Hội Chứng Ruột Kích Thích Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt?
Nội dung bài viết
Theo các chuyên gia Tiêu hóa, thói quen và chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới diễn tiến và quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích. Người bệnh cần nắm rõ hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng gì để xây dựng chế độ ăn khoa học, phục vụ cho việc kiểm soát triệu chứng cũng như điều trị bệnh.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là viêm đại tràng co thắt – đặc trưng bởi tình trạng ruột già bị rối loạn cơ năng mãn tính. Tình trạng này thường có nguy cơ tái đi tái lại rất nhiều lần khi có yếu tố ngoại ý tác động nhưng lại không có tổn thương thực thể.
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích đến nay vẫn chưa được xác định một cách cụ thể. Tuy nhiên, bệnh sinh có thể liên quan đến một số yếu tố như rối loạn nhu động ruột, uống nhiều rượu bia, ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, sử dụng nhiều kháng sinh đường uống.
Các chuyên gia cho biết, chế độ ăn uống được cho là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của đại tràng. Thực chế cho thấy, việc cân chỉnh chế độ ăn có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, đau bụng…
Người bị hội chứng ruột kích thích cần chú ý chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với hiện trạng bệnh. Nếu ăn uống bừa bài, có thể sẽ kích thích đại tràng co thắt quá mức. Từ đó phát sinh các cơn đau quặn bụng, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi hay táo bón kéo dài.
Chế độ ăn uống cho người bị hội chứng ruột kích thích không chỉ phải đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể mà còn phải tránh gây tổn thương hay áp lực lên đường ruột. Ăn uống hợp lý sẽ giúp bệnh tình tiến triển theo chiều hướng tích cực. Đồng thời có khả năng hỗ trợ đắc lực cho các giải pháp điều trị chuyên sâu.
Việc xây dựng chế độ ăn uống cho người mắc hội chứng ruột kích thích cần đảm bảo một số nguyên tắc sau đây:
- Cung cấp đủ calo cho cơ thể:
Hội chứng ruột kích thích có thể gây sụt cân, mệt mỏi và suy nhược. Chính vì thế cần đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể từ 2000 – 2500 calo mỗi ngày để có đủ năng lượng hoạt động. Tuyệt đối tránh tình trạng bỏ ăn hay ăn uống thiếu điều độ và thiếu dưỡng chất.
- Đa dạng các thành phần dưỡng chất:
Việc kiêng khem trong chế độ ăn có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu hụt các thành phần dưỡng chất cần thiết. Do đó, người bệnh cần chú ý đa dạng các nhóm thực phẩm trong chế độ ăn hằng ngày để cung cấp các thành phần thiết yếu cũng như năng lượng cho cơ thể.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn:
Thông thường, 1 ngày mỗi người sẽ thường ăn 3 bữa chính. Tuy nhiên, nếu đang bị hội chứng ruột kích thích thì bạn nên chú ý chia nhỏ bữa ăn ra. Thay vì ăn 3 bữa thì nên ăn từ 4 – 5 bữa hoặc nhiều hơn để làm giảm áp lực cho cơ quan tiêu hóa. Đồng thời hỗ trợ điều hòa nhu động ruột. Việc chia nhỏ khẩu phần ăn thực tế có khả năng làm giảm tần suất xuất hiện của các triệu chứng hội chứng ruột kích thích. Như đau bụng, ợ hơi, đầy chướng bụng, táo bón, khó tiêu…
- Ăn chín uống sôi:
Vi khuẩn và ký sinh trùng tồn tại trong thức ăn có thể khiến đường ruột bị viêm nhiễm. Đồng thời kích thích ruột già co thắt quá mức. Vì vậy khi ăn uống, người bệnh cần đảm bảo ăn chín uống sôi và nên hạn chế hay tuyệt đối không dùng các thực phẩm sống.
- Duy trì các thói quen ăn uống lành mạnh:
Những thói quen ăn uống lành mạnh cũng hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động của cơ quan tiêu hóa nói chung và đường ruột nói riêng. Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn chậm, nhai kỹ. Đồng thời tránh tình trạng nằm liền hay vận động ngay khi vừa mới ăn xong.
Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung các thành phần dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể thì nhiều loại thực phẩm còn có tác dụng giúp điều hòa nhu động ruột. Đồng thời hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy cùng một số triệu chứng khác do hội chứng ruột kích thích gây ra.
Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Dưới đây là câu trả lời:
1. Thực phẩm giàu men vi sinh
Men vi sinh chính là lợi khuẩn có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó còn giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột, hỗ trợ thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. Một số loại lợi khuẩn có trong nhóm thực phẩm này như Bifido bacterium, Lactobacilus bugaricus, Streptococcus thermophilus… sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong đường ruột cà điều hòa hoạt động co bóp của cơ quan này.
