Cách Làm Tan Đờm Trong Cổ Họng Cho Trẻ – Thông Đờm Nhanh
Nội dung bài viết
Hiện tượng có đờm trong cổ họng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm trùng tại đường hô hấp. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của bé. Vì vậy nhiều cha mẹ lo lắng tìm đủ các cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ. Tuy nhiên, đâu mới là phương pháp an toàn và hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết sau để tìm được câu trả lời.
Cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ
Đờm là một chất được tiết ra từ các bộ phận trong đường hô hấp khi bị viêm nhiễm, đặc biệt là cổ họng. Đờm bao gồm chất nhầy, tạp chất, tế bào bạch cầu mủ, tế bào hồng cầu,… Khi quan sát sẽ thấy đờm có các màu sắc khác nhau như trắng đục, trắng trong, trắng vàng, thậm chí còn lẫn cả bọt khí hoặc tia máu.
Đờm nhầy bám dính lâu ngày trong cổ họng sẽ kích thích phản xạ ho để loại bỏ chúng ra bên ngoài. Triệu chứng này khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, đau rát cổ họng, khó thở và dễ nôn trớ khi ăn. Vì vậy cha mẹ nên cho bé đi thăm khám sớm để tìm được biện pháp điều trị phù hợp.
Trị đờm ở cổ họng bằng mẹo dân gian
Trẻ có sức đề kháng yếu nên không thể tùy tiện sử dụng thuốc tây. Ngoài ra cha mẹ tuyệt đối không cho bé sơ sinh dùng tân dược vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển. Lúc này, phụ huynh có thể làm tan đờm cho trẻ bằng các mẹo dân gian tại nhà như:
- Làm tan đờm trong cổ họng bằng rau diếp cá
Trong Đông y, rau diếp cá có khả năng tiêu sưng, giảm sốt, diệt trừ vi khuẩn, thải độc gan và nhanh chóng long đờm. Cách chữa bệnh cho trẻ bằng rau diếp cá được thực hiện như sau:
Nguyên liệu gồm 1 lá diếp cá và 200ml nước vo gạo. Sau khi rửa sạch dược liệu thì đem giã thật nhuyễn. Đun sôi nước vo gạo rồi cho diếp cá vào nồi và hầm thêm trong 3 phút. Lọc hỗn hợp thành 3 phần rồi cho bé uống vào các buổi sáng, trưa, tối.
- Tan đờm bằng lá hẹ
Lá hẹ chứa nhiều hoạt chất có lợi như vitamin, đạm, canxi. Đây đều là các dưỡng chất có khả năng làm loãng đờm, loại bỏ chất nhầy, tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra theo nghiên cứu, hoạt chất trong lá hẹ còn có tác dụng tương tự như kháng sinh.
Điều này được thể hiện thông qua việc chống lại hoạt động của tụ cầu vàng và nhiều chủng vi khuẩn khác. Người bệnh áp dụng điều trị bằng các cách sau:
Cách 1: Dùng lá hẹ nguyên chất
Chuẩn bị khoảng 12 – 24g lá hẹ. Loại bỏ các lá úa và đem rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu và nước sôi vào máy xay sinh tố để xay thật nhuyễn. Dùng rây lọc để loại bỏ bã và giữ lại nước cốt. Chia hỗn hợp thành nhiều phần khác nhau và cho bé uống trong ngày. Kiên trì sử dụng để giảm triệu chứng bị ho, tiêu đờm và cải thiện các triệu chứng khó chịu.
Cách 2: Kết hợp với đường phèn và quýt
Chuẩn bị 5g lá hẹ tươi, 3 quả quất và 10g đường phèn. Rửa sạch các nguyên liệu và ngâm qua với nước muối. Tiếp theo bổ quất làm tư, lá hẹ thì cắt thành từng đoạn ngắn khoảng 2cm. Cho các nguyên liệu vào chén sành, thêm một ít đường, trộn thật đều và đem hấp cách thủy ít nhất 20 phút. Khi hỗn hợp còn ấm, phụ huynh cho bé uống khoảng 2 thìa nhỏ, mỗi ngày sử dụng 3 lần.
- Mật ong kết hợp với chanh đào
Mật ong và chanh đào đều được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị bệnh về đường hô hấp. Cụ thể, mật ong có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm, đánh tan đờm trong cổ họng. Ngoài ra các tinh chất tự nhiên sẽ hỗ trợ làm dịu cổ họng và đẩy lùi ngứa ngày khó chịu.
Trong khi chanh đào lại có tính mát, vị chua, giúp lợi tiêu, thanh nhiệt, trừ ho, kháng viêm. Thành phần dưỡng chất trong quả này cũng mang lại nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Do đó, nó có thể cải thiện hiệu quả đờm nhầy và làm sạch phổi.
Cách thực hiện: Rửa sạch 4 – 5 quả chanh đào và thái thành từng lát mỏng. Tiếp theo cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh. Đổ mật ong ngập dược liệu và ngâm trong 4 – 5 ngày là có thể sử dụng. Bên cạnh đó cha mẹ có thể cho trẻ ngậm chanh đào với muối khi cảm thấy cổ họng xuất hiện đờm.
Lưu ý: Đây là phương pháp điều trị tức thời và chỉ góp phần đẩy lùi triệu chứng. Đối với tình trạng bệnh lý phức tạp, mẹo dân gian thường không mang đến nhiều hiệu quả. Nếu lạm dụng, bệnh tình của trẻ sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Do đó, cha mẹ đừng vội áp dụng cách chữa này nếu chưa có sự tư vấn của các chuyên gia.
Cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ bằng thuốc tây
Thông thường bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc giúp loại bỏ chất nhầy, cải thiện triệu chứng khó chịu và giúp bé dễ thở hơn. Hàm lượng các loại thuốc sẽ được chỉ định dựa trên tính chất của đờm nhầy.
Với các bé sơ sinh hoặc dưới 2 tuổi, cha mẹ nên hạn chế điều trị bằng thuốc tây. Bởi lẽ hệ hô hấp của trẻ vẫn đang phát triển nên rất dễ gặp phải tác dụng phụ của tân dược. Thay vào đó cha mẹ có thể sử dụng một số thuốc tan đờm chiết xuất từ thảo dược như quất, hẹ, cam thảo hay xạ can,…
Tuy nhiên khi bé đã lớn và cổ họng có quá nhiều đờm dính gây ho, bác sĩ có thể kê đơn thuốc sau:
- Thuốc tan đờm Acetyl cystein
Đây là loại thuốc có tác dụng tích cực trong quá trình làm giảm độ đặc quánh của đờm. Nó mang đến tác dụng tốt nhất khi dùng dưới dạng hít phun mù và nhỏ dung dịch trực tiếp vào khí quản.
Tuy nhiên thuốc dễ gây ra tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, đau bụng, chảy máu dạ dày, co thắt khí quản,… Do đó cha mẹ không nên tùy tiện cho trẻ sử dụng khi chưa có chỉ định của y, bác sĩ.
- Thuốc tan đờm Bromhexin
Bromhexin được sản xuất thành nhiều dạng, bao gồm viên nén, viên bao đường uống, siro, dạng tiêm hoặc cồn ngọt,… Người bệnh có thể kết hợp thuốc với các loại kháng sinh như Cefuroxime, Amoxicillin để gia tăng hiệu quả.
Tuy nhiên phụ huynh không sử dụng thuốc dạng viên nén cho trẻ. Ngoài ra cũng cần lưu ý một số tác dụng phụ sau: dị ứng, phát ban, ngứa da,…
Tân dược có thể gây ra phản ứng ngược ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngoài ra trẻ sơ sinh không được khuyến khích sử dụng thuốc tây chữa bệnh. Vì vậy cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ thông tin và bám sát hướng dẫn của y, bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc, nếu bé gặp phải vấn đề xấu, phụ huynh cần báo ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ.
Chữa tan đờm trong cổ họng cho trẻ bằng đông y
Theo ghi chép của Đông y, phong hàn xâm nhập khiến cơ thể nhiễm lạnh. Tác nhân có hại phát triển làm tổn thương phổi. Cơ thể mất cân bằng âm dương, phong – hàn – tà kết hợp khiến đờm nhiệt tích tụ trong cổ họng.Do đó nguyên tắc điều trị của Đông y là loại bỏ tận gốc mầm bệnh, bồi bổ các tạng và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Thuốc Đông y được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên và không gây tác dụng phụ. Khi sử dụng, dược tính sẽ ngấm vào cơ thể và phát huy tác dụng. So với tây y chỉ đẩy lùi triệu chứng và có thể gây phản ứng ngược thì đông y mang đến hiệu quả tích cực hơn.
Ngoài ra, thuốc đông y còn phù hợp với cơ địa của mọi bệnh nhân. Các dược liệu gần gũi, quen thuộc với người Việt, đảm bảo an toàn với sức khỏe của các bé.
Tuy nhiên thuốc Đông y khá đắng và cần thời gian để phát huy tác dụng. Thêm vào đó, các bài thuốc dạng thang phải được đun sắc đúng cách mới đạt hiệu quả tốt. Điều này gây ra nhiều khó khăn khi chữa trị cho trẻ. Nếu phụ huynh không đủ kiên nhẫn sẽ rất dễ bỏ cuộc giữa chừng. Vì vậy trong quá trình điều trị, cha mẹ nên kiên trì tuân thủ theo đúng phác đồ của các lương y.
Cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ bằng món ăn
Phụ huynh có thể thực hiện các món ăn đơn giản nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho các bé. Sau đây là một số món dễ chế biến và có thể làm tiêu đờm bám ở thành họng:
- Củ cải nấu nước mía
Chuẩn bị 100g củ cải và 2 ly nước mía. Gọt vỏ củ cải rồi thái thành từng lát mỏng. Cho nguyên liệu và nước mía vào nồi. Đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đợi nước mía cạn còn một nửa thì tắt bếp. Chắt lấy nước cốt và lọc bỏ bã. Cha mẹ hãy cho bé uống hỗn hợp 2 – 3 lần/ ngày để bổ sung năng lượng và đánh tan đờm nhầy.
- Canh giá đỗ nấu thịt băm
Nguyên liệu bao gồm 200g giá đỗ và 50g thịt bằm. Cha mẹ nấu thành canh giá đỗ thịt băm rồi cho bé ăn hằng ngày. Thực phẩm này không chỉ giúp long đờm, trị ho mà còn kích thích tiêu hóa để bé ăn ngon miệng hơn.
- Nấu canh mướp hương
Để nấu món này phụ huynh cần chuẩn bị lá rau đay, tôm xay và mướp hương (200mg). Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch, mướp hương cần gọt hết vỏ. Tiếp đến thái nhỏ mướp và rau đay, tôm đem xào chín rồi nấu với nước lọc. Chờ đến khi sôi thì thêm mướp và rau đay vào nồi, đợi canh chính kỹ rồi cho thêm gia vị. Bé nên ăn món này 2 – 3 lần/ tuần để hoạt huyết, long đờm và thông kinh lạc.
- Long đờm bằng canh rau hẹ
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm rau hẹ, thịt lợn băm, đậu hũ non, hành, gừng. Đầu tiên ướp thịt lợn với hành củ và hạt nêm trong 15 phút. Rửa sạch và thái nhỏ lá hẹ, còn đậu hũ bạn cắt miếng nhỏ. Xào thịt đến khi săn lại thì đổ thêm nước để nấu thật sôi. Tiếp đến cho đậu hũ non vào đun trong 5 phút rồi thêm lá hẹ. Nêm các gia vị, đun trong 3 phút thì tắt bếp. Mỗi tuần cho bé ăn 3 lần để làm tan đờm và trị ho.
Chăm sóc trẻ để phòng tránh đờm trong cổ họng
Song song với các cách làm tan đờm thì cha mẹ hãy xây dựng cho trẻ những thói quen sinh hoạt tốt. Phương pháp này sẽ giúp trẻ nhỏ bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa hiệu quả chứng có đờm trong cuống họng.
Cụ thể, phụ huynh hãy tập cho trẻ cách vệ sinh răng miệng, súc miệng ít nhất 2 lần/ ngày. Hoạt động này giúp trẻ loại bỏ các vi khuẩn có hại bám dính tại khoang miệng. Mỗi khi đi ra đường, luôn nhớ đeo khẩu trang cho bé nhằm tránh khỏi khói bụi hoặc yếu tố gây dị ứng.
Không để trẻ ở trong phòng có điều hòa lạnh hoặc tiếp xúc với người bị cúm, cảm lạnh. Nếu thời tiết trở lạnh, phụ huynh nên giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là tay, chân và cổ họng.
Nước có tác dụng làm loãng đờm nhầy và loại bỏ hại khuẩn. Do đó phụ huynh nên bổ sung đủ lượng mỗi ngày cho con. Nếu bé ưa thích đồ ngọt, cha mẹ có thể pha nước trái cây hoặc sinh tố để bé dễ uống hơn. Ngoài ra người mẹ không nên cho trẻ sơ sinh cai sữa quá sớm. Lý do là vì sữa mẹ giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ sự phát triển của trẻ.
Một chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng trong quá trình điều trị và ngăn ngừa nhiễm bệnh. Vì vậy, hãy cho con ăn các thực phẩm chứa nhiều omega 3, giàu vitamin cùng các khoáng chất có lợi.
Bởi lẽ đây đều là nhóm thực phẩm giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn và cải thiện các vấn đề ở đường hô hấp. Ngoài ra chúng còn có tác dụng kích thích tái tạo tế bào mới và giảm thiểu sự tổn thương tạ. Sức đề kháng của người bệnh được nâng cao và dễ dàng chống lại sự tấn công của hại khuẩn.
Cha mẹ có thể tìm thấy dưỡng chất cần thiết trong trái cây tươi, rau xanh, hàu, hạt óc chó, dầu gan cá tuyết, các loại củ làm gia vị,… Các mẹ nên kết hợp nhiều thực phẩm với nhau để chế biến thành các món ăn ngon miệng. Tốt nhất là nấu những món dễ nuốt, mềm, lỏng như canh hoặc cháo.
Những thực phẩm không tốt cho cổ họng của trẻ gồm: đồ ăn chiên rán, cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt, các hạt chứa dầu như đậu phộng, hướng dương,… Lý do là vì chúng sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt dẫn đến kích ứng niêm mạc họng. Từ đó khiến cổ họng tăng tiết dịch đờm và kích thích các cơn ho.
Trẻ nhỏ rất thích đồ ngọt nhưng đây không phải nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bởi vì chúng sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Đồng thời còn ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu đến khu vực bị tổn thương tại đường thở. Vì vậy cha mẹ hãy kiểm soát chế độ dinh dưỡng để trẻ đạt kết quả tốt khi điều trị.
Như vậy bài viết này đã tổng hợp các cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ. Tuy nhiên, thay vì lạm dụng thông tin trên mạn, cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia. Bởi lẽ, thể trạng của trẻ nhỏ tương đối yếu, mọi sai sót trong điều trị đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe các bé.
Thông tin tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!