Đông y tập trung loại bỏ phong hàn ngoại tà và nâng cao chức năng của các cơ quan. Khi tác nhân có hại bị tiêu diệt tận gốc, hệ miễn dịch được tăng cường, viêm thanh quản khó có thể tái phát.
Xét về độ an toàn, thuốc nam sử dụng hoàn toàn là thảo dược quý nên không gây tác dụng. Dược liệu được thu hái từ tự nhiên, gần gũi với người Việt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Do đó phụ huynh có thể yên tâm điều trị viêm thanh quản cấp cho trẻ bằng thuốc nam.
Chủ động phòng tránh bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Viêm thanh quản rất dễ gặp ở trẻ nhỏ và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Vì vậy cha mẹ cần biết cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của con. Những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm nhiễm bao gồm:
- Hạn chế để trẻ ngồi quá lâu trong môi trường có điều hoà
- Không cho bé nói quá lớn tiếng hoặc tiếp xúc với dị nguyên có hại
- Khi trời trở lạnh cha mẹ luôn nhớ giữ ấm cơ thể của các bé
- Khi đi ra ngoài đường, đừng quên cho trẻ đeo khẩu trang để bảo vệ cơ quan hô hấp
- Hình thành thói quen vệ sinh khoang miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày ngay từ khi còn bé
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng, bổ sung trái cây tươi, rau xanh và uống nhiều nước ấm
- Cha mẹ nên hạn chế cho bé uống nước đá, ăn kem hoặc các thực phẩm cay nóng, chiên xào
- Không để trẻ tiếp xúc gần với người mắc bệnh về đường hô hấp
- Với bé sơ sinh, mẹ không nên cai sữa quá sớm vì sữa giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể của trẻ nhỏ
- Cha mẹ hãy đưa bé đi thăm khám định kỳ và tiêm phòng đầy đủ
- Ngay khi thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ, phụ huynh nên cho con đến gặp bác sĩ kịp thời.
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em có thể điều trị khỏi nếu cha mẹ tìm đúng phương pháp. Tuy nhiên bệnh sẽ tái phát và chuyển sang mãn tính khi không có biện pháp can thiệp phù hợp. Vì vậy cha mẹ nên lắng nghe phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Có thể bạn chưa biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!