Viêm bao hoạt dịch khớp háng và thông tin cần biết

Viêm bao hoạt dịch khớp háng là tình trạng viêm các túi chứa đầy chất lỏng ở phần rìa háng. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến những người lạm dụng khớp quá mức hoặc bị chấn thương trong cuộc sống, công việc.

viêm bao hoạt dịch khớp háng
Viêm bao hoạt dịch khớp háng có thể gây đau đớn, khó chịu

Viêm bao hoạt dịch khớp háng là gì?

Khớp háng (hông) là khớp cung cấp sức mạnh, hỗ trợ quá trình di chuyển và ổn định cơ thể. Khớp háng là một trong những khớp lớn và khỏe mạnh nhất của con người.

Viêm bao hoạt dịch khớp hông là tình trạng viêm các túi chứa đầy chất lỏng ở háng. Các túi này được gọi là bao hoạt dịch, có tác dụng ngăn xương cọ xát với gân và cơ. Có hai loại bao hoạt dịch ở khớp háng là bao hoạt dịch bên ngoài, gọi là bao hoạt dịch lớn và bao hoạt dịch bên trong, gọi là bao hoạt dịch nhỏ. Viêm bao hoạt dịch ở háng thường ảnh hưởng đến bao hoạt dịch bên ngoài xương đùi, ở rìa hông.

Ở trẻ em và người trẻ tuổi, viêm bao hoạt dịch khớp hông được gọi là viêm bao hoạt dịch thoáng qua hoặc viêm màng hoạt dịch thoáng qua. Điều này xảy ra ở trẻ em trước tuổi dậy thì và là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau hong. Nhiễm trùng virus, chẳng hạnh như nhiễm trùng đường hô hấp trên, có thể di chuyển virus đến khớp háng và gây viêm bao hoạt dịch.

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]

Viêm bao hoạt dịch khớp háng thoáng qua có nghĩa là tình trạng này chỉ là ngắn hạn và có thể tự cải thiện trong 7 – 10 ngày. Do đó, nếu tình trạng này kéo dài hơn 10 ngày, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn các biện pháp phù hợp.

Khi bao hoạt dịch bị viêm, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn ở một khu vực vụ thể ở hông, thường là phần đầu của xương đùi. Viêm bao hoạt dịch khớp hông là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau hông (háng).

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm bao hoạt dịch khớp háng

Đặc trưng chính của tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp hông là đau đớn ở phần ngoài của hông. Cụ thể các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau ở một bên hông, mông hoặc đùi
  • Đau khi nằm nghiêng ở phần hông, háng bị ảnh hưởng
  • Đau khi ấn vào bên trong hoặc bên ngoài hông
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn thực hiện các hoạt động như đứng dậy khỏi ghế
  • Đau khi đi cầu thang
viêm bao hoạt dịch khớp háng thoáng qua
Viêm bao hoạt dịch khớp hông thường phổ biến ở người cao tuổi

Đối với tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp háng thoáng qua, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như:

  • Đi khập khiễng, khó khăn
  • Không thể chịu trọng lượng của cơ thể
  • Đau hông, bẹn, háng và hoặc đùi
  • Sốt nhẹ
  • Có tiền sử nhiễm virus trước đây

Cơn đau liên quan đến viêm bao hoạt dịch ở khớp háng thường nặng hơn vào ban đêm, đặc biệt là khi người bệnh đang nằm hoặc nằm nghiêng trong một thời gian. Nếu các gân xung quanh xương hông cũng bị viêm, các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, đôi khi các triệu chứng viêm bao hoạt dịch có thể tương tự như các triệu chứng rách cơ mông (các cơ bám vào khu vực mông). Tuy nhiên, tình trạng rách cơ mông sẽ dẫn đến tình trạng yếu sức khi cố gắng đưa hông hoặc chân ra bên ngoài cơ thể. Nếu nghi ngờ rách cơ mông, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, bởi vì đôi khi rách cơ mông có thể cần phẫu thuật điều trị.

Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp háng

Các bao hoạt dịch có ở khắp cơ thể, bao gồm khuỷu tay, vai và đầu gối. Các túi nhỏ này chứa đầy các chất lỏng bôi trơn vào các khớp và bảo vệ các bộ phận cơ thể khỏi ma sát.

Các bao hoạt dịch ở hông tương tự như bao hoạt dịch khác ơ cơ thể, có thể bị viêm khi khớp háng bị lạm dụng hoặc sử dụng quá mức. Viêm bao hoạt dịch khớp hông thường phổ biến ở người trung niên, mặc dù tình trạng này có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người.

Những người trưởng thành, hoạt động nhiều thường xuyên đi xe đạp, chạy bộ hoặc đi bộ, dễ bị viêm bao hoạt dịch hơn những người khác. Ở mỗi bên chân có một đoạn mô liên kết trải dài từ hông đến đầu gối. Do đó, nếu đoạn mô này bị sử dụng quá nhiều, có thể gây chèn ép lên bao hoạt dịch ở khớp háng, gây kích ứng, dẫn đến viêm bao hoạt dịch.

nguyên nhân viêm bao hoạt dịch khớp háng
Người thường xuyên thực hiện các hoạt động lặp lại nhiều lần dễ bị viêm bao hoạt dịch

Cụ thể, viêm bao hoạt dịch ở khớp háng có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:

  • Tổn thương đến hông: Điều này có thể bao gồm ngã va vào hông, va đập vào hông hoặc nằm nghiêng trong một thời gian dài.
  • Hoạt động quá mức: Chơi thể thao hoặc làm việc quá sức có thể dẫn đến chấn thương các vùng khớp. Những hoạt động này có thể bao gồm chạy lên cầu thang, leo núi hoặc đứng trong một thời gian dài.
  • Tư thế không đúng: Tình trạng này có thể là do cong vẹo cột sống, viêm khớp cột sống thắt lưng dưới và các vấn đề cột sống khác.
  • Các bệnh lý hoặc tình trạng khác: Các bệnh lý liên quan có thể bao gồm viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, bệnh vẩy nến, bệnh tuyến giáp hoặc phản ứng thuốc bất thuốc. Trong một số trường hợp, viêm bao hoạt dịch có thể do nhiễm trùng.
  • Chấn thương các mô mềm: Điều này có thể do các khớp, xương bất thường hoặc ở các vị trí không bình thường, chẳng hạn như chênh lệch chiều dài chân hoặc viêm khớp.
  • Gai xương hoặc cặn canxi: Đôi khi một số người có thể phát triển các gai xương hoặc lắng đọng cặn canxi ở các bao hoạt dịch. Điều này có thể gây viêm bao hoạt dịch khớp hông.
  • Thừa cân: Béo phì là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp hông. Điều này thường là do trọng lượng dư thừa gây áp lực lên háng và khu vực xung quanh.
  • Đã từng phẫu thuật trước đây: Một số người có khả năng bị viêm bao hoạt dịch khớp hông nếu đã từng phẫu thuật trước đây, bao gồm thay khớp háng. Có khoảng 3 – 7% những người thay khớp háng bị viêm bao hoạt dịch. Đôi khi phẫu thuật thay chi giả hoặc thay đổi chiều dài chân cũng có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch.

Trong trường hợp viêm bao hoạt dịch khớp háng thoáng qua, nguyên nhân thường không thể xác định. Tuy nhiên, nhiễm trùng do virus, chẳng hạn nhiễm trùng đường hô hấp trên, có thể dẫn virus đến bao hoạt dịch khớp háng và gây viêm.

Viêm bao hoạt dịch phổ biến hơn ở phụ nữ, người trung niên hoặc người cao tuổi. Ngoài các nguyên nhân trên, trong nhiều trường hợp, bác sĩ không thể xác định nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp hông.

Chẩn đoán tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp háng

Viêm bao hoạt dịch khớp háng có thể được chẩn đoán thông qua các triệu chứng, thời gian đau  và các hoạt động cụ thể có thể gây đau.

Bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang để loại trừ các nguyên nhân gây viêm khác. Bên cạnh đó, siêu âm và chụp cộng hưởng từ MRI có thể được chỉ định để hỗ trợ quá trình chẩn đoán. Trong một số trường, bác sĩ có thể đề nghị chọc hút dịch và kiểm tra ở phòng thí nghiệm.

Đối với viêm bao hoạt dịch khớp hông thoáng qua, bác sĩ có thể khám sức khỏe để loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng có thể gây đau hông cấp tính. Các xét nghiệm liên quan có thể bao gồm:

  • Chụp X – quang
  • Kiểm tra công thức máu
  • Siêu âm hông, háng để kiểm tra các chất lỏng
  • Chụp cộng hưởng từ MRI

Biện pháp điều trị viêm bao hoạt dịch khớp háng

Mục tiêu của việc điều trị bao gồm giảm đau, viêm (sưng), duy trì khả năng vận động, ngăn ngừa tàn tật và hạn chế nguy cơ tái phát. Các phương pháp điều trị bao gồm tự chăm sóc tại nhà, sử dụng thuốc và phẫu thuật.

1. Tự chăm sóc viêm bao hoạt dịch khớp hông tại nhà

Tránh các hoạt động gây viêm bao hoạt dịch sẽ giúp hông có thời gian để chữa lành. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo những phương pháp điều trị để giảm viêm và giảm đau như:

cách điều trị viêm bao hoạt dịch khớp hông
Hạn chế các hoạt động gây tác động lên khớp háng để cải thiện tình trạng viêm bao hoạt dịch
  • Chườm lạnh: Chườm túi đá vào hông cứ sau 4 giờ, mỗi lần từ 20 đến 30 phút. Nhiệt độ thấp có thể làm tê khu vực háng, hỗ trợ giảm đau, giảm sưng và viêm.
  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi, hạn chế gây tác động lên khớp háng là cách tốt nhất để khớp có thời gian hồi phục. Sử dụng khung tập đi, nạng và các dụng cụ hỗ trợ khác nếu cần di chuyển.
  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen có thể giảm đau và sưng. Nếu các cơn đau không được cải thiện, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc giảm đau theo toa.
  • Xoa bóp: Xoa bóp, massage hoặc thực hiện một số hoạt động phù hợp, nhẹ nhàng có thể tăng cường sức mạnh và duy trì sức mạnh ở hông.
  • Giảm cân: Nếu thừa cân béo phì, người bệnh nên có kế hoạch giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh để hạn chế tình trạng viêm bao hoạt dịch ở khớp háng.

2. Điều trị y tế

Nếu các phương pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

điều trị viêm bao hoạt dịch khớp háng
Bác sĩ có thể chỉ định tiêm cortisone để hỗ trợ giảm đau nhanh chóng
  • Tiêm cortisone: Cortisone là một loại thuốc chống viêm mạnh, được sử dụng để giảm đau và sưng.
  • Liệu pháp sóng xung kích năng lượng thấp: Sóng xung kích âm thanh được truyền qua da bằng một thiết bị nhắm mục tiêu với tác dụng hỗ trợ giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Một số phân tích cho thấy hơn 2/3 số bệnh nhân được điều trị bằng sóng xung kích đã khỏi bệnh hoặc cải thiện đáng kể sau 4 tháng điều trị.
  • Phẫu thuật: Mặc dù hiếm khi cần phải phẫu thuật, nhưng đôi khi người bệnh có thể cần cắt bỏ bao hoạt dịch nếu các triệu chứng không được cải thiện. Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một máy nội soi khớp để loại bỏ bao hoạt dịch.

Phòng ngừa viêm bao hoạt dịch khớp háng

Để phòng ngừa tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp hông, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Hạn chế té ngã: Mang giày đế cao su, sử dụng gậy hoặc khung tập đi để tránh các rủi ro té ngã.
  • Không lạm dụng phần hông: Tránh thực hiện các hoạt động lặp lại nhiều lần ở hông như chạy bộ, leo cầu thang hoặc đi xe đạp.
  • Sử dụng miếng lót giày: Dùng miếng lót giày nếu chiều cao hai chân không đồng đều.
  • Tập thể dục đúng cách: Khởi động, làm nóng cơ thể trước khi tiến hành luyện tập thể dục có thể ngăn ngừa các nguy cơ chấn thương.

Khi nào nên đến bệnh viện?

Hầu hết các trường hợp viêm bao hoạt dịch được cải thiện mà không cần điều trị y tế trong vài tuần. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện nếu xuất hiện các triệu chứng như:

  • Cơn đau làm cản trở các hoạt động bình thường hàng ngày
  • Cơn đau nhức không cải thiện mặc dù đã áp dụng các biện pháp tự chăm sóc
  • Viêm bao hoạt dịch khớp hông tái phát
  • Sốt hoặc khu vực tổn thương trở nên sưng to, ấm hoặc đỏ

Ngoài ra, người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu có các bệnh lý khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc nếu sử dụng các loại thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chẳng hạn như corticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch.

Viêm bao hoạt dịch khớp háng là một tình trạng phổ biến và đau đớn. Thông thường các biện pháp điều trị tại nhà hoặc thuốc giảm đau có thể cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể cần phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: Đau nhức xương khớp nên ăn gì, kiêng gì giúp chữa bệnh?

5/5 - (3 bình chọn)

Hơn 80% bệnh nhân đau nhức do thoái hóa khớp lâu năm, từng điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, uống rất nhiều thuốc không khỏi, cuối cùng đã chấm dứt bệnh tình, phục hồi toàn diện sức khỏe nhờ liệu trình Đông phương Liệu cốt khang, chữa bệnh KHÔNG DÙNG THUỐC của Trung tâm Đông phương Y pháp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *