5 Thuốc Trị Ho Có Đờm Hiệu Quả 2022 – Cách Dùng Và Lưu Ý

Ho khan đã mệt, ho kèm theo đờm, dịch nhầy càng mang lại tới cảm giác khó chịu hơn cho người bệnh. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc được quảng cáo với công dụng tiêu đờm, giảm ho hiệu quả. Vậy loại thuốc nào tốt nhất? Dưới đây là 5 loại thuốc trị ho có đờm giúp bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.

Thuốc trị ho có đờm
Thuốc trị ho có đờm hiệu quả năm 2020

5 loại thuốc trị ho có đờm hiệu quả 2020

Ho có đờm là triệu chứng điển hình của các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản,… Ho có đờm kéo dài dai dẳng tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp tới giao tiếp, ăn uống hàng ngày.

Trường hợp người bệnh đã thử áp dụng một số bải thuốc từ thảo dược thiên nhiên như đường phèn, mật ong, chanh, cam thảo,… mà không thuyên giảm, bạn có thể tham khảo 5 loại thuốc tây trị ho có đờm hiệu quả như sau:

Thuốc ho có tác dụng loãng đờm

Thành phần trong thuốc có khả năng làm loãng dịch nhầy, giảm độ bám dính, số lượng cũng như tính đặc của đờm. Từ đó giúp người bệnh dễ dàng tống đờm ra khỏi cơ quan hô hấp bằng phản xạ ho, khạc.

Terpin Hydrate

Thành phần: Codein photphat và Terpinol và 1 số tá dược khác.
Công dụng:

  • Codein photphat có tác động lên hệ thần kinh trung ương tác dụng ức chế trung tâm hô hấp, loại bỏ những cơn ho.
  • Terpinol hoạt hóa dịch nhầy, làm loảng chất đờm giúp người bệnh dễ dàng ho khạc tống đờm ra bên ngoài.
Thuốc trị ho hiệu quả
Thuốc trị ho Terpin hydrate

Liều dùng

  • Với người lớn: Ngày uống 2 – 3 lần sau ăn, mỗi lần từ 1 – 2 viên.
  • Với trẻ em: Chưa có bất kỳ nghiên cứu chính xác nào về liều dùng với trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con uống.

Tương tác thuốc

  • Trong Terpin Hydrate có chứa một lượng nhỏ “chất gây nghiện” do đó sử dụng lâu ngày sẽ dẫn tới tình cơ thể bị phụ thuộc vào thuốc.
  • Thuốc tương tác với hầu hết các loại đồ uống chứa ga, cồn, chất kích thích như rượu, bia; một số thuốc an thần, thuốc trầm cảm,…

Chống chỉ định: Terpin Hydrate chống chỉ định với người bệnh bị dị ứng với Codeine, Terpin hydrate hoặc các tá dược, hoạt chất của thuốc. Không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi vừa cắt amidan, trẻ em dưới 30 tháng tuổi bị suy hô hấp.

Giá bán: Hiện Terpin Hydrate được bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc với mức giá 150.000 vnđ/ hộp/ 10 vỉ.

Natri benzoate

Natri benzoate được sử dụng kích thích các tế bào tuyến ở khu vực đường hô hấp tăng tiết dịch nhầy, từ đó thể tích đờm tăng lên, đánh tan đờm giúp cơ thể dễ dàng tống nó ra ngoài thông qua phản xạ ho.

Tính tới thời điểm hiện tại cơ chế của Natri benzoate vẫn chưa được làm rõ. Loại thuốc này được kê vào đơn thuốc điều trị các chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ho khan và ho có đờm.

Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc như đau đầu, chóng mặt, phù do tích lũy Natri+ trong cơ thể. Cần hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc ho có tác dụng giáng đờm

Thuốc ho có tác dụng giáng đờm hoạt động trên cơ chế kích thích cơ thể khạc và ho liên tục để loại bỏ đờm nhầy khỏi đường hô hấp. Một số loại thuốc phổ biến hiện nay như:

Acetylcystein

Thành phần: Acetylcystein 200mg, tá dược vừa đủ 1 viên. Đây là loại thuốc trị ho đến từ nhà sản xuất STADA, thương hiệu của Đức.
Công dụng:

Acetylcystein có tác dụng làm giảm độ đặc quánh của đờm bằng cơ chế tách đôi cầu nối disulfua trong mucoprotein, tạo thuận lợi cho cơ thể tống đờm ra ngoài. Đồng thời thuốc cũng có tác dụng làm sạch thường quy trong mở khí quản.

Acetylcystein là thuốc trị ho có đờm hiệu quả
Acetylcystein là thuốc trị ho có đờm hiệu quả

Cách dùng:
Nên uống dưới dạng hạt hòa tan trong nước, uống sau khi ăn

  • Người lớn: 200mg (1 viên), ngày uống 3 lần.
  • Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: 200mg (1 viên), ngày uống 2 lần.

Bệnh nhận bị hen suyễn khi sử dụng Acetylcystein cần có sự giám sát của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.

Chống chỉ định: Thuốc không sử dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Bệnh nhân bị mẫn cảm với thành phần của thuốc; bệnh nhân có tiền sử co thắt phế quản.

Giá bán: Bạn có thể tìm mua thuốc tại tất cả hiệu thuốc trên toàn quốc với mức giá 40.000 vnđ/ hộp 10 vỉ x 10 viên.

Ambroxol

Thuốc Ambroxol 30mg Được sản xuất và cung cấp bởi Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco – Việt Nam. Ambroxol là một hoạt chất chuyển hóa của Bromhexin có tác dụng làm tiêu chất nhầy trong đường hô hấp.

Tác dụng: Sử dụng thuốc điều trị ho có đờm do tiết dịch phế quản bị tăng bất thường do bị mắc một số bệnh lý như viêm phế quản dạng hen, viêm phế quản mãn tính.

Ambroxol
Thuốc điều trị chứng ho có đờm Ambroxol

Cách dùng:

Trường hợp uống thuốc

  • Người lớn và trẻ nhỏ trên 10 tuổi: Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 30mg. Nếu dùng thuốc kéo dài thì mỗi ngày chỉ dùng 2 lần.
  • Trẻ từ 5 – 10 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15mg

Trường hợp tiêm bắp hoặc tĩnh mạch

  • Người lớn và trẻ nhỏ trên 10 tuổi: Ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 15mg
  • Trẻ từ 5 – 10 tuổi: Ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 7,5mg

Tác dụng phụ: Sau khi sử dụng người bệnh có thể bị ợ nóng, đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu.
Chống chỉ định: Những người bị dị ứng với thành phần của thuốc, người bị viêm loét dạ dày
Giá bán: Ambroxol hydrochloride 30mg có giá 39.000đ/ hộp 10 vỉ x 10 viên

Bromhexin

Bromhexin là loại thuốc Tây thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, trong đó có những bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở do đờm.

Công dụng: Bromhexin có tác dụng giáng đờm, giúp bệnh nhân dễ khạc đờm hơn. Thuốc không có tác dụng an thần nên không gây cảm giác buồn ngủ.

Sử dụng thuốc trị ho có đờm Bromhexin
Sử dụng thuốc trị ho có đờm Bromhexin

Cách dùng:

Viên nén 8mg

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi : 8 mg (1 viên), ngày uống 3 lần
  • Trẻ em 6-12 tuổi: 4mg (1/2 viên), ngày uống 3 lần
  • Trẻ em 2-6 tuổi: 4 mg (1/2 viên), ngày uống 2 lần

Cồn ngọt 4 mg/5 ml (1 muỗng cà phê = 5ml)

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10ml (2 muỗng), ngày dùng 3 lần
  • Trẻ em 6-12 tuổi: 5ml (1 muỗng), ngày dùng 3 lần.
  • Trẻ em 2-6 tuổi: 2,5mg (1/2 muỗng), ngày dùng 2 lần.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi: 1,25ml (1/4 muỗng), ngày dùng 3 lần.

Khi bắt đầu điều trị, nếu cần thiết có thể tăng tổng liều hàng ngày đến 48mg cho người lớn.
Dạng cồn ngọt không chứa đường do đó thích hợp cho người bệnh tiểu đường và trẻ em.

Chống chỉ định: Bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, chống chỉ định tương đối với phụ nữ có thai; thận trọng với người có tiền sử loét dạ dày, những người bị suy gan, suy thận nặng.

Giá bán: Thuốc Bromhexin 8mg có giá bán khoảng 18.000đ/ hộp 10 vỉ x 10 viên. Người bệnh có thể mua tại các bệnh viện và cửa hàng thuốc trên toàn quốc.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho có đờm

Để điều trị bệnh hiệu quả mà không phải chịu bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc người bệnh cần ghi nhớ những điều sau đây khi sử dụng thuốc trị ho có đờm.

  • Trường hợp ho ít, có đờm nhưng loãng (màu trắng trong) người bệnh nên áp dụng bài thuốc dân gian bào chế từ nguyên liệu thiên nhiên.
  • Kiên trì sử dụng có thể đẩy lùi được triệu chứng. Một số thảo dược như thiên như mật ong, chanh, đường phèn, tỏi, gừng,… đều có khả năng làm long đờm, giảm ho ở thể nhẹ.
  • Trường hợp muốn điều trị ho kèm đờm bằng thuốc Tây người bệnh nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ một cách chi tiết. Từ đó chọn loại thuốc phù hợp với triệu chứng lâm sàng của mình.
  • Người bệnh trong thời kỳ thai nghén hoặc đang cho con bú cần cân nhắc trước khi sử dụng thuốc Tây.
  • Không tự ý đi mua thuốc mà phải chủ động trao đổi với bác sĩ về bệnh tình để không ảnh hưởng tới em bé.
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần cân nhắc trước khi dùng thuốc. Một số loại thuốc có thể làm tăng dịch nhầy trong đường hô hấp, gây ra tình trạng khó thở.
  • Không dùng thuốc theo cảm tính, phải dùng đủ liều, đúng liều để cơ thể không bị nhờn thuốc.
  • Điều trị ho có đờm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần tuân thù nghiêm ngặt phác đồ của bác sĩ.
  • Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng nên bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể; ăn uống lành mạnh; thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe của bản thân.
  • Vệ sinh răng miệng và hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây kích thích như: lông thú, phấn hoa, khói thuốc,…
  • Sau khi uống thuốc trị ho có đờm 3 – 5 ngày mà không thấy thuyên giảm các triệu chứng, người bệnh cần đi tới các cơ sở Y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, dứt điểm.

Trên đây là bài viết tổng hợp 5 loại thuốc trị ho có đờm hiệu quả năm 2020. Hy vọng bài viết có thể giúp người bệnh hiểu rõ về từng loại sản phẩm, từ đó tăng hiệu quả trong điều trị bệnh.

Thông tin hữu ích:

5/5 - (5 bình chọn)

Mang lại hiệu quả vượt trội trong điều trị viêm amidan, viêm họng và được hơn 40.000 người bệnh tin dùng, Thanh hầu bổ phế thang đã được nhiều đơn vị báo chí uy tín như Người Đưa Tin, Đời sống pháp luật,... đưa tin giới thiệu. ĐỌC NGAY!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *