Các bệnh phụ khoa thường gặp sau sinh và cách điều trị
Nội dung bài viết
Trong thời kỳ hậu sản, chị em rất dễ mắc các bệnh lý phụ khoa do sức đề kháng kém, vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc do chế độ sinh hoạt thiếu khoa học. Dưới đây là các bệnh phụ khoa thường gặp sau sinh cùng cách điều trị phù hợp cho từng bệnh.
Các bệnh phụ khoa thường gặp sau sinh
Nhiều căn bệnh phụ khoa có thể xảy ra ở phụ nữ sau sinh, trong đó phổ biến nhất là các căn bệnh sau:
1. Bệnh viêm âm đạo
Viêm âm đạo là một trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ sau sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như vệ sinh vùng kín không đúng cách, mặc quần bó sát chật chội hoặc do bị rối loạn nội tiết tố… Tất cả đều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm tấn công vào âm đạo và gây nhiễm trùng.
Triệu chứng bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ sau sinh:
- Ngứa rát vùng kín, đặc biệt là ở bên ngoài âm hộ, môi lớn, môi bé
- Ra nhiều khí hư có màu sắc bất thường kèm theo mùi hôi tanh
- Đi tiểu buốt, tiểu rát
- Quan hệ tình dục thấy đau
Càng bị nhiễm trùng âm đạo nặng, các triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng hơn. Theo thống kê, bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời. Bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ sau sinh nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phái đẹp.
Cách điều trị bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ sau sinh:
Các thuốc kháng sinh, chống nấm theo đường uống, bôi hoặc viên đạn đặt âm đạo có thể được kê đơn để điều trị viêm âm đạo sau sinh cho các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn. Thời gian điều trị có thể kéo dài trong 10 – 14 ngày tùy theo từng trường hợp.
Trong quá trình điều trị viêm âm đạo, các mẹ nên chú ý vệ sinh vùng kín thường xuyên với nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ. Nếu vẫn còn ra sản dịch sau sinh thì nên thay băng vệ sinh thường xuyên để vi khuẩn không có cơ hội phát triển.
2. Ngứa vùng kín ở phụ nữ sau sinh
Tiếp theo trong danh sách các bệnh phụ khoa thường gặp sau sinh chính là ngứa vùng kín. Thủ phạm gây bệnh chủ yếu là do nấm, vi khuẩn hay tạp khuẩn. Trong một số trường hợp, hiện tượng ngứa vùng kín ở phụ nữ sau sinh có thể xảy ra do bị nhiễm giun kim hoặc do vùng kín không được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
Triệu chứng ngứa vùng kín sau sinh:
- Ngứa râm ran hoặc dữ dội bên ngoài khu vực tam giác vàng, môi lớn, môi bé
- Cơn ngứa có thể chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày, thậm chí là vào ban đêm khiến các mẹ bị mất ngủ
- Khu vực da bị ảnh hưởng bên ngoài vùng kín có thể xuất hiện một số mụn nước nhỏ li ti.
Cách điều trị ngứa vùng kín ở phụ nữ sau sinh:
Nếu chỉ bị ngứa vùng kín nhẹ, chị em chỉ cần sử dụng dung dịch phụ khoa vệ sinh vùng kín mỗi ngày 2 – 3 lần, kết hợp mặc quần rộng rãi, hạn chế cào gãi để không làm tổn thương vùng kín. Ngoài ra, chị em có thể áp dụng các bài thuốc trị ngứa vùng kín sau sinh từ dân gian như dùng lá trầu không, nước chè xanh hay tỏi… nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Nếu các biện pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả thì nên nhanh chóng đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ngứa vùng kín sau sinh. Các thuốc trị ngứa vùng kín chứa thành phần kháng sinh hoặc diệt nấm sẽ được chỉ định nhằm giải quyết dứt điểm cơn ngứa. Phụ nữ sau sinh không nên tự ý mua thuốc về uống bừa bãi làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
3. Bệnh viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung chỉ tình trạng nhiễm trùng dẫn đến sưng viêm ở cổ tử cung. Bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc nấm men gây ra. Bệnh được chia thành hai giai đoạn phát triển là cấp tính và mãn tính. Khi không được điều trị đúng cách, viêm cổ tử cung có khuynh hướng tái đi tái lại nhiều lần và gây viêm loét cổ tử cung, thậm chí khiến các mẹ phải đối diện với nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung sau này.
