Trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho có sao không, cần làm gì?

Thường rất khó để xác định nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho. Nhận định tình trạng ho là bình thường hay nghiêm trọng cũng không hề đơn giản, đặc biệt đối với những người lần đầu làm cha mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ biết nên làm gì khi con trẻ bị ho.

Vì sao trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho?

Ho là một phản xạ tự nhiên được gây ra bởi một chất kích thích trong hệ hô hấp. Chất gây kích thích có thể là bụi, phấn hoa, khói hoặc có thể là do viêm thanh quản, khí quản, phế quản hoặc phổi.

Trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho, quấy khóc, cỏ thể kèm nôn trớ và biếng ăn
Trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho, quấy khóc, cỏ thể kèm nôn trớ và biếng ăn

Ho thực sự là một biện pháp phòng thủ tự nhiên của cơ thể nhằm làm thông thoáng đường thở. Mặc dù ho có thể là dấu hiệu của bệnh tật, nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang tự bảo vệ mình.

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ dưới 4 tháng tuổi thường ít bị ho. Trong phần lớn trường hợp, trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho không có gì nguy hiểm. Đó có thể là phản ứng thông thường trước một số chất gây kích ứng có trong không khí.

Trẻ sơ sinh bị ho có thể là do:

Viêm phế quản dai dẳng khiến chú Minh "ho nổ cổ" suốt ngày suốt đêm. Căn bệnh này đeo bám gần chục năm cho tới khi chú biết đến bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được phục dựng từ bài thuốc chữa ho của Ngự y Cung đình Huế.
  • Trong nhà có người hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử
  • Người mẹ hơ than sau sinh (một hủ tục cần loại bỏ vì có thể gây tổn hại sức khỏe cho cả mẹ và con)
  • Môi trường sống nhiều bụi, khói, ô nhiễm không khí
  • Xung quanh nhà trồng nhiều cây cối và hoa (đối với những trẻ bị dị ứng phấn hoa)
  • Trong nhà có nuôi thú cưng (đối với những trẻ bị dị ứng lông động vật, như chó hay mèo)
  • Người lớn không vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn thường xuyên

Nếu bé sơ sinh bị ho kèm theo những triệu chứng sau, cha mẹ nên cho đi khám ngay, vì chúng có thể cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng:

  • Thở nhanh hơn bình thường hoặc có vẻ như đang phải gắng sức để thở
  • Thở khò khè
  • Ho ra đờm có màu vàng, xanh hoặc có vệt máu
  • Bỏ bú hoặc không chịu uống sữa (đối với bé dùng sữa công thức)
  • Sốt cao
  • Đang mắc bệnh mãn tính nào đó, chẳng hạn như bệnh tim hoặc phổi
  • Ho đến nỗi nôn trớ
  • Bị ho dai dẳng sau khi nghẹn thứ gì đó
  • Bị ho mà không đỡ hơn sau khoảng 2 tuần

Đặc biệt, nhiều bé sơ sinh có tuyến hung to cũng thường bị ho, viêm đường hô hấp và bệnh vặt. Tuyến hung to sẽ thu nhỏ dần, trở về kích thước bình thường khi bé lớn. Tuy nhiên, nếu tuyến hung to do khối u tuyến hung (ít gặp), bé sẽ cần phải được điều trị triệt để.

Nghe tiếng ho đoán bệnh của trẻ sơ sinh

Có 2 loại ho thường gặp ở trẻ sơ sinh, giúp đường thở của trẻ thông thoáng và đôi khi, nguyên nhân của cả 2 loại ho này có thể giống nhau:

  • Ho khan: Cơn ho không có đờm, cảm giác khô và gây khó chịu.
  • Ho có đờm: Cơn ho có tiết ra chất nhầy hoặc đờm.

Cha mẹ có thể dựa vào tiếng ho cùng với một số triệu chứng khác để nhận biết bệnh tật.

Trẻ bị ho cảm lạnh

Ngay cả khi được sinh ra khỏe mạnh bình thường, bé vẫn có thể bị cảm lạnh tới 6 lần trước sinh nhật 1 tuổi. Bởi lẽ, hệ thống miễn dịch của bé còn quá non nớt, chưa hoàn thiện và đủ sức chống lại mầm bệnh.

  • Tiếng ho: Khô khốc.
  • Triệu chứng khác: Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi và đau họng. Thường là ho khan. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh, trẻ có thể chảy nhiều nước mũi hoặc sốt nhẹ vào ban đêm.
  • Điều trị: Cho bé nghỉ ngơi và bú nhiều hơn. Có thể dùng máy tạo độ ẩm hoặc phun sương để bé dễ thở hơn. Hạ sốt bằng chườm ấm hoặc dùng Acetaminophen.
  • Lưu ý: Bệnh này có thể tự điều tại tại nhà. Nhưng nếu bé sốt cao (hơn 38°C) và mệt mỏi, rất có thể bé đã bị cúm. Nên cho bé đi khám ngay.

Ho do viêm tắc thanh quản

Đây là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, xảy ra khi nhiễm trùng làm phù nề thanh quản và khí quản. Điều này là đường dẫn khí dưới dây thanh âm trở nên hẹp, làm trẻ khó thở.

Viêm tắc thanh quản/viêm thanh khí phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ
Viêm tắc thanh quản/viêm thanh khí phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ
  • Tiếng ho: Ông ổng, người xưa gọi nôm na là “nghe như tiếng chó sủa”.
  • Triệu chứng khác: Thở khò khè, khó thở dần trở nên nặng hơn trong vòng 12 – 48 tiếng sau khi ho bắt đầu. Các triệu chứng ho, khó thở… nặng hơn vào ban đêm.
  • Điều trị: Cho bé hít không khí ấm và ẩm để dễ thở hơn. Bé cũng cần được nghỉ ngơi và bú nhiều hơn.
  • Lưu ý: Cần đưa trẻ đi khám ngay, đặc biệt nếu thấy trẻ bị xanh hoặc tím môi.

Ho do viêm phế quản

Phần lớn các trường hợp viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. Virus này gây cảm lạnh đơn giản ở trẻ lớn hơn 3 tuổi, nhưng nó có thể xâm nhập vào phổi của bé mới sinh và đe dọa đến tính mạng.

  • Tiếng ho: Khò khè.
  • Triệu chứng khác: Có các triệu chứng giống như cảm lạnh, thỉnh thoảng ho và sổ mũi. Triệu chứng thở khò khè thường dễ bị nhầm lẫn với hen suyễn. Tuy nhiên, viêm phế quản thường gặp vào mùa Thu – Đông, có thể đi kèm với sốt nhẹ và chán ăn.
  • Điều trị: Có thể nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ sơ sinh. Dùng thuốc hạ sốt (kể cả loại không kê đơn) theo chỉ định của thầy thuốc, bác sĩ.
  • Lưu ý: Bệnh dễ dẫn tới suy hô hấp. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay trước khi quá muộn.

Ho gà ở trẻ sơ sinh

Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis gây ra. Trẻ sơ sinh chưa được tiêm phòng đầy đủ hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản có nguy cơ bị ho gà cao.

  • Tiếng ho: Ho rũ rượi, rít thành tiếng lớn, cơn ho dài, liên tiếp rồi yếu dần.
  • Triệu chứng khác: Sốt nhẹ, chảy nước mũi, lưỡi lè ra khi ho, mắt lồi. Ho có thể khiến trẻ ngừng thở do thiếu oxy, mặt tím tái, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi.
  • Điều trị: Dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm co giật theo chỉ định của bác sĩ.
  • Lưu ý: Cần cấp cứu cho trẻ ngay.

Ho do viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn gây ra ở phổi. Nó có thể là biến chứng của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, như cảm lạnh.

  • Tiếng ho: Ho có đờm, cảm giác ướt át
  • Triệu chứng khác: Trẻ thường rất mệt mỏi, có thể ho ra đờm màu vàng hoặc xanh lá cây.
  • Điều trị: Phụ thuộc vào viêm phổi do virus hay vi khuẩn. Nếu viêm phổi do vi khuẩn, phải sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Lưu ý: Đưa trẻ đi khám ngay để kịp thời điều trị, tránh biến chứng viêm phổi nặng.

Trẻ ho do hen suyễn

Hen suyễn thường không phổ biến ở trẻ dưới 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, những trẻ bị Eczema hoặc có tiền sử gia đình bị dị ứng và hen suyễn có nguy cơ bị hen suyễn cao.

  • Tiếng ho: Khò khè.
  • Triệu chứng khác: Những triệu chứng giống cảm lạnh, ngứa và chảy nước mắt, thở lõm ngực.
  • Điều trị: Thuốc trị hen suyễn ở trẻ sơ sinh thường là dạng hít.
  • Lưu ý: Giống như viêm phế quản, hãy theo dõi nhịp hô hấp của con bạn. Nếu nó tăng cao trên 50 nhịp thở mỗi phút hoặc nhiều hơn thì con bạn chắc chắn bị suy hô hấp, cần phải cấp cứu ngay.

Ho do hóc dị vật

Trẻ sơ sinh làm quen quá sớm với thực phẩm thô có nguy cơ bị hóc cao. Ngoài ra, nếu vật cứng gì đó, như đồ chơi, vô tình rơi vào miệng của trẻ cũng có thể làm trẻ bị hóc, dẫn tới nghẹt thở.

  • Tiếng ho: Nhỏ, dai dẳng hoặc thở hổn hển
  • Triệu chứng khác: Vẻ mặt buồn bã, sắc mặt có thể chuyển sang xanh xao hoặc xám xịt, không phát ra âm thanh nào cả…
  • Điều trị: Dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực. Lấy 3 ngón tay ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (phía trên rốn và dưới xương ức). Cứ làm như vậy cho tới khi nào bé thấy đỡ và tỉnh táo hơn.
  • Lưu ý: Nếu cha mẹ không thể móc được dị vật ra, hãy cho trẻ đi cấp cứu ngay.

Kinh nghiệm chăm sóc cho trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho

Khi trẻ bị ho, điều quan trọng là tìm hiểu nguyên nhân gây ho. Điều trị tận gốc căn nguyên cũng giải quyết triệt để tình trạng ho và ngăn tái phát. Cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế khiến trẻ khóc. Trẻ khóc sẽ kích thích các cơn ho nhiều hơn.

Tuổi thơ của con trôi qua rất nhanh, cha mẹ hãy ở bên cạnh con nhiều nhất có thể
Tuổi thơ của con trôi qua rất nhanh, cha mẹ hãy ở bên cạnh con nhiều nhất có thể

Bên cạnh đó, cha mẹ nên lưu ý những điều sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho:

Giữ ấm

Trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho phần lớn là do nhiễm lạnh. Bởi vậy, cha mẹ nên:

  • Hạn chế cho trẻ ra ngoài trời, nhất là khi trời mưa, lạnh, nhiều gió…
  • Không để quạt gió hoặc luồng gió điều hòa thổi trực tiếp vào người trẻ.
  • Duy trì nhiệt độ phòng ngủ vào khoảng 24 – 25°C.
  • Không nên cho trẻ mặc quá nóng, vì điều này có thể khiến trẻ ra nhiều mồ hôi và dễ bị nhiễm lạnh hơn. Nên mặc quần áo rộng rãi, làm từ vải có độ thấm hút tốt. Có thể choàng thêm khăn sữa mỏng vào cổ trẻ để ngăn gió lùa.
  • Cha mẹ có thể bôi dầu tràm hay dầu khuynh diệp lên phần thóp, bụng và lòng bàn chân của trẻ. Tuy nhiên, nên tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng. Vì da của trẻ còn non nớt, dễ bị kích ứng.

Dinh dưỡng

Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Vì vậy, khi trẻ bị ho, không nên cho trẻ bú quá no, điều này có thể khiến trẻ bị trớ khi ho. Thay vào đó, mẹ cần tăng thêm cữ bú trong ngày.

Người mẹ cũng cần hết sức chú ý tới chế độ ăn uống của chính mình.

Trẻ sơ sinh bị ho, mẹ nên:

  • Uống nhiều nước ấm: Đây là điều cơ bản giúp mẹ tiết ra nhiều sữa hơn.
  • Chế độ ăn khoa học: Nên ăn nhiều bữa trong ngày. Mỗi bữa nên cung cấp đủ các nhóm thực phẩm cần thiết, bao gồm bột đường (từ ngũ cốc), protein (thịt, trứng, sữa), chất béo (dầu olive, omega-3), khoáng chất và chất xơ (rau, củ, quả).
  • Thực phẩm giàu protein chất lượng: Như thịt bò, thịt lợn nạc và thịt gà.
  • Móng giò: Đây là món ăn cực kỳ bổ dưỡng giúp sản sinh nhiều sữa. Bạn nên kết hợp móng giò với các thực phẩm lành mạnh khác, như đu đủ, khoai tây…

Những thực phẩm mẹ không nên ăn khi trẻ bị ho:

  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ: Khó tiêu, gây nóng trong, khiến trẻ bị ho nhiều hơn.
  • Chocolate: Chứa nhiều chất béo khó tiêu hóa. Khi trẻ hấp thụ chất béo này qua sữa mẹ, tình trạng đờm tích tụ ở cổ sẽ càng cao hơn, khiến trẻ bị ho nhiều hơn.
  • Trái cây có múi: Cam, bưởi hay quýt có nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Tuy vậy, một số nghiên cứu chỉ ra rằng chất cellulite có trong thực phẩm này có thể khiến bé khó chịu khi bú mẹ.
  • Thực phẩm tanh: Gây kích thích hệ hô hấp, làm trẻ ngứa cổ, kích ứng ho nhiều hơn.

Vệ sinh cá nhân

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng con bị ốm phải kiêng tắm. Đây là quan niệm sai lầm. Khi trẻ bị ho và sốt, bé có thể ra nhiều mồ hôi. Kiêng tắm khiến cho trẻ ngứa ngáy, khó chịu và có thể mắc các bệnh da liễu.

Tắm cho trẻ sơ sinh khi bị sốt cũng là một cách hạ thân nhiệt an toàn. Tuy nhiên, cha mẹ nên tắm cho con trong phòng kín gió, nước ấm (nhiệt độ nước thấp hơn thân nhiệt của trẻ khoảng 2°C) và tắm nhanh. Sau khi tắm, lau khô và mặc đồ rộng rãi cho trẻ.

Sử dụng thuốc

Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị ho cho trẻ sơ sinh bằng thuốc:

  • Không cho trẻ sơ sinh uống các loại thuốc giảm ho, ức chế ho hay siro ho. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các loại thuốc ho thông thường như Dextromethorphan, Expectorants hoặc Guaifenesin không có tác dụng với ho và cảm lạnh ở trẻ nhỏ. Thậm chí, nó còn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như co giật, tim đập nhanh.
  • Tuyệt đối không cho trẻ uống cùng lúc 2 loại thuốc có cùng thành phần hoạt chất. Điều này có thể khiến trẻ bị ngộ độc do dùng thuốc quá liều.
  • Không dùng thuốc có thành phần Codeine. Trẻ sử dụng Codeine có thể bị sốc, buồn ngủ, chóng mặt hoặc khó thở đột ngột, thậm chí tử vong.
  • Cẩn trọng với siro ho được “xách tay” hoặc mua trôi nổi trên internet. Những sản phẩm này không đi qua đường chính ngạch, nên có nguy cơ cao là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
  • Không dùng các sản phẩm chứa mật ong cho trẻ sơ sinh. Điều này có thể gây ngộ độc.
  • Acetaminophen (Paracetamol) và Ibuprofen thường được sử dụng để giảm đau, hạ sốt và chống viêm cho trẻ. Tuy nhiên, Ibuprofen ít được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Acetaminophen có thể dùng cho trẻ từ 3 tháng tuổi, với trẻ dưới 3 tháng tuổi cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sơ sinh uống thuốc. Chỉ uống thuốc khi được bác sĩ chỉ định và thực hiện theo đúng hướng dẫn.

Cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho

Cha mẹ nên chủ động phòng tránh các nguy cơ khiến bé bị ho, bao gồm:

  • Cho bé tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là vắc xin 6in1 hoặc 5in1.
  • Cố gắng cho bé bú sữa mẹ tới 6 tháng tuổi.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là phòng ngủ của bé.
  • Nên giữ bé tránh xa những người bị bệnh lây nhiễm, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp.
  • Nên hạn chế ra ngoài trời khi bé bị ho, nhưng không nên bắt bé ở mãi trong nhà. Nên cho bé ra ngoài hít thở không khí trong lành trong những ngày ấm áp.
  • Nếu muốn bổ sung vitamin D, men tiêu hóa hoặc bất cứ thực phẩm chức năng nào giúp tăng cường hệ miễn dịch, hãy tham vấn chuyên gia trước.

Trên đây là những thông tin vô cùng thiết thực và quan trọng giúp cha mẹ ứng phó tốt khi bé cưng bị ho. Có rất nhiều lý do khiến trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho, nên cha mẹ cần bình tĩnh quan sát dấu hiệu và tham vấn bác sĩ kịp thời.

Cha mẹ cần biết:

5/5 - (5 bình chọn)

“Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *