Viêm nhiễm phụ khoa sau sinh – Thông tin chị em cần biết
Nội dung bài viết
Viêm nhiễm phụ khoa sau sinh là bệnh lý mà rất nhiều chị em gặp phải, tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở các sản phụ sinh mổ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Việc dùng thuốc điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh thường rất khó khăn, vì chúng sẽ làm suy giảm chất lượng sữa nuôi con. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh cũng như cách điều trị và phòng tránh hiệu quả.
Viêm nhiễm phụ khoa là gì?
Viêm nhiễm phụ khoa là cụm từ dùng để chỉ các bệnh lý viêm nhiễm xảy ra tại cơ quan sinh sản ở nữ giới. Lúc này, vùng kín của chị em sẽ có cảm giác nóng rát rất khó chịu và xuất hiện mùi hôi. Thông thường, các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa không quá nguy hiểm, chúng sẽ được điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Còn nếu chủ quan để bệnh kéo dài sẽ gây viêm nhiễm sâu bên trong và gây ra các biến chứng không lường trước được như vô sinh, teo hẹp vòi trứng,…
Thống kê y học hiện đại cho thấy, tỷ lệ người bị viêm nhiễm phụ khoa hiện nay đang tăng đột biến, đặc biệt là các bạn nữ có tuổi đời khá trẻ. Đây là một trong những dấu hiệu đáng báo động, vì vậy các bạn nữ hiện nay cần phải chủ động tìm hiểu những thông tin về cách chăm sóc sức khỏe cơ quan sinh sản cũng như các bệnh lý có liên quan đến cơ quan này. Nếu thấy bản thân có các dấu hiệu như khí hư ra nhiều hoặc có màu sắc bất thường, âm hộ ngứa rát,… thì cần chủ động đi thăm khám để được cải thiện ngay từ sớm.
Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa sau sinh
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở các chị em phụ nữ sau sinh, thống kê y học cho thấy có đến 90% tỷ lệ người mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa rơi vào phụ nữ sau sinh và trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm nhiễm sau sinh là do sự thay đổi của cơ thể cùng với cơ quan sinh sản.
Sau khi chị em trải qua quá trình sinh nở thì tử cung sẽ giãn rộng hơn so với bình thường, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại từ bên ngoài tấn công vào bên trong để gây ra bệnh viêm nhiễm. Bên cạnh đó, việc tiết sản dịch sau sinh còn khiến vùng kín luôn ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây bệnh. Ngoài hai nguyên nhân chính ở trên, tình trạng viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh cũng có thể xảy ra do tác động của các yếu tố dưới đây:
- Sức đề kháng kém: Trong suốt quá trình mang thai và sinh nở sức đề kháng của phụ nữ bị giảm mạnh. Trong giai đoạn này, đa số các chị em đều cảm thấy mệt mỏi và dễ nhiễm bệnh, nếu bị các tác nhân gây hại tấn công cơ thể sẽ không có khả năng chống chọi lại và hình thành bệnh.
- Nội tiết tố thay đổi: Sau khi trải qua quá trình sinh nở thì cơ thể người phụ nữ có biến đổi rất lớn, đặc biệt là nồng độ hormone sinh dục. Điều này sẽ khiến cho nồng độ pH ở âm đạo có sự thay đổi bất thường, gây mất cân bằng vi sinh vật và tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn phát triển gây bệnh.
- Vệ sinh vùng kín: Khi sinh nở hầu hết các chị em đều bị rạch tầng sinh môn để tạo điều kiện thuận lợi cho em bé chào đời. Lúc này, nếu sản phụ không tiến hành chăm sóc và vệ sinh vùng kín đúng cách sẽ khiến vết rạch bị nhiễm trùng và gây ra bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh. Bên cạnh đó, việc tiết sản dịch thường xuyên cũng sẽ khiến vùng kín luôn ẩm ướt, cần phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh hình thành bệnh.
- Quan hệ tình dục sớm: Ngoài ra, việc quan hệ tình dục quá sớm sau khi sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Nếu không tiến hành kiêng cữ chuyện ấy sau sinh, khi thực hiện hành vi tình dục vi khuẩn sẽ từ bộ phận sinh dục của người chồng đi vào sâu bên trong tử cung người phụ nữ và gây ra bệnh viêm nhiễm. Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục quá sớm còn khiến phụ nữ cảm thấy khá khó chịu và tổn thương nghiêm trọng đến cơ quan sinh sản.
Biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa sau sinh
Sau khi sinh chị em đã chịu rất nhiều áp lực từ nhiều thứ, nếu còn bị viêm nhiễm phụ khoa với các triệu chứng khó chịu sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý và khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa đến việc chăm sóc con và đời sống sinh hoạt hàng ngày, bạn cần phải chú ý đến tình trạng của bản thân giúp sớm phát hiện ra bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời ngay từ sớm.
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp chị em cần lưu ý:
- Âm đạo sưng đỏ: Khi bị viêm nhiễm vùng kín, các tác nhân gây hại tại cơ quan sinh sản sẽ bắt đầu phát triển mạnh và tấn công gây viêm, vì thế nếu quan sát được bằng mắt thường sẽ thấy âm đạo bị sưng đỏ.
- Ngứa ngáy vùng kín: Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, chị em sẽ bị ngứa nhẹ tại vùng kín và các cơn ngứa chỉ xuất hiện thoáng qua khiến bạn chủ quan. Lâu dần cơn ngứa sẽ xuất hiện ngày càng nhiều kèm theo triệu chứng nóng rát và sưng đỏ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Ở những trường hợp nặng thì tình trạng ngứa ngáy và sưng đỏ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Khó khăn khi đi tiểu và quan hệ: Nhiều chị em có thói quen gãi để làm giảm cảm giác ngứa rát vùng kín, điều này sẽ gây tổn thương đến vùng kín. Nếu bạn đi tiểu sẽ có cảm giác nóng rát, tiểu són, tiểu buốt, tiểu ra mủ. Khi gần gũi với chồng sẽ cảm thấy sưng đau và gặp nhiều khó khăn khi giao hợp.
- Khí hư bất thường: Xuất hiện khí hư bất thường là triệu chứng dễ nhận biết nhất nếu bạn bị viêm nhiễm phụ khoa. Lúc này, quan sát bạn sẽ thấy khi hư ra rất nhiều, có sự bất thường về màu sắc (xanh, vàng,..), tính chất (loãng như nước hoặc đặc vón cục) và đi kèm mùi hôi tanh như cá ươn rất khó chịu.
- Rối loạn kinh nguyệt: Có các dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt cũng là biểu hiện của bệnh phụ khoa như kinh nguyệt đến sớm hoặc đến muộn, máu kinh ra nhiều hoặc ít hơn bình thường, rong kinh,… Ngoài ra, bạn còn bị ra máu âm đạo bất thường mặc dù không phải đang trong kỳ hành kinh hay mãn kinh.
- Triệu chứng khác: Ngoài những triệu chứng đặc trưng ở trên, chị em còn phải đối mặt với tình trạng đau thắt vùng bụng dưới, đau mỏi lưng và đau vùng chậu.
Cách bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh thường gặp
Sau khi sinh, cơ quan sinh sinh sản của chị em cần có thời gian để hồi phục lại về nguyên trạng ban đầu. Nếu bạn sơ xuất trong việc chăm sóc và vệ sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa là rất cao. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, một số bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở phụ nữ sau sinh là:
- Viêm âm đạo: Đây là bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa sau sinh thường gặp nhất, bệnh xảy ra khi các tác nhân gây hại xâm nhập và tấn công gây bệnh như nấm men, vi khuẩn, trùng roi. Lúc này chị em sẽ có triệu chứng ngứa ngáy vùng kín, khí hư ra nhiều và có mùi hôi tanh, âm đạo sưng tấy, đau rát khi quan hệ.
- Viêm niệu đạo: Niệu đạo là cơ quan của hệ tiết niệu, với chức năng chính là đưa nước tiểu từ bàng quang đến lỗ tiểu để đào thải ra ngoài. Phụ nữ có cấu tạo của ống niệu đạo rất ngắn, vì thế sau khi trải qua quá trình sinh nở rất dễ bị viêm nhiễm.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Bệnh xảy ra do lớp biểu mô ở cổ tử cung bị tổn thương và bong ra ngoài. Sau đó chúng tiếp tục phát triển ở bên ngoài cổ tử cung và dẫn đến hiện tượng tăng tiết khí hư gây ẩm ướt khó chịu. Lúc này, nếu vi khuẩn tấn công vào sẽ gây bội nhiễm với các triệu chứng như khí hư màu vàng, ngứa ngáy kèm mùi hôi khó chịu.
- Viêm tử cung và viêm cổ tử cung: Bệnh lý này có triệu chứng đặc trưng là xuất hiện khí hư bất thường về tính chất như loãng như nước, đặc dính hoặc vón cục. Ngoài ra, chị em còn phải đối mặt với tình trạng đau rát khi quan hệ tình dục, đau bụng dưới.
- Viêm vùng chậu: Viêm nhiễm phụ khoa không chỉ gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản mà chúng còn gây viêm nhiễm đến các bộ phận xung quanh, đặc trưng là vùng chậu. Triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này là khí hư ra nhiều với màu xanh hoặc vàng và đặc như mủ, gặp khó khăn khi đi tiểu, rối loạn kinh nguyệt. Nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ phát sinh biến chứng như đau vùng chậu mãn tính, ung thư, vô sinh,…
- Viêm tắc vòi trứng, viêm ống dẫn trứng: Đây là bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa sau sinh có mức độ nghiêm trọng nhất, nếu không tiến hành điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là vô sinh. Bệnh xảy ra khi bệnh viêm âm đạo và viêm tử cung không được điều trị đúng cách, khiến tình trạng viêm nhiễm lan rộng đến vòi trứng và ống dẫn trứng.
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh có nguy hiểm không?
Viêm nhiễm phụ khoa gồm rất nhiều bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh sản như viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm lộ tuyến,… Thông thường, các bệnh lý này nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ không quá nguy hiểm. Những nếu sản phụ chủ quan trong việc điều trị để bệnh diễn biến lâu dài, chuyển sang mức độ nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Bệnh viêm nhiễm phụ khoa có tác động tiêu cực đến cơ quan sinh dục như viêm sưng, lở loét, ngứa rát,… Điều này sẽ khiến chị em cảm thấy lo lắng và gặp nhiều khó khăn trong chuyện ấy. Lâu dần sẽ dẫn đến lãnh cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình.
- Nguy cơ vô sinh hiếm muộn: Đa số các bệnh viêm nhiễm phụ khoa đều có ảnh hưởng nhất định đến khả năng sinh sản sau này. Nguy cơ thai ngoài tử cung, sảy thai, sinh non, thậm chí là vô sinh – hiếm muộn.
- Phát sinh biến chứng muộn: Các tổn thương tại tử cung nếu không được điều trị sớm sẽ tạo điều kiện cho các tế bào ác tính phát triển thành ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng. Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng.
Với những ảnh hưởng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở trên thì ta thấy được, tuyệt đối không được chủ quan trong thăm khám và điều trị các vấn đề liên quan đến cơ quan sinh sản. Cần đặc biệt chú ý đến tình trạng của bản thân để có thể đưa ra phương án xử lý đúng cách ngay từ sớm.
Phương pháp điều trị viêm nhiễm phụ khoa sau sinh
Việc tiến hành điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh thường khó khăn hơn so với những trường hợp thông thường. Lúc này, việc điều trị không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của em bé. Vì vậy, để quá trình chữa trị mang lại hiệu quả tốt mà vẫn đảm bảo an toàn cho việc nuôi con bằng sữa mẹ thì bạn phải tiến hành thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn.
Điều trị bằng y học hiện đại
Sau khi sinh mẹ còn phải thực hiện nuôi con bằng sữa, vì vậy việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh sẽ không được áp dụng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Nếu sản phụ chưa bước quá 3 tháng thì việc dùng thuốc để điều trị bệnh cần phải đặc biệt chú ý. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh viêm nhiễm mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kê đơn điều trị sao phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng là:
+ Thuốc uống:
- Trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn: viên Metronidazole dùng bằng đường uống và kem Clindamycin thoa ngoài.
- Trường hợp viêm nhiễm do Candida: Dùng kem bôi hoặc thuốc uống chống nấm như Clotrimazole, Miconazole, Tioconazole, Fluconazole
- Trường hợp viêm nhiễm do ký sinh trùng: Dùng thuốc uống Tinidazole hoặc Metronidazole.
+ Thuốc đặt âm đạo: Thuốc có dạng viên nén được dùng để đặt trực tiếp vào trong âm đạo giúp loại bỏ các tác nhân gây hại. Đây là loại thuốc được ưu tiên sử dụng để điều trị viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ sau sinh. Thường được dùng là Mycogynax, Neo Tergynan, Polygynax,…
Khi thực hiện điều trị bệnh bằng thuốc Tây y thì bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa để tránh gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân và em bé. Sau sử dụng nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào thì cần phải báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.
Ở những trường hợp viêm nhiễm âm đạo sau sinh ở mức độ nghiêm trọng và không đáp ứng điều trị bằng thuốc, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và chỉ định sản phụ thực hiện điều trị bằng cách thủ thuật can thiệp ngoại khoa như chiếu tia laser, đốt điện, áp lạnh,… Các thủ thuật này nhằm mục đích là tiêu diệt hoàn toàn các tác nhân gây hại tồn tại bên trong vùng kín. Ở mỗi phương pháp điều trị bệnh đều có những ưu và nhược điểm riêng, vì thế bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi áp dụng để có thể lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Điều trị bằng bài thuốc dân gian
Sử dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện tình trạng viêm nhiễm phụ khoa sau sinh là phương pháp an toàn, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và quá trình nuôi con. Vì thế đây là cách chữa bệnh được rất nhiều chị em phụ nữ sau sinh ưu tiên áp dụng. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian này mang lại hiệu quả điều trị khá chậm, bạn cần phải kiên trì áp dụng đều đặn trong thời gian dài để bài thuốc phát huy công dụng. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa viêm nhiễm phụ khoa sau sinh giúp mang lại hiệu quả tốt, chị em có thể tham khảo:
+ Bài thuốc từ lá trà xanh
- Chuẩn bị một nắm lá chè xanh đem đi rửa sạch hoàn toàn bụi bẩn rồi cho vào chậu nước muối loãng ngâm để sát khuẩn.
- Sau 15 phút thì vớt ra để ráo, dùng tay vò nát rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lit nước trên lửa nhỏ.
- Đun được 15 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu để nguội bớt rồi dùng vệ sinh bên ngoài âm đạo.
- Thực hiện bài thuốc này đều đặn mỗi ngày một lần cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.
+ Bài thuốc từ tỏi tươi
- Lấy 3 – 4 tép tỏi tươi nhai và nuốt mỗi ngày, thực hiện đều đặn cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.
- Không dùng tỏi nhét trực tiếp vào trong cô bé, tính nóng của dược liệu sẽ khiến bạn cảm thấy khô rát rất khó chịu.
+ Bài thuốc từ ngải cứu
- Lấy 20 gram ngải cứu khô đem đi rửa sạch sẽ rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 300ml nước.
- Đun khoảng 15 phút thì đổ ra chậu, đợi cho bớt nóng thì sử dụng để xông hơi vùng kín.
- Xông đến khi nước nguội hoàn toàn thì dùng để rửa bên ngoài âm đạo, sau đó vệ sinh cô bé sạch lại với nước.
- Kiên trì thực hiện bài thuốc này trong thời gian dài sẽ thấy bệnh viêm nhiễm phụ khoa dần chuyển biến tốt.
Biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tại nhà
Trong quá trình điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, chị em cũng nên đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh vùng kín cũng như thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Đây đều là những yếu tố có tác động trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, để quá trình điều trị bệnh nhanh chóng mang lại hiệu quả và hạn chế nguy cơ tiến triển nặng thì chị em cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
– Trong vệ sinh vùng kín:
- Chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín luôn sạch sẽ trong suốt quá trình điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Hạn chế để vùng kín tiếp xúc với các tác nhân gây hại giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục như vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rửa vùng kín, không tiếp xúc với nguồn nước bẩn,…
- Tuyệt đối loại bỏ thói quen thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo gây mất cân bằng vi sinh vật và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào sâu bên trong cơ quan sinh sản. Nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh chuyên dụng, dịu nhẹ và có độ pH phù hợp với môi trường âm đạo.
- Vệ sinh vùng kín từ 1 – 2 lần ngày và thấm khô nước trước khi mặc quần áo vào. Sau khi sinh nên hạn chế nằm hơ than hoặc xông hơi, điều này sẽ dễ gây tổn thương đến những vùng da nhạy cảm, đặc biệt là vùng kín. Trong những ngày có sản dịch nên thay băng vệ sinh từ 3 – 4 tiếng/lần.
– Trong chế độ ăn uống
- Điều chỉnh thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng của bản thân, vừa đảm bảo dưỡng chất để nuôi con và vừa hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, nên ăn đúng giờ, đủ bữa và đa dạng dưỡng chất.
- Sản phụ bị viêm nhiễm âm đạo nên tăng cường bổ sung cho cơ thể đậu và chế phẩm từ đậu, thực phẩm giàu kẽm và selenium, thực phẩm có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao (như nho, anh đào, dưa hấu,…) và vitamin C.
- Bổ sung sữa chua vào trong chế độ ăn uống hàng ngày. Lợi khuẩn có trong sữa chua không chỉ tác động tích cực đến hệ tiêu hóa mà chúng có có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại ở âm đạo và đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm.
- Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp thanh nhiệt giải độc và làm mát cơ thể. Uống nhiều nước còn có tác dụng hỗ trợ đào thải các hại khuẩn ra khỏi cơ thể thông quan đường nước tiểu.
- Nên hạn chế dùng các loại đồ ăn cay nóng để tránh khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn như thức ăn nhiều gia vị, đồ ăn chiên rán, thực phẩm đóng hộp. Cần tuyệt đối tránh xa thuốc lá, rượu bia và cách chất kích thích.
– Trong đời sống sinh hoạt
- Sau sinh nên chọn và sử dụng quần lót rộng rãi thoáng mát, có độ thấm hút tốt. Nên ưu tiên chọn quần lót được làm từ chất lượng cotton. Quần áo mặc cũng nên chọn những trang thực thoải mái và có độ co giãn tốt giúp quá trình chăm con thuận tiện hơn. Thường xuyên thay quần lót trong ngày tránh để vùng kín bị ẩm ướt, quần lót của sản phụ cần được giặt riêng và phơi dưới trời nắng to để diệt khuẩn.
- Cần phải kiêng cử chuyện vợ chồng ít nhất 3 tháng sau khi sinh cho đến khi âm hộ lành hẳn. Nếu quan hệ quá sớm sẽ dễ gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ quan sinh sản và gia tăng nguy cơ viêm nhiễm. Khi quan hệ tình dục cần sử dụng các biện pháp an toàn như đeo bao cao su, quan hệ một vợ một chồng,…
- Thực hiện tập kegel giúp cải thiện độ săn chắc các cơ vùng chậu, cách này giúp bạn tránh được tình trạng tiểu són tiểu buốt và đau xương chậu sau sinh. Nếu sàn xương chậu quá yếu sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh vệ bàng quan và cơ quan tình dục rất cao.
- Chú ý tuân thủ theo chính sách kế hoạch hóa gia đình, cần có các biện pháp ngừa thai phù hợp. Tránh tình trạng có thai ngoài ý muốn và thực hiện nạo phá thai gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ quan sinh sản.
- Thường xuyên thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện các bất thường và có các biện pháp can thiệp đúng cách. Điều này giúp bạn phòng tránh được sự tiến triển nặng của các bệnh viêm nhiễm và phát sinh biến chứng.
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh được chúng tôi tổng hợp được, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Sau sinh là giai đoạn rất nhạy cảm do sức khỏe của mẹ đang suy yếu và còn phải tiến hành chăm con bằng sữa mẹ, nếu thấy cơ thể có triệu chứng bất thường thì bạn nên thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!