Các triệu chứng viêm cổ tử cung ở phụ nữ sau sinh bao gồm:
- Ra nhiều khí hư, huyết trắng. Dịch nhầy âm đạo có thể có màu trắng đục hoặc màu vàng, màu xanh.
- Vùng kín có mùi hôi tanh, ngứa ngáy nhiều
- Đau rát và chảy máu khi quan hệ tình dục
- Có cảm giác đau buốt khi đi tiểu
Có thể thấy, các triệu chứng bệnh viêm cổ tử cung ở phụ nữ sau sinh có nhiều điểm tương đồng với bệnh viêm âm đạo. Chính vì vậy, chị em được khuyên nên sớm tới bệnh viện thăm khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu đầu tiên nhằm chẩn đoán và điều trị bệnh cho chính xác.
Cách điều trị bệnh viêm cổ tử cung ở phụ nữ sau sinh:
Để chữa viêm cổ tử cung cho phụ nữ sau sinh, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Các trường hợp được xác định bị viêm cổ tử cung do virus hay nấm gây ra thì sử dụng thuốc kháng virus, thuốc diệt nấm là cần thiết.
Nếu điều trị bằng thuốc không có kết quả, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp khác như:
- Phẫu thuật lạnh
- Đốt điện
- Liệu pháp laser
4. Bệnh viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung cũng là một trong các bệnh phụ khoa thường gặp sau sinh. Điểm đặc trưng của bệnh chính là tình trạng tổn thương, phù nề, sưng viêm ở toàn bộ lớp niêm mạc bên trong lòng tử cung.
Nguyên nhân gây bệnh viêm nội mạc tử cung sau sinh là do bị sót nhau, nhiễm khuẩn ối trong thời gian mang thai, sản dịch bị ứ đọng trong tử cung, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ. Các trường hợp bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể khiến mầm bệnh lây lan vào bên trong gây viêm nội mạc tử cung.
Dấu hiệu bệnh viêm nội mạc tử cung ở phụ nữ sau sinh:
- Ra nhiều khí hư, huyết trắng màu xanh
- Trong huyết trắng có thể lẫn mủ hoặc máu và có mùi hôi
- Thường xuyên xuất hiện các cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới
- Có thể sốt nhẹ
- Đau xương chậu
- Chướng bụng
- Khó chịu khi đi đại tiện
- Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
Cách điều trị bệnh:
Trước khi tiến hành điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng, quan sát và kiểm tra bằng tay để tìm kiểm điểm đau và các triệu chứng bất thường bên ngoài bụng ở khu vực tử cung. Một số xét nghiệm như nuôi cấy mô tử cung, soi tươi huyết trắng dưới kính hiển vi, lấy mẫu nội mạc tử cung làm sinh thiết hay xét nghiệm máu có thể được chỉ định. các kỹ thuật này được thực hiện nhằm mục đích xác định nguyên nhân cũng như mức độ viêm nội mạc tử cung.
Phụ nữ sau sinh bị viêm nội mạc tử cung thường được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị. Trường hợp bị bệnh có tính chất nghiêm trọng và phức tạp, bệnh nhân cần nhập viện điều trị nội trú và sử dụng thuốc theo đường truyền tĩnh mạch.
Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp nạo buồng tử cung. Mặc dù vậy, phương pháp này có khả nhiều rủi ro và có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, ảnh hưởng đến việc mang thai sau này.
5. Sa tử cung
Trong số các bệnh phụ khoa thường gặp sau sinh còn bệnh sa tử cung. Trong quá trình mang thai, kích thước tử cung của người mẹ sẽ dần được nới rộng nhằm đảm bảo đầy đủ không gian cần thiết cho thai nhi phát triển. Sau khi sinh, tử cung sẽ tự động co lại một cách từ từ nhưng sẽ không thể trở về như hiện trạng ban đầu. Cùng với đó, một số dây chằng nâng đỡ ở hai bên đầu trên của cổ tử cung bị lỏng lẻo và suy yếu, từ đó tạo điều kiện cho cổ tử cung bị sa xuống.
Bệnh được chia làm nhiều mức độ khác nhau. Trường hợp bị sa tử cung nhẹ thì cơ quan này vẫn còn nằm trong âm đạo. Ngược lại, nếu bị nặng, cổ tử cung có thể sa hẳn xuống dưới và thoát ra ngoài cửa âm đạo, dùng tay có thể chạm vào hoặc quan sát được bằng mắt thường. Lúc này, cổ tử cung rất dễ bị nhiễm trùng do bị vi khuẩn, nấm tấn công.
Nhận diện bệnh sa tử cung ở phụ nữ sau sinh:
- Bụng có cảm giác đầy và nặng nề
- Khu vực xương chậu phình to bất thường
- Đại tiện, tiểu tiện khó khăn
- Có cảm giác một vật gì đó rơi ra khỏi âm đạo
- Quan hệ tình dục bị đau và chảy máu
- Táo bón kéo dài
- Có cảm giác khó chịu khi đi bộ
- Bị đau ở vùng thắt lưng
Cách điều trị bệnh sa tử cung sau sinh:
Bệnh sa tử cung ở phụ nữ sau sinh có thể được điều trị bằng phương pháp bảo tồn hoặc phẫu thuật. Bao gồm:
– Điều trị nội khoa:
- Kiêng làm việc nặng hoặc nâng vật nặng quá mức
- Áp dụng liệu pháp thay thế estrogen
- Luyện tập bài tập Kegel giúp tăng cường sức bền cho các cơ sàn chậu
- Đẩy tử cung , cổ tử cung vào trong và giữ ổn định bằng vòng nâng pessary.
– Phẫu thuật:
- Cắt bỏ tử cung: Áp dụng cho các trường hợp sa tử cung nặng và không còn kế hoạch sinh con trong tương lai.
- Mổ cố định tử cung vào xương
6. Bệnh viêm vòi trứng
Vòi trứng hay ống dẫn trứng là đoạn nối dài từ buồng trứng đến tử cung. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển trứng đến gặp tinh trùng.
Hiện tượng viêm vòi trứng ở phụ nữ sau sinh xảy ra khi bị vi khuẩn, nấm và một số tác nhân gây hại tấn công. Đôi khi tình trạng nhiễm trùng ở âm đạo hay cổ tử cung cũng có thể lan rộng vào bên trong và ảnh hưởng đến ống dẫn trứng.
Bệnh viêm vòi trứng nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm sẽ khi khiến vòi trứng để lại sẹo hoặc bị thu hẹp, tắc nghẽn. Điều này có thể khiến người bệnh bị vô sinh thứ phát, khó thụ thai hoặc có thêm con trong tương lai.
Triệu chứng bệnh viêm vòi trứng:
- Kinh nguyệt không đều
- Đau bụng kinh (thống kinh)
- Âm đạo ra nhiều khí hư màu vàng gây ẩm ướt, ngứa ngáy vùng kín
- Sốt
- Buồn nôn
- Chóng mặt
- Có thể tiểu buốt hoặc tiểu rắt…
Cách điều trị bệnh viêm vòi trứng ở phụ nữ sau sinh
Ở giai đoạn cấp tính, bệnh viêm vòi trứng ở phụ nữ sau sinh thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh theo đường tiêm phối hợp cùng thuốc chống viêm.
Một số phương pháp vật lý trị liệu cũng có thể được chỉ định để cải thiện các triệu chứng bệnh, đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương trong ống dẫn trứng. Bao gồm:
- Bước sóng ngắn
- Liệu pháp chiếu nhiệt
- Tia hồng ngoại…
Cách điều trị bệnh mọi bệnh phụ khoa, an toàn cho phụ nữ sau sinh
Việc tích cực chủ động thực hiện các phương pháp dự phòng bệnh ngay từ lúc mới sinh sẽ giúp chị em hạn chế được nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Dưới đây là một số việc phụ nữ sau sinh nên làm:
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trong những ngày đầu sau sinh khi còn ra sản dịch.
- Khi có kinh trở lại, nên thay băng vệ sinh sau mỗi 3 – 4 tiếng. Sử dụng băng vệ sinh có chất lượng tốt, có thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng.
- Nghỉ ngơi nhiều, không làm việc nặng nhọc trong thời kỳ hậu sản
- Mặc quần rộng rãi được làm từ chất liệu có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để khu vực này luôn khô ráo, sạch sẽ.
- Tham vấn ý kiến bác sĩ để lựa chọn được một loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có khả năng làm sạch vùng kín mà không làm mất cân bằng môi trường âm đạo.
- Khi vệ sinh vùng kín, chỉ rửa nhẹ nhàng bên ngoài, không thụt rửa vào sâu bên trong làm niêm mạc âm đạo bị tổn thương và khiến cho độ pH bị mất cân bằng.
- Rửa vùng kín theo chiều từ trước ra sau, nhất là sau khi đi cầu
- Tắm rửa nhanh với nước ấm, không ngâm mình trong bồn tắm quá lâu khiến các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào trong âm đạo.
- Tắm rửa, thay quần áo hàng ngày. Không mặc quần lót khi còn ẩm ướt
- Kiêng ăn các gia vị cay nóng, uống bia rượu. Tăng cường rau củ quả, các thực phẩm giàu vitamin C trong thực đơn để nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Tiến hành thăm khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh phụ khoa thường gặp sau sinh. Nếu có bất kì dấu hiệu lạ nào xảy ra ở vùng kín như ngứa ngáy, ra nhiều huyết trắng, đau bụng dưới… thì chị em nên tới bệnh viện khám và chữa trị ngay.
Các biện pháp trên có thể giúp giảm thiểu một số triệu chứng bệnh phụ khoa sau sinh như khí hư ra nhiều, có mùi hôi, ngứa vùng kín, chảy máu âm đạo bất thường,… Song, cách thức đó chỉ thích hợp cho tình trạng bệnh phụ khoa nhẹ. Hơn nữa về lâu dài, bệnh vẫn có thể tái phát do căn nguyên gây bệnh chưa được loại bỏ hoàn toàn.
Do đó, thay vì chỉ chú ý vệ sinh vùng kín, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, người bệnh cần tìm biện pháp điều trị dứt điểm bệnh. Ngoài biện pháp điều trị bệnh phụ khoa bằng thuốc Tây, mẹo dân gian, hiện nhiều chị em đang có xu hướng sử dụng thuốc nam bởi nó có cơ chế trị bệnh từ gốc đến ngọn, đồng thời đảm bảo an toàn, lành tính cho phụ nữ sau sinh, không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
Trên các diễn đàn, hội nhóm facebook, chúng tôi nhận thấy chị em nhắc khá nhiều đến bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường. Bài thuốc này dùng có tốt không? An toàn không? Phụ nữ sau sinh sử dụng được không?… là những câu hỏi chúng tôi bắt gặp khá nhiều. Vì thế, nhân việc chỉ ra cách điều trị dứt điểm mọi bệnh phụ khoa cho phụ nữ sau sinh, chúng tôi sẽ đề cập đến bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh và giải đáp tất cả câu hỏi trên.
Bạn nên tham khảo thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!