Viêm Loét Dạ Dày Nên Ăn Gì? Kiêng Ăn Gì Để Bệnh Mau Khỏi?

Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì là câu hỏi được hầu hết các người bệnh quan tâm. Do viêm dạ dày là bệnh đường tiêu hóa, vì thế việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tối ưu hóa hiệu quả điều trị bệnh. 

Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi?
Viêm loét dạ dày nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch

Đau dạ dày do viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải ở thời điểm hiện tại. Tình trạng đau bụng âm ỉ, cùng triệu chứng ăn uống khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn,…  gây mệt mỏi và kiệt sức cho người bệnh. Chế độ ăn uống kém khoa học là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Để khắc phục bệnh, điều đầu tiên bạn cần làm là xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, cũng như tìm hiểu cụ thể vấn đề “Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để bệnh mau khỏi?” được tổng hợp sau đây.

Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì ?

Người bệnh viêm loét dạ dày nên ưu tiên các loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Một số thực phẩm có độ kiềm tính cao có thể hỗ trợ hoạt động chữa lành các vết loét và giúp giảm tiết acid trong dạ dày. Người bệnh không nên quá ưu tiên một loại thực phẩm nào mà nên cân bằng đủ các nhóm chất, trong đó nhóm vitamin và các khoáng chất cần được cung cấp đầy đủ trong khẩu phần để tăng sức đề kháng do dạ dày.

Trái cây tốt cho người bị viêm loét dạ dày

Chuối

Trong các loại trái được khuyến khích cho bệnh nhân viêm loét dạ dày thì chuối là loại quả được xếp đầu trong danh mục. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định chuối có khả năng trung hòa lượng acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày. Đồng thời trong nhựa chuối cũng chứa các chất kháng viêm, chống sưng đau nên có thể giảm nguy cơ viêm tấy hay sưng phồng đường ruột.

Hệ thống phòng khám Thuốc dân tộc khang trang
Với trình độ chuyên môn cao, sự tận tâm, nhiệt tình và sở hữu bài thuốc mang tính đặc trị, các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người mắc các bệnh dạ dày mãn tính (viêm đau dạ dày, nhiễm khuẩn HP, trào ngược, viêm hang vị, xuất huyết,...) thoát khỏi bệnh mà không lo tái phát về sau.

Thành phần khoáng chất, đặc biệt là chất kali trong chuối có tác dụng hạ huyết áp, và khống chế lượng natri, từ đó ổn định hoạt động của mạch máu. Đặc biệt, hàm lượng chất pectin đến từ chuối cũng được chuyên gia chứng minh  là dạng chất xơ hòa tan rất có lợi với bệnh nhân bị viêm dạ dày, hoặc rối loạn tiêu hóa gây ra táo bón và tiêu chảy.

Táo

Bên cạnh chuối, táo cũng là loại trái cây tốt cho người viêm loét dạ dày. Do táo có thành phần chất xơ cao, cùng với các chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng viêm sưng bên trong cơ thể. Đồng thời ăn táo thường xuyên cũng giúp hệ thống tiêu hóa được bôi trơn, giảm thiểu tình trạng tiêu chảy và bổ sung các nguồn vi khoáng quan trọng như vitamin A, vitamin C, ka, caL..

Phần vỏ của táo có hàm lượng pectin – một loại sợi thiên nhiên rất cần thiết cho hoạt động của đường ruột. Pectin cũng tham gia vào hoạt động tiêu hóa và hấp thu của dạ dày, từ đó hỗ trợ bài tiết được thuận lợi hơn. Táo còn cung cấp lượng chất cơ đáng kể làm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giảm đau do viêm dạ dày gây ra. Bạn có thể dùng táo tươi, uống nước ép táo để bổ sung xen kẽ trong thực đơn hàng ngày.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì kiêng gì
Bổ sung các loại trái cây ít chua rất cần thiết trong thực đơn của người bị viêm loét dạ dày

Đu đủ

Trái đu đủ đã được khoa học khẳng định có thể kích thích hệ tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu và ngăn ngừa táo bón. Trong thành phần chính của đu đủ có chứa enzym papain và chymopapain. Những hoạt chất này có tác dụng phá vỡ sự hình thành protein và làm dịu cơn đau nhanh chóng, đồng thời cân bằng môi trường axit lành mạnh.

Bạn nên ăn đu đủ chín thường xuyên thay vì dùng đu đủ sống. Ngoài tác dụng chữa viêm, đau dạ dày thì loại trái cây này còn rất tốt cho người bị táo bón, kiết lị, rối loạn tiêu hóa…

Trái bơ

Hàm lượng dinh dưỡng của quả bơ rất đa dạng, trong đó nổi bật nhất là thành phần omega-3, một chất chống viêm tự nhiên có thể giúp làm giảm tình trạng loét dạ dày mức độ nhẹ. Ngoài ra các dưỡng chất khác trong quả bơ còn có kali, xơ,  và vitamin nhóm B. Thường xuyên bổ sung bơ vào thực đơn sẽ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Bạn nên ăn bơ tươi và kết hợp cùng sữa hoặc sữa chua để bổ sung axit lactic có lợi cho hoạt động dạ dày.

Món ăn tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày

Các loại thực phẩm thô

Bổ sung các loại thực phẩm thô sẽ giúp thay thế cho thực phẩm đã tinh lọc, đồng thời đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày. Chúng bao gồm các loại ngũ cốc như: gạo lứt, bắp, nếp lức hay các loại đậu, những loại hạt có chất béo cao như mè, hạt điều hay hạt bí, hạt óc chó, hạnh nhân…

Thành phần chính của thực phẩm thô là chất xơ, sinh tố và các chất khoáng. Trong đó nhóm vitamin B là dưỡng chất quan trọng tham gia vào hoạt động chuyển hóa của các chất và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra các hạt thô này còn giúp chống oxy hóa hình thành các gốc tự do gây hại. Từ đó có thể bảo vệ lớp màng tế bào của thành trong của dạ dày trước nguy cơ viêm nhiễm.

Bánh mì nướng

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nhóm tinh bột cần được bổ sung vừa đủ để hạn chế các triệu chứng viêm nhiễm nhà bổ sung năng lượng cho cơ thể. Thay vì dùng cơm, bánh mì nướng cũng là thực phẩm giàu carbohydrate kiểm soát chất axit trong dạ dày. Sau khi ăn bánh mì nướng bạn sẽ nhận thấy sự dễ chịu ở dạ dày. Đây cũng không phải thực phẩm có nhiều chất béo có hại. Tuy vậy, bạn cũng nên lưu ý không nên kết hợp bánh mì nướng với bơ và mứt, thay vào đó nên ăn bánh mì với các loại hạt và trái cây sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn.

Canh/Soup

Viêm loét dạ dày nên ăn gì kiêng gì
Những món ăn nóng, lỏng nên có mặt thường xuyên trong thực đơn của người bị viêm loét dạ dày

Để giảm tải những áp lực trên thành dạ dày, bạn nên tăng cường chế biến các món ăn lỏng thay vì ăn cơm hay bánh mì thường xuyên. Cháo, bún hay các loại soup rau củ dinh dưỡng được nấu chín giúp bạn giảm thiểu chất béo sẽ hấp thụ vào cơ thể. Đồng thời khi tiêu hóa các món ăn này dạ dày của bạn cũng không phải mất nhiều năng lượng để vận động như khi ăn thực phẩm thô.

Gừng

Mỗi ngày uống trà gừng hay ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp bạn có thể cải thiện chức năng tiêu hóa. Trong Đông y, gừng là vị thuốc có tính ấm, có tác dụng chống viêm, thải độc, giảm sưng đau hiệu quả. Bạn có thể sử dụng gừng như một gia vị thường xuyên trong thực đơn hàng ngày, đây là cách đơn giản nhất giúp hỗ trợ điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.

Nghệ

Nghệ vàng vẫn luôn được xem là “thần dược” đối với người đau dạ dày. Vị thuốc này cũng thường xuyên góp mặt trong các bài thuốc chữa đau dạ dày trong Đông y.Tác dụng chính của nghệ đến từ hoạt chất curcumin – giúp chống viêm, chống loét, giúp phục hồi sức và cholesterol trong máu,… khi vào cơ thể, các hoạt chất có trong nghệ sẽ hỗ trợ làm lành vết loét bằng cách kích thích các tế bào mới tại thành niêm mạc phát triển. Tương tự như gừng, bạn có thể thêm nghệ vào bữa ăn hàng ngày thường xuyên, hoặc kết hợp nghệ với mật ong để uống vào mỗi buổi sáng.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì kiêng gì
Viêm loét dạ dày nên ăn nghệ để bổ sung chất kháng viêm tự nhiên cho cơ thể

Cây thì là

Thì là là một trong những loại rau xanh tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Theo nghiên cứu, cây thì là có chứa nhiều anethole, đây là một hoạt chất này có tác dụng kích thích hoạt động tiết dịch vị và dịch tiêu hóa. Đồng thời thì là cũng cung cấp nguồn axit aspartic chống lại tình trạng đầy hơi. Thì là sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi bạn dùng sống hoặc kết hợp với các món canh chế biến từ cá.

Cây bạc hà

Chúng ta thường dùng bạc hà trong điều trị các triệu chứng viêm nhiễm ngoài da. Bên cạnh đó khả năng điều trị bệnh viêm loét dạ dày của loại thảo dược này cũng mang lại kết quả đáng kể. Bạc hà thường sử dụng để điều trị cho các triệu chứng khó tiêu, ợ nóng và bị đầy hơi. Bạn có thể nhai sống bạc hà mỗi ngày 2 lần để giảm cơn đau dạ dày, đồng thời cung cấp các hoạt chất kháng viêm bảo vệ hệ tiêu hóa.

Những tác dụng khác của bạc hà được biết đến còn có: kích thích sự ngon miệng, điều trị cơn buồn nôn và các chứng đau đầu, đau họng, viêm họng,…

Sữa chua

Viêm loét dạ dày nên ăn gì – Các bác sĩ đưa ra lời khuyên bổ sung i – 2 hũ sữa chua mỗi ngày nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng mắc bệnh về hệ tiêu hóa. Trong sữa chua có rất nhiều probiotic, đây là một dưỡng chất chịu trách nhiệm hỗ trợ hoạt động tiết dịch vị và ổn định môi trường axit trong dạ dày. 

Sữa chua cũng tham gia vào hoạt động của tuyến trong ruột, phải kể đến như sản sinh lactase hay tiêu diệt vi khuẩn gây hại như vi khuẩn HP. Vì thế đây là thực phẩm có thể cải thiện được các chức năng tiêu hóa hiệu quả được khoa học công nhận.

Viêm loét dạ dày nên ăn sữa chua
Sữa chua cung cấp các lợi khuẩn có lợi cho hoạt động tiêu hóa hỗ trợ dạ dày

Đậu bắp

Đậu bắp cung cấp những dưỡng chất quan trọng giúp chăm sóc cho dạ dày. Thành phần dinh dưỡng đa dạng trong đậu bắp gồm có: carotene, vitamin B, C, E, pectin cùng cấu trúc chất xơ dưới dạng dịch nhầy có tác dụng tốt cho dạ dày. Các nghiên cứu đã chứng minh lượng chất nhầy trong đậu bắp còn cung cấp protein và polysaccharides, pectin. Đây đều là những hoạt chất hỗ trợ chữa lành vết viêm loét trong dạ dày hiệu quả và an toàn.

Vì thế đậu bắp thường được sử dụng như thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời có khả năng ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương tới niêm mạc do vi khuẩn hoặc xúc tác từ bia rượu gây ra.

Nước uống tốt cho người bị viêm loét dạ dày

Trà thảo dược

Các loại trà thảo dược như trà hoa cúc, atiso hay trà lá vối đều không chứa caffeine. Nhờ đó mà việc uống trà thảo dược thường xuyên sẽ giúp điều hòa môi trường axit trong dạ dày và cải thiện hệ thống tiêu hóa. Trong đó trà hoa cúc được khuyến khí dùng thường xuyên vì tính kháng viêm mạnh từ loại thảo dược này có thể ngăn chặn chứng viêm nhiễm không lan rộng. Thời điểm uống trà thảo dược tốt nhất là vào mỗi buổi sáng hoặc trước bữa ăn hàng ngày của bạn.

Giấm táo

Theo nhận định của một số chuyên gia, giấm táo có tác dụng giảm triệu chứng ợ chua và trung hòa mức acid dịch vị trong dạ dày. Tuy nhiên bạn không nên uống giấm táo nguyên chất, điều này rất hại cho dạ dày của bạn. Thay vào đó, bạn nên hòa 1 muỗng giấm với nước nóng và 1 thìa mật ong uống vào buổi sáng sau đó ăn thật no. Áp dụng thường xuyên sẽ giúp làm dịu cơn đau bụng đầy hơi, giảm chứng khó tiêu và cải thiện triệu chứng viêm dạ dày khá hiệu quả.

Nước dừa

Trong các loại thức uống tốt cho người bị viêm loét dạ dày, nước dừa được đánh giá cao thứ 2 sau nước tinh khiết. Trong nước dừa có nhiều chất điện phân, khoáng chất như Ca, Ka, Mg … không chỉ có tác dụng tốt cho cơ thể, các vi khoáng này còn giúp trung hòa nồng độ acid trong dạ dày và điều hòa hệ tiết niệu.

Tuy nhiên nên lưu ý, nếu bạn đang bị rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy thì tốt nhất bạn không nên uống nước dừa. Thay thế nước dừa bằng thật nhiều nước lọc sẽ an toàn hơn cho đường ruột của bạn.

Nước ép rau củ quả

Uống nước ép rau củ quả sẽ cung cấp cho cơ thể bạn lượng vitamin và các chất dinh dưỡng đáng kể để tăng cường miễn dịch. Một số loại loại nước ép tốt cho dạ dày bị viêm loét như nước ép cần tây, cà rốt, cải bắp, dưa hấu, nước ép táo, dưa chuột, dưa lê… Mỗi ngày một cốc nước ép giúp trung hòa axit trong dạ dày và giảm thiểu các triệu chứng rất tốt.

Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?

Trong số những loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày, một số nhóm thực phẩm có thể làm tăng tiết acid trong dạ dày. Nếu dùng thường xuyên, tình trạng đau dạ dày cũng như các biến chứng của bệnh có nguy cơ tiến triển ngoài tầm kiểm soát. Trong đó, các chuyên gia dinh dưỡng đã liệt kê những nhóm thực phẩm người bị viêm loét dạ dày nên kiêng là:

Thực phẩm cay, nóng

Người bị viêm loét dạ dài kiêng ăn gì
Thực phẩm cay nóng và các loại gia vị có thể làm triệu chứng tiến triển nghiêm trọng hơn

Tương tự như thực phẩm chua, thức ăn cay nóng sẽ làm tăng nhanh lượng acid dạ dày, khiến triệu chứng viêm dạ dày trở nên nặng hơn. Nếu bạn có thói quen ăn cay, sẽ mất nhiều năm để dạ dày bị ảnh hưởng. Nhưng đối với bệnh nhân bị viêm dạ dày ăn cay thường xuyên khiến tình trạng kích ứng dạ dày, làm các vết viêm trở nên nghiêm trọng hơn, hình thành loét mạn tính. Vì thế nếu dạ dày của bạn đang có vấn đề, nên hạn chế dùng thực phẩm quá cay để có thể bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày tốt hơn.

Thực phẩm có tính axit

Bao gồm các loại trái cây và rau củ có vị chua (ví dụ như: cam, bưởi, chanh, chùm ruột, me …). Những loại thực phẩm muối chua như kimchi, cà muối, giấm, mẻ,… Đây đều là những thực phẩm có thể tiếp tục lên men và tăng tính acid cho dạ dày, từ đó dẫn đến nguy cơ làm tổn thương tới lớp niêm mạc bảo vệ. Khi dạ dày có nồng độ acid càng cao, hoạt động co bóp và nghiền nát càng diễn ra tích cực gây đau bụng âm ỉ.

Chưa kể những thức ăn kể trên còn mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Nhất là khi bạn dùng chúng khi bụng đói, điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến lớp thành niêm mạc của dạ dày bạn. Nếu muốn ăn trái cây có vị chua, bạn chỉ nên ăn sau khi bụng no và chỉ dùng với liều lượng nhất định.

Nhóm thịt đỏ

Mặc dù thịt đỏ là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất, tuy nhiên chúng cần nhiều thời gian để tiêu hóa và tạo gánh nặng cho dạ dày của bạn. Do các protein động vật thường sẽ có hàm lượng axit cao, đặc biệt là ở nhóm thịt đỏ như thịt bò, trâu, thịt cừu, thịt chó . Nếu như muốn tiêu hóa các loại thịt đỏ này, cơ thể của bạn bắt buộc phải tăng sản xuất các loại axit và điều này không tốt đối với những người đang có bệnh viêm loét dạ dày nói chung.

Sữa động vật

Thực tế có đến 65% dân số trên thế giới không dung nạp được lactose với những biểu hiện tiềm ẩn. Tình trạng này khiến hệ tiêu hóa không thể phân giải lactose (là một loại đường có trong sữa), đây là tác nhân gây ra các vấn đề lớn cho hệ tiêu hóa.

Viêm loét dạ dày nên kiêng gì
Người bị viêm loét dạ dày không nên uống sữa khi đói và không dùng sữa thường xuyên

Những triệu chứng kèm theo bao gồm tình trạng đầy hơi, khó tiêu, kèm theo triệu chứng đau bụng và tiêu chảy. Điều này thường xảy ra khi bạn uống sữa bò tươi, sữa dê, hoặc sữa bột có lượng đạm cao. Nếu bạn không nằm trong trường hợp này thì cũng không nên uống sữa lúc đói, nó sẽ gây hại cho dạ dày nhiều hơn.

Bia, rượu và chất kích thích

Không sử dụng các loại nước uống có cồn, nước ngọt có gas hay là cà phê, cacao đậm,… Do thành phần cồn  và caffeine của các nhóm thức uống này đều làm tăng kích thích sản sinh acid ở dạ dày. Các loại thức uống kể trên cũng nghiêm trọng hơn triệu chứng viêm loét dạ dày – tá tràng, đồng thời gây co thắt dạ dày, đau bụng và hoàn toàn không có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn.

Nhóm thức ăn chế biến sẵn

Do thực phẩm chế biến sẵn đều được chế biến với muối, gia vị và chất bảo quản nên chúng không tốt cho sức khỏe của bạn. Đặc biệt là người bị viêm loét dạ dày nên dùng chả lụa, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích… chúng sẽ ngay lập tức cây khó tiêu và ợ hơi sau khi ăn.

Cách ăn đúng cách đối với người viêm loét dạ dày

Bên cạnh việc xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đủ chất, bệnh viêm loét dạ dày cũng có thể kéo dài nếu bạn ăn uống không đúng cách. Cụ thể những nguyên tắc ăn uống bạn nên tuân thủ là:

  • Bạn nên thái nhỏ và nấu chín kỹ thức ăn, điều này giúp giảm áp lực cho dạ dày khi tiêu hóa thức ăn mềm. Luộc, hấp chín hay hầm sẽ giúp dạ dày của bạn hoạt động tốt hơn, dễ hấp thu hơn so với các món xào, rán.
  • Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên tập thói quen ăn chậm và nhai kỹ, điều này sẽ thúc đẩy hoạt động bài tiết của nước bọt và trung hòa tính axit trong dạ dày. Không nên ăn quá no, hay để dạ dày trống rỗng, chia bữa ăn thành nhiều lần nhỏ trong một ngày để dạ dày thường xuyên có thức ăn và trung hòa nồng độ acid.
  • Hạn chế dùng những thực phẩm quá khô, hoặc quá cứng, khi ăn nhai kỹ,  điều đó làm giảm gánh nặng cho dạ dày và cơ thể bạn cũng hấp thu tốt hơn.
  • Bạn nên ăn thức ăn khi còn nóng, ở nhiệt độ 40-50 độ C và sau ăn bạn không nên lao động hay chạy nhảy ngay mà nên vận động nhẹ để tiêu hóa ổn định.

Bài viết đã cung cấp những thông tin giải đáp thắc mắc “Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để bệnh mau khỏi?”. Chế độ dinh dưỡng và các căn bệnh về dạ dày có mối liên kết mật thiết. Vì thế để điều trị bệnh đạt kết quả tốt, bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ thì bạn nên chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng để kiểm soát bệnh phòng biến chứng.

5/5 - (12 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *