Trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè có đờm phải làm sao?
Nội dung bài viết
Tình trạng trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè có đờm xuất hiện đột ngột khiến bố mẹ rất lo lắng không biết rằng bé đang mắc phải bệnh gì. Nguyên chủ yếu của bệnh này do những bệnh lý về đường hô hấp gây nên. Vậy bé bị ho, thở khò khè và có đờm phải làm sao?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè có đờm
Thở khò khè là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý liên quan đến vấn đề hô hấp, thường là tình trạng tắc nghẽn đường thở gây tiếng thở khò khè.
Biểu hiện này thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé dưới 2 tuổi do lúc này hệ thống hô hấp chưa hoàn thiện và sức đề kháng còn yếu kém. Cuống phổi khi đó còn nhỏ, dễ bị tắc nghẽn khi vi khuẩn xâm nhập gây viêm sưng, ho hoặc tiết nhiều dịch đờm.
Những nguyên nhân chính gây tình trạng trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè có đờm kèm theo đó là:
Hen suyễn
Trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải hen suyễn bởi cơ thể lúc này rất dễ dị ứng với những tác nhân kích thích từ bên ngoài môi trường như bụi bẩn, khói thuốc, ô nhiễm không khí,… Khi đường hô hấp bị viêm nhiễm dẫn đến ho kéo dài kèm theo tiếng thở khò khè ngắt quãng và tức ngực.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trẻ nhỏ thường bị nôn trớ mỗi lần ăn no hay vặn mình, đây cũng là biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản. Acid cùng thức ăn dư thừa trong dạ dày trào ngược lên thực quản, một số ít co thể tràn vào phổi khiến viêm sưng và hình thành tiếng thở khò khè kèm ho ở trẻ.
Trào ngược dạ dày thực quản sẽ giảm đáng kể khi bé từ 1 tuổi trở lên.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, virus như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, cảm cúm,… thường khiến trẻ sơ sinh bị ho, thở khò khè, có đờm.
Khi bị ốm, ngoài những triệu chứng ho có đờm, tiếng thở khò khè thì trẻ sơ sinh cũng có thể gặp phải tình trạng khó thở, thở ngắn và dốc, tim đập nhanh, cơ ngực co thắt liên tục, biếng ăn, sốt nhẹ, tím tái,…
Trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè và có đờm phải làm sao?
Khi bị ho có đờm kèm theo những tiếng thở khò khè và khó thở cho thấy trẻ đang mắc một số bệnh lý nghiêm trọng về đường hô hấp. Bởi vậy, bố mẹ nên cho trẻ sơ sinh đến các cơ sở y tế uy tín chuyên về nhi khoa để thăm khám kịp thời, từ đó điều trị bệnh ho đúng cách.
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm
Khi theo dõi những biểu hiện lâm sàng của trẻ nhỏ kèm theo thực hiện một số xét nghiệm liên quan, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh và chỉ định phương hướng điều trị.
Những trường hợp sau, mẹ nên cho bé đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt:
- Trẻ sơ sinh bị khó thở, khò khè và tím tái đặc biệt đối với bé dưới 3 tháng tuổi.
- Trẻ bị ho thở khò khè và có đờm kéo dài từ 2 – 3 tuần không khỏi.
- Trẻ nhỏ có tiền sử về bệnh liên quan đến đường hô hấp nhất là hen suyễn.
- Trẻ bị ho, khó thở, khò khè kèm theo sốt cao và nôn trớ.
Thường đối với trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc và hướng dẫn bố mẹ chăm sóc cho bé tại nhà. Nếu bệnh diễn biến nguy hiểm hơn, bé cần được điều trị nội trú dưới sự theo dõi chặt chẽ của chuyên gia y tế.
Mẹo điều trị ho thở khò khè tại nhà
Bên cạnh việc uống thuốc điều trị, bố mẹ cũng nên thực hiện một số biện pháp đơn giản tại nhà để làm giảm tình trạng ho, thở khò khè, có đờm, khó thở ở trẻ nhỏ như sau:
- Vệ sinh mũi, họng hàng ngày: Nên sử dụng nước muối sinh lý NaCI 0,9% để vệ sinh sạch sẽ mũi họng, giúp loại bỏ dịch nhầy, tiêu diệt vi khuẩn, làm thông thoáng đường thở và ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ.
- Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm đường thở đặc biệt là tai, mũi, họng, ngực. Không để gió quạt hay gió điều hòa thổi trực tiếp vào mặt bé.
- Cho bé uống nhiều nước: Bổ sung nhiều nước cho cơ thể giúp tăng các hoạt động trao đổi chất, làm dịu và ẩm cổ họng, loãng dịch đờm tại họng. Đối với trẻ sơ sinh có thể cho bé tăng cường bú mẹ để nâng cao sức đề kháng cơ thể.
- Vỗ long đờm: Khi trẻ còn nhỏ, bé không thể biết cách thực hiện đẩy đờm ra khỏi cổ họng một cách an toàn và ít gây tổn thương tới niêm mạc. Do đó mẹ có thể thực hiện vỗ long đờm cho trẻ ở sau lưng phần phổi nhằm làm thông thoáng đường thở tốt hơn.
- Chườm khăn ấm: Phần lớn trẻ bị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp sẽ bị sốt và mệt mỏi. Bố mẹ có thể sử dụng khăn sạch nhúng qua nước ấm rồi vắt khô để chườm vào trán, cổ, nách, bẹn nhằm hạ sốt và giảm ho.
- Sử dụng tỏi: Tỏi có công dụng tiêu viêm, diệt khuẩn và nâng cao sức khỏe cực tốt. Có thể sử dụng kết hợp nước tỏi chắt pha với sữa ấm để cho bé uống hàng ngày.
- Massage phần ngực và cổ: Mẹ có thể massage nhẹ nhàng vùng ngực và cổ cho bé trước khi đi ngủ để làm ấm đường thở, từ đó giúp bé bớt khó thở và khò khè hơn.
Như vậy, bài viết trên đây đã chỉ ra những nguyên nhân gây tình trạng trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè có đờm và những biện pháp xử lý đối với từng trường hợp. Hi vọng bài viết sẽ giúp bố mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!