Đồng thời các thực phẩm giàu men vi sinh như sữa chua, phô mai, mật ong… còn cung cấp hàng loạt các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Phải kể đến như vitamin, các acid amin, acid lactic, canxi, chất chống oxy hóa… Từ đó giúp người bệnh duy trì thể trạng khỏe mạnh, cải thiện tình trạng suy nhược, sụt cân khi hội chứng ruột kích thích kéo dài dai dẳng hay thường xuyên tái phát.
2. Thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 là một trong những loại acid béo lành mạnh rất cần thiết cho cơ thể con người. Acid béo này đem lại vô vàn các lợi ích cho sức khỏe. Phải kể đến như điều hòa huyết áp, bảo vệ tim mạch, duy trì thị lực và hoạt động của não bộ, hỗ trợ đào thải lượng mỡ thừa trong gan…
Hơn thế nữa, acid béo Omega-3 còn được đánh giá là rất tốt với bệnh nhân mắc các bệnh đường tiêu hóa, điển hình như hội chứng ruột kích thích. Bổ sung các thực phẩm giàu Omega-3 có thể giúp trung hòa acid dịch vị dạ dày, thúc đẩy chữa lành tổn thương niêm mạc và điều hòa nhu động ruột.
Ngoài ra, thực phẩm giàu Omega-3 còn có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, từ đó có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày và đường ruột khỏi sự tấn công của các gốc tự do cũng như các loại hại khuẩn. Thường xuyên tiêu thụ nhóm thực phẩm này còn có khả năng làm giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, đau quặn bụng, tiêu chảy…
Cá hồi, quả bơ, cá thu, dầu dừa, dầu oliu, hạt bí ngô, hạnh nhân… là những thực phẩm rất giàu Omega-3 mà người bị hội chứng ruột kích thích có thể cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày.
3. Thực phẩm chứa hàm lượng đạm phù hợp
Những người bị hội chứng ruột kích thích thì khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể thường sẽ bị giảm mạnh. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng mệt mỏi, suy nhược và sụt cân nhanh chóng.
Chính vì thế mà cần chú ý bổ sung chất đạm vào trong chế độ ăn hằng ngày để có thể duy trì sức khỏe tổng thể. Đồng thời cải thiện tình trạng suy nhược, mệt mỏi và sụt cân do các bệnh về đường ruột gây ra.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều chất đạm có thể sẽ làm răng áp lực lên cơ quan tiêu hóa, khiến đại tràng co thắt mạnh, gây đầy bụng, khó tiêu. Thay vì ăn các loại thực phẩm có hàm lượng đạm quá cao như thịt bò, thịt dê, thịt cừu… thì người bị hội chứng ruột kích thích nên chọn các thực phẩm có lượng đạm vừa phải. Ví dụ như thịt lợn nạc, thịt gà, nấm, đậu phụ, cá thu, cá hồi…
4. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ chính là thành phần có tác dụng làm mềm phân, giảm táo bón. Đồng thời còn giúp làm sạch đường ruột và hỗ trợ đào thải hại khuẩn cùng ký sinh trùng ra ngoài. Chính vì vậy, những thực phẩm giàu chất xơ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn uống của người bị hội chứng ruột kích thích.
Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thường xuyên bổ sung chất xơ còn hỗ trợ điều hòa hoạt động co thắt của đường ruột. Nhờ đó mà có thể làm giảm một số triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, đau quặn bụng…
Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp và triệu chứng gặp phải mà có thể bổ sung các thực phẩm phù hợp. Với trường hợp bị tiêu chảy thì các thực phẩm có chứa lượng chất xơ vừa phải như quả bơ, khoai tây, khoai lang, yến mạch… là rất phù hợp. Có thể giúp điều hòa nhu động ruột và cải thiện độ đặc của phân.
Ở các trường hợp bị táo bón kéo dài thì sẽ khác. Người bệnh cần ưu tiêu bổ sung các loại rau xanh có chứa hàm lượng chất xơ cao như rau mồng tơi, rau lang, rau dền, rau ngót… Chất xơ dồi dào sẽ giúp làm mềm phân, đại tiện dễ dàng hơn.
5. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng và chất xơ cao hơn rất nhiều so với các loại ngũ cốc tinh chế. Bổ sung sung nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn sẽ giúp làm giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa, hỗ trợ làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón.
Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn chứa một hàm lượng khá lớn prebiotic. Đây chính là nguồn thức ăn của lợi khuẩn có tác dụng giúp cho lợi khuẩn trong đường ruột sinh sôi. Từ đó có thể ức chế vi khuẩn gây hại và cân bằng lại hệ vi sinh trong đường ruột.
Ngoài ra, prebiotic còn có khả năng hỗ trợ điều hòa nhu động ruột và giúp cải thiện các tình trạng đầy hơi, khó tiêu và làm tăng khả năng hấp thụ canxi. Gạo lứt, diêm mạch, yến mạch… là một số loại ngũ cốc nguyên hạt mà người bị hội chứng ruột kích thích có thể bổ sung vào chế độ ăn.
6. Uống nhiều nước
Đây cũng là một trong những lời khuyên hữu ích về vấn đề ăn uống mà người bị hội chứng ruột kích thích nên chú ý. Nước chính là thành phần không thể thiếu với sức khỏe, đặc biệt là với hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
Những người bị hội chứng ruột kích thích nếu không bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề táo bón hay giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Mỗi ngày nên chú ý uống khoảng từ 2 – 2,5 lít nước. Ngoài nước lọc có thể bổ sung qua các nguồn khác như nước canh, nước ép trái cây, rau củ hay ăn hoa quả mọng.
Nên kiêng gì khi bị hội chứng ruột kích thích?
Bên cạnh những thực phẩm có lợi thì cũng có không ít nhóm thực phẩm và thức uống có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng và khiến hội chứng ruột kích thích tái phát nhiều lần.
Người bị hội chứng ruột kích thích được khuyên là nên kiêng một số loại đồ ăn thức uống sau đây:
1. Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và các gia vị cay nóng
Đây chính là một trong những tác nhân làm tăng áp lực lên đường ruột và làm phát sinh các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu và táo bón. Bên cạnh đó, dầu mỡ và các loại gia vị cay nóng còn kích thích đường ruột co thắt quá mức. Từ đó làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra.
Hơn nữa, không chỉ tác động xấu tới đường ruột, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng còn ảnh hưởng đến dạ dày. Khiến cho dạ dày co bóp quá mức, tăng tiết acid, tăng nguy cơ bị viêm loét niêm mạc hay trào ngược dạ dày thực quản.
2. Kiêng ăn một số loại rau
Rau xanh là nhóm thực phẩm luôn được khuyến khích trong chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên nếu đang bị hội chứng ruột kích thích với triệu chứng tiêu chảy thì bạn nên kiêng ăn một số loại rau.
Điển hình như các loại rau có chứa hàm lượng chất xơ cao như bông cải xanh, bắp cải hay cải brussel. Chúng có thể gây đầy hơi, khó tiêu và kích thích triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh. Tốt nhất bạn nên tránh ăn các loại rau này hoặc nếu sử dụng thì chỉ nên tiêu thụ 1 lượng nhỏ đã được nấu chín hoàn toàn.
3. Thức ăn gây khó tiêu
Một số loại thức ăn khó tiêu bao gồm các thực phẩm có kết cấu khô cứng hay thức ăn có quá nhiều đạm, gia vị và chất béo đều không tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích.
Nếu bổ sung nhóm thức ăn này vào chế độ dinh dưỡng có thể làm tăng áp lực cho cả dạ dày và đường ruột. Đồng thời kích thích đại tràng co thắt quá mức. Nhất là ở những người bị táo bón, các thực phẩm gây khó tiêu thường khiến cho triệu chứng nghiêm trọng hơn. Có thể dẫn đến tình trạng đau rát, khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí là gây chảy máu khi đại tiện.
4. Rượu bia, cà phê và nước ngọt có gas
Cồn và caffeine là những thành phần có hại cho hệ tiêu hóa. Có thể gây ra tình trạng mất nước, làm chậm nhu động ruột và là tác nhân thường gặp gây táo bón. Hơn nữa, các chất kích thích này còn khiến cho đại tràng co thắt nhanh chậm bất thường do gây rối loạn hệ thần kinh não – ruột.
Bên cạnh rượu bia và cà phê thì người bị hội chứng ruột kích thích cũng nên kiêng các loại nước ngọt có gas. Do thức uống này có chứa một hàm lượng khá lớn carbonate. Khi tiêu thụ có thể gây đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn…
5. Các loại thực phẩm sống
Thức ăn chưa qua chế biến cũng được nhận định là kẻ thù có thể khiến triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra nặng nề thêm. Các loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại tồn tại trong loại thức ăn này rất dễ khiến đường ruột gặp rắc rối.
Một số thức ăn sống như sushi, thịt sống, rau sống, sashimi… nên được người bị hội chứng ruột kích thích loại bỏ ra khỏi khẩu phần ăn. Tốt nhất nên thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng gì? Nếu còn gặp bất cứ vấn đề gì trong việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Song song với chế độ ăn uống, người bệnh nên chú ý nghỉ ngơi, kiểm soát căng thẳng, thường xuyên tập thể dục để điều hòa nhu động ruột, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và kiểm soát tốt triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!