Trẻ ho sổ mũi – Cách chữa trị, phòng ngừa hiệu quả

Trẻ ho sổ mũi là hiện tượng thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Tình trạng này khiến trẻ khó chịu, khó thở, thở khò khè ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, học tập, sức khỏe. Do vậy, các mẹ nên chủ động tìm ra nguyên nhân để có phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả giúp trẻ không bị triệu chứng ho, sổ mũi làm phiền. 

Nguyên nhân trẻ bị ho sổ mũi?

Ho khan, ho đờm, sổ mũi là phản xạ thường gặp của trẻ nhỏ khi gặp những dị nguyên từ môi trường, thời tiết hoặc ảnh hưởng từ bệnh lý nào đó. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trẻ bị ho sổ mũi thường gặp. 

Mắc các bệnh về mũi họng

Hệ hô hấp của trẻ thường yếu và sức đề kháng kém. Do vậy khi gặp các điều kiện thuận lợi như bụi bẩn, hóa chất, thời tiết lạnh, vi khuẩn rất dễ tấn công, xâm nhập đường hô hấp trên gây ra các bệnh lý như viêm họng, viêm mũi, viêm viêm xoang,…

Trẻ có triệu chứng ho khan, ho đờm, sổ mũi do viêm họng kéo dài
Trẻ có triệu chứng ho khan, ho đờm, sổ mũi do viêm họng kéo dài

Đây là những bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ dẫn tới hiện tượng ho khan, ho có đờm, sổ mũi, ngứa rát mũi họng,…. Tình trạng kéo dài, không được xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ nhỏ. 

Trẻ ho sổ mũi do gặp vấn đề về thanh quản, phổi

Khi thấy trẻ có hiện tượng ho, sổ mũi kèm theo triệu chứng mất giọng, lạc giọng, khàn tiếng thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị viêm phổi hoặc viêm phế quản. 

Viêm phế quản dai dẳng khiến chú Minh "ho nổ cổ" suốt ngày suốt đêm. Căn bệnh này đeo bám gần chục năm cho tới khi chú biết đến bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được phục dựng từ bài thuốc chữa ho của Ngự y Cung đình Huế.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do vi khuẩn, virus từ hệ hô hấp hoặc do virus cảm cúm, cảm lạnh gây ảnh hưởng tới thanh quản, phổi. Do vậy, mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường này. 

Trẻ bị dị ứng

Hệ hô hấp của trẻ rất nhạy cảm, thêm vào đó sức đề kháng kém. Do vậy, nếu tiếp xúc với các dị nguyên từ bên ngoài môi trường như bụi bẩn, khói thuốc lá, lông động vật, phấn hoa,… sẽ rất dễ dẫn tới dị ứng. Tình trạng này không chỉ khiến trẻ có dấu hiệu ho, sổ mũi mà còn có thể làm xuất hiện cơn hen suyễn. 

Trẻ bị dị ứng lông động vật cũng là tác nhân dẫn tới các triệu chứng khó chịu ở mũi họng
Trẻ bị dị ứng lông động vật cũng là tác nhân dẫn tới các triệu chứng khó chịu ở mũi họng

Do vậy mẹ nên chú ý giữ cho môi trường ở của bé luôn sạch để hạn chế tình trạng trẻ bị ho, ngứa rát cổ họng, sổ mũi do dị ứng gây ra. 

Ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh

Sử dụng điều hòa lạnh, hoặc giữ ấm cho trẻ ở mùa đông không đúng cách khiến trẻ nhiễm lạnh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ho dai dẳng kèm theo hiện tượng sổ mũi. Đặc biệt ở giai đoạn giao mùa từ hè sang đông, nếu mẹ không giữ ấm cho trẻ đúng cách sẽ rất dễ gây ra tình trạng cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh không chỉ khiến trẻ bị ho sổ mũi kéo dài mà nghiêm trọng hơn sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không có phương pháp xử lý kịp thời. 

Trẻ ho sổ mũi nhiều ngày có nguy hiểm không?

Hiện tượng ho rát rát họng, sổ mũi kéo dài ở trẻ nhỏ khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng và thắc mắc không biết có ảnh hưởng gì tới sức khỏe trẻ nhỏ không. Có thể bạn chưa biết, mũi thuộc cơ quan quan trọng đảm nhiệm nhiều vai trò.

Mũi, họng được ví như “cửa ngõ” của hệ thống hô hấp, đồng thời cũng là nơi tiếp xúc đầu tiên với những yếu tố, dị nguyên gây các bệnh về hô hấp dẫn tới tình trạng ho, sổ mũi liên tục. 

Ho và sổ mũi kéo dài có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ nhỏ
Ho và sổ mũi kéo dài có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ nhỏ

Thông thường, đây chỉ là phải ứng bình thường khi có sự tác động từ bệnh ngoài vào như nhiệt độ, bụi bẩn, không khí lạnh,… Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài, không được xử  lý thích hợp có thể dẫn tới viêm nhiễm hệ hô hấp dưới, làm ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Hiện tượng ho, sổ mũi thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mất tập trung khi làm việc, học tập. Đối với trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi, sổ mũi làm ảnh hưởng tới hệ hô hấp sẽ gây ra hiện tượng nôn trớ khi ăn, từ đó biếng ăn, lười ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ nhỏ.

Đặc biệt, nếu ho khan, ho đờm, sổ mũi khởi phát từ các bệnh lý như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phổi,… Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ rất nghiêm trọng.

Tình trạng bệnh không chỉ nặng hơn mà có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng trẻ nhỏ. Chính vì lý do đó, khi thấy trẻ ho sổ mũi mẹ không nên coi thường mà hãy chủ động tìm phương pháp điều trị dứt điểm, bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ.

Trẻ bị ho kèm theo sổ mũi phải làm thế nào?

Khi thấy trẻ có hiện tượng ho, sổ mũi, mẹ nên chủ động lựa chọn phương pháp điều trị để giúp trẻ cải thiện tình trạng này.

Cách trị ho sổ mũi cho trẻ tại nhà

Khi thấy trẻ có hiện tượng xuất hiện các đợt ho, mũi nghẹt, chảy nước, các mẹ có thể áp dụng các mẹ dân gian tại nhà vừa an toàn lại hiệu quả. Một số cách đơn giản như:

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Nước muối có nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm vừa giúp làm sạch niêm mạch mũi họng lại hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp hiệu quả.

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý giảm giảm các triệu chứng khó chịu ở mũi họng
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý giảm giảm các triệu chứng khó chịu ở mũi họng

Bởi vậy khi thấy trẻ xuất hiện có triệu chứng khó chịu ở mũi họng mẹ có thể áp dụng theo cách này. 

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị nước muối sinh lý loại NaCl 0,9% và một chiếc khăn mềm, sạch.
  • Bước 2: Đối với trẻ lớn mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách xì mũi, còn với trẻ sơ sinh sinh thì hãy sử dụng dụng cụ hút đờm để hút sạch dịch mũi trước khi nhỏ nước muối sinh lý. 
  • Bước 3: Đặt trẻ nằm nghiêng trên giường, kê chiếc khăn dưới phần mông trẻ làm sao để phần đầu thấp hơn mông. 
  • Bước 4: Mẹ dùng một tay đỡ đầu trẻ, rồi đưa đầu ống lọ nước muối sinh lý vào hốc trong mũi nhỏ 1 – 3 giọt. Chờ khoảng 1 lúc sau để nước mũi ngấm vào bên trong, mẹ nhẹ nhàng dùng tay đẩy mũi đẻ hỉ mũi bong ra. 
  • Bước 5: Dùng khăn mềm vệ sinh mũi cho trẻ thật sạch. 

Chữa ho, giảm sổ sổ mũi bằng lá hẹ

Hẹ là một trong những thảo dược được đánh giá có hiệu quả trị ho an toàn đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ. Khi thấy trẻ xuất hiện triệu chứng ho, sổ mũi, các mẹ có thể dùng một số cách chữa từ lá hẹ sau: 

  • Cách 1: Dùng một nắm hẹ, rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào bát, cùng với một chút đường phèn, mang hấp cách thủy. Sau đó chắc phần nước để bé uống hàng ngày. Kiên trì áp dụng liên tiếp 3 ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng ho, sổ mũi. 
  • Cách 2: Dùng hẹ và quất xanh và mật ong hấp cách thủy. Sau đó cho trẻ uống phần nước như cách ở trên. 

Sử dụng húng chanh và quất

Đây là mẹo trị ho, sổ mũi cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng và đánh giá mang lại hiệu quả cao. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, các bạn có thể làm theo hướng dẫn sau đây:

Mẹo dùng húng chanh, quất đường phèn vừa hiệu quả lại an toàn
Mẹo dùng húng chanh, quất đường phèn vừa hiệu quả lại an toàn
  • Nguyên liệu chuẩn bị: Khoảng 20 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh. 
  • Cách dùng: Mang húng chanh và quất rửa sạch, quất bổ đôi, bỏ hạt. Sau đó cho các nguyên liệu vào xay nhuyễn. Cho hỗn hợp vào bát sứ, thêm vào đó khoảng 1 – 2 thìa đường phèn, rồi hấp cách thủy từ 15 – 20 phút. Sau đó, bạn chắt phần nước cho trẻ uống sẽ giúp giảm tình trạng ho khó chịu. 

Lưu ý: Mẹo trị ho, nghẹt mũi dân gian bằng các loại thảo dược trên đây chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Ngoài ra, tùy vào mức độ và cơ địa từng trẻ mà hiệu quả sẽ không giống nhau. Trong trường hợp trẻ ho sổ mũi lâu ngày,mẹ nên chủ động đưa trẻ thăm khám chuyên khoa để được chữa trị đúng cách.

Trẻ bị ho và sổ mũi uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc trị ho, sổ mũi cũng là một trong những biện pháp hiệu quả được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Tuy nhiên các mẹ cần chú ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc.

Vì kháng sinh có khả năng ức chế bệnh, giảm các triệu chứng nhanh. Tuy nhiên nó lại gây ra nhiều tác dụng phụ nếu dùng sai cách, liều lượng không phù hợp. 

Sử dụng thuốc cho trẻ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc cho trẻ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ

Thông thường, một số loại thuốc có tác dụng trị ho, sổ mũi cho trẻ được bán rộng rãi trên thị trường như: 

  • Thuốc đặc trị ho: Thuốc Codein,  Dextromethorphan,… có tác tác dụng ức chế cơn ho nhanh, từ đó làm giảm ho rỗ rệt. Tuy nhiên, thuốc có thể gây mệt mỏi, khó ngủ. 
  • Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn trong trường hợp trẻ bị ho, sổ mũi. Chúng có tác dụng chống dị ứng, từ đó làm giảm tình trạng ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Thuốc dùng cho trẻ thường ở dạng siro hoặc dung dịch uống như Chlorpheniramin, Dexchlorpheniramin, dextromethorphan, codein… 
  • Thuốc kháng sinh: Thường được dùng cho trẻ ho sổ mũi do nhiễm khuẩn ho hấp trên gây ra. Một số thuốc thường dùng như tetracyclin, corticoid,…
  • Siro trị ho: Có tác dụng giảm tình trạng ho đờm, ho khan, sổ mũi và các triệu chứng khó chịu ở mũi họng. Một số loại siro có thể được bác sĩ chỉ định như Tiffy, Passedyl, Astex, Atussin,… 

Phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y

Sử dụng thuốc Đông y cũng là một trong những cách trị các bệnh về hô hấp cho bé được nhiều mẹ áp dụng. Khác với Tây y, Đông y thường sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có khả năng tán phong hàn, giải cảm trị ho, chống lạnh từ đó làm thuyên giảm triệu chứng ho, sổ mũi khó chịu. Thành phần hoàn toàn tự nhiên, do vậy đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ.

Kha tử là một trong những vị thuốc Đông y có tác dụng trị ho hiệu quả
Kha tử là một trong những vị thuốc Đông y có tác dụng trị ho hiệu quả

Một số loại thảo dược có công dụng trị ho, sổ mũi như quả kha tử, hẹ, gừng, kim ngân hoa,… Đặc biệt, hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm thuốc Đông y được bào chế sẵn. Các mẹ có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ nhỏ giúp cải thiện tình trạng ho, sổ mũi dễ dàng.

Trẻ bị ho sổ mũi nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò rất quan trọng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, giảm hiện tượng ho, sổ mũi cho trẻ. Bởi vậy, bên cạnh việc lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp mẹ nên chú ý tới lựa chọn và chế biến thực phẩm cho bé. 

Thực phẩm trẻ nên ăn

  • Các món ăn nhiều nước, dễ nuốt như cháo, súp,… sẽ giúp tránh tình trạng đau rát họng khi nuốt.
  • Thực phẩm nhiều dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng hỗ trợ trị bệnh như thịt bò, trứng, sữa,…
  • Các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C và khoáng chất hỗ trợ cải thiện chứng bệnh về đường hô hấp hiệu quả từ đó giảm ho, sổ mũi. 
  • Trong bữa ăn mẹ nên đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm cho trẻ là tinh bột, chất béo, đạm và rau xanh.
  • Các thực phẩm có vỏ cứng nhọn như tôm, cua, bề bề,… mẹ nên lột sạch vỏ cẩn thận để tránh tình trạng vỏ cứng tác động vào họng gây ho nhiều hơn. 
  • Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày giúp làm ẩm niêm mạc mũi họng từ đó giúp làm giảm tình trạng ho, sổ mũi.
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng

Thực phẩm trẻ không nên ăn

  • Không nên cho trẻ ăn đồ lạnh như đá lạnh, kem,… vì điều này sẽ càng kiến tình trạng ho của trẻ nặng hơn. 
  • Thực phẩm nhiều muối, đường, nhiều dầu mỡ. Vì đây là tác nhân kích thích khiến các bệnh về hô hấp nặng hơn. 
  • Đồ cay nóng có ớt, tiêu, sa tế,… vì chúng có khả năng khiến trẻ “bốc hỏa” khiến triệu chứng ho, sổ mũi ngày càng nghiêm trọng. 
  • Đồ uống chứa gas như nước ngọt cũng không nên cho bé sử dụng để hỗ trợ trị bệnh hiệu quả. 

Các phòng ngừa ho sổ mũi ở trẻ nhỏ

Để phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện tình trạng ho, nghẹt mũi,  cho trẻ nhỏ, các mẹ nên chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Luôn giữ ấm cơ thể đúng cách cho trẻ, đặc biệt là vào mùa thu đông. Vì thời điểm này trẻ dễ bị nhiễm lạnh dẫn tới các bệnh về hô hấp, sinh ra ho, sổ mũi. 
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng sạch sẽ cho trẻ, có thể sử dụng nước muối sinh lý để giúp tăng khả năng loại bỏ vi khuẩn, phòng ngừa bệnh.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá,… vì đây là một trong những tác nhân gây ra tình trạng ho sổ mũi ở trẻ nhỏ.
  • Luôn vệ sinh môi trường ở của trẻ được sạch sẽ, không nuôi động vật như chó, mèo trong nhà. 

Như vậy có thể thấy, trẻ ho sổ mũi nhiều lúc chỉ là phản xạ tự nhiên do tác động bên ngoài và không gây nguy hiểm. Nhưng đây cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nếu không chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Hy vọng, với chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này từ đó có cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả, bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ. 

Tìm hiểu thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Kể từ khi bài thuốc nam điều trị bệnh viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường được giới thiệu trên chương trình “Khỏe thật đơn giản – VTV2” năm 2018, chuyên trang chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả về bài thuốc này. Các thắc mắc điển hình là bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả không, có an toàn không, có lành tính không, sử dụng có dễ không… Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp tường tận từng vấn đề cho tất cả độc giả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *