Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Khỏi Được Không? [Giải Đáp]

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không là một trong những vấn đề được quan tâm. Theo các bác sĩ, bệnh lý này có thể điều trị hoàn toàn nếu sử dụng thuốc đều đặn và chăm sóc đúng cách. 

viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không
Bị viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?

Bệnh viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?

Viêm loét dạ dày là bệnh tiêu hóa khá phổ biến. Bệnh xảy ra khi dạ dày tăng tiết axit quá mức khiến niêm mạc bị ăn mòn, viêm và loét. Bệnh lý này thường gặp ở người có chế độ dinh dưỡng không điều độ, căng thẳng thần kinh kéo dài, lao động quá sức, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, thuốc giảm đau.

Viêm loét dạ dày điển hình bởi triệu chứng đau thượng vị, nóng rát dạ dày, đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, bụng cồn cào, đầy trướng, ăn không ngon,… Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, giấc ngủ, thể trạng và hiệu suất lao động – học tập. Vậy bệnh viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?.

viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không
Viêm loét dạ dày có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu tích cực điều trị và chăm sóc đúng cách

Theo các bác sĩ, viêm loét dạ dày có thể điều trị hoàn toàn. Ở giai đoạn cấp, các triệu chứng của bệnh khởi phát đột ngột, bùng phát mạnh và diễn tiến nhanh nhưng thường đáp ứng tốt với điều trị và có thể chữa khỏi chỉ sau một thời gian ngắn.

Tuy nhiên khi bước sang giai đoạn mãn tính, bệnh thường tiến triển chậm, dai dẳng và khó điều trị hơn so với giai đoạn cấp. Vì vậy đối với viêm loét dạ dày mãn tính, phải kết hợp giữa các phương pháp y tế với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để kiểm soát triệu chứng, phục hồi vết loét và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

Thực tế, điều trị viêm loét dạ dày gặp khá nhiều nan giải do bệnh chịu tác động từ nhiều yếu tố (sử dụng thuốc, chế độ ăn, sinh hoạt, tâm lý,…). Nếu không kết hợp đồng thời giữa phương pháp y tế với chăm sóc đúng cách, bệnh có thể tiến triển dai dẳng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày phổ biến

Hiện nay, phương pháp điều trị chính đối với bệnh viêm loét dạ dày là sử dụng thuốc. Để lựa chọn loại thuốc phù hợp, cần cân nhắc giai đoạn phát triển của bệnh, triệu chứng cụ thể, tình trạng sức khỏe và mức độ đáp ứng.

1. Sử dụng thuốc Tây

Dùng thuốc Tây là phương pháp điều trị viêm loét dạ dày phổ biến. Phương pháp này có tính tiện lợi cao, đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn và cho cải thiện lâm sàng tương đối đồng nhất ở các trường hợp.

Thuốc Tây thường được sử dụng trong trường hợp viêm loét dạ dày cấp hoặc viêm loét dạ dày dương tính với vi khuẩn Hp nhằm tiệt trừ vi khuẩn, bảo vệ/ phục hồi ổ viêm loét và phòng ngừa biến chứng.

viêm loét dạ dày có chữa được không
Sử dụng thuốc Tây là phương pháp điều trị viêm loét dạ dày phổ biến nhất

Các loại thuốc Tây được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày bao gồm:

  • Thuốc kháng axit (Maalox, Gasterine, Phosphalugel,…)
  • Thuốc ức chế bơm proton (Rabeprazole, Omeprazole, Lansoprazole, Esomeprazole,…)
  • Thuốc kháng histamine H2 (Nizatidin, Ranitidin, Cimetidin,…)
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (Ducas, Sucrafar, Ulcar,…)
  • Thuốc kháng sinh (Amoxicillin, Clarithromycin,…)

Mặc dù cho hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng thuốc Tây có nhiều rủi ro và biến chứng tiềm ẩn. Vì vậy khi sử dụng, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để hạn chế nguy cơ kháng thuốc và phòng ngừa các tác dụng không mong muốn.

2. Dùng thuốc nam chữa viêm loét dạ dày

Song song với việc sử dụng thuốc Tây, bạn cũng có thể tận dụng một số loại thuốc nam để trung hòa dịch vị dạ dày, phục hồi ổ loét và cải thiện một số triệu chứng cơ năng như đau thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, ăn uống kém,…

viêm loét dạ dày có chữa được không
Thuốc nam có ưu điểm lành tính, an toàn và chi phí hợp lý nhưng dược tính kém và cho hiệu quả chậm

Một số bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày:

  • Lá khôi tía: Lá khôi tía có tác dụng trung hòa dịch vị, giảm ợ chua, ợ nóng và đau thượng vị do viêm loét dạ dày. Ngoài ra, hoạt chất tannin và glucoside trong cây thuốc này còn giúp làm lành vết loét và phòng ngừa biến chứng xuất huyết dạ dày. Để làm giảm viêm loét dạ dày, nên sử dụng khoảng 40g lá khôi tía đun với 1 lít nước rồi chia thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày.
  • Dùng bột nghệ: Nghệ là cây thuốc quý được sử dụng để điều trị các vấn đề ở dạ dày. Hoạt chất chống oxy hóa trong thảo dược này có khả năng chống viêm, tái tạo niêm mạc và ức chế hại khuẩn. Ngoài ra, nghệ còn giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và giảm bài tiết axit dạ dày. Bạn có thể thêm bột nghệ vào chế độ dinh dưỡng hoặc dùng trà nghệ, viên nghệ hoặc nghệ mật ong để giảm vết loét và cải thiện các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra.
  • Nha đam: Với hàm lượng nước và khoáng chất dồi dào, nha đam có khả năng trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, làm dịu ổ viêm loét và tăng tốc độ phục hồi niêm mạc. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng nhuận trạng và ức chế vi khuẩn. Bạn có thể chữa viêm loét dạ dày bằng cách bổ sung các món ăn, thức uống từ nha đam hoặc dùng trực tiếp nha đam tươi để tăng tác dụng điều trị.

So với thuốc Tây, thuốc nam có hiệu quả chậm nhưng độ an toàn cao, chi phí hợp lý và ít bị phụ thuộc. Tuy nhiên do dược tính thấp nên khi áp dụng, cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt được kết quả như mong muốn.

3. Áp dụng bài thuốc Đông y

Ngoài điều trị bằng thuốc Tây và thuốc nam, bạn cũng có thể dùng thuốc Đông y để chữa viêm loét dạ dày. Bài thuốc Đông y không chỉ có tác dụng giảm triệu chứng lâm sàng mà còn giúp cải thiện chức năng tỳ vị, ngũ tạng và bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên phương pháp này thường có hiệu quả chậm nên chỉ được áp dụng trong giai đoạn bệnh đã thuyên giảm và ổn định.

viêm loét dạ dày có chữa được không
Thuốc Đông y không chỉ cải thiện triệu chứng lâm sàng, phục hồi vết loét mà còn giúp bổi bổ sức khỏe

Một số bài thuốc Đông y chữa viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Bài thuốc 1: Dùng trư linh, phục linh và bạch truật mỗi thứ 8g, hậu phác 10g, sinh khương 5 lát, tang bì 6g, nhục quế và cam thảo mỗi thứ 4g, trạch tả và xương truật mỗi thứ 12g. Sắc uống hằng ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị trắc bách diệp 16g, chi tử 8g, bồ hoàng và a giao mỗi thứ 12g, sinh địa 40g, cam thảo 6g. Đem các dược liệu rửa sạch và sắc uống, ngày dùng 1 thang đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn.
  • Bài thuốc 3: Dùng chỉ thực, xuyên khung, huyền hồ, sài hồ và hương phụ mỗi thứ 8g, chích thảo 4g, mai mực và bạch thược mỗi thứ 12g. Cho dược liệu vào ấm, sắc kỹ và chia nước sắc thành nhiều lần uống.

Mặc dù có hiệu quả chậm nhưng hầu hết các bài thuốc Đông y đều khá lành tính, không gây độc lên gan thận và các cơ quan nội tạng. Phương pháp này thích hợp với những đối tượng không thể sử dụng thuốc Tây (người cao tuổi và người có bệnh lý nền).

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cần ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ và kiểm soát căng thẳng để giảm triệu chứng và phục hồi ổ viêm loét. Nếu không kết hợp đồng thời với chế độ chăm sóc, vết loét ở dạ dày thường tiến triển dai dẳng, chậm lành và có nguy cơ tái phát cao.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Bệnh viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?” và đề cập đến một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, để được tư vấn rõ hơn về phương hướng điều trị bệnh lý này, bạn nên tìm gặp và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi?

5/5 - (1 bình chọn)

Giải pháp độc đáo và duy nhất được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc - "Bí quyết vàng" người bệnh tuyệt đối không nên bỏ qua khi điều trị bệnh dạ dày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *