Cách Chữa Đờm Cho Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Tuổi – Nên Biết

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nào hiệu quả mà an toàn là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Tình trạng xuất hiện đờm ở khoang mũi, cổ họng nếu không được xử lý đúng cách sẽ khiến trẻ khó thở, thở khò khè, ngủ không ngon giấc. Vậy tại sao trẻ sơ sinh có đờm và cách điều trị như thế nào? 

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nào hiệu quả là thắc mắc của nhiều phụ huynh
Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nào hiệu quả là thắc mắc của nhiều phụ huynh

Đờm là một chất nhầy đặc tích tự ở trong khoang mũi, cổ họng. Về bản chất đờm  sinh ra không có hại. Chúng có vai trò ngăn chặn sự tác động của vi khuẩn và bụi bẩn vào hệ hô hấp gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi tạo ra chất nhầy, quá trình sau đó chúng sẽ bị đào thải ra ngoài bằng phản xạ khạc đờm. 

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh chưa thể thực hiện phản xạ đào thải đờm ra ngoài. Điều này khiến dịch đờm tích tụ lại trong các khoang mũi, họng. Tình trạng kéo dài dẫn tới hiện tượng trẻ khó thở, thở khò khè, lâu dần sinh ho, ho dai dẳng,… 

Ngoài ra, đờm cản trở đường thở sẽ khiến việc bú mớm của trẻ khó khăn hơn, gây hiện tượng nôn trớ từ đó dẫn tới tình trạng biếng ăn, lười bú. 

Như vậy có thể thấy tình trạng đờm ở trẻ sơ sinh nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Do vậy, các mẹ nên chủ động lựa chọn phương pháp loại bỏ đờm cho trẻ an toàn, hiệu quả. 

Mách mẹ 5 cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hiệu quả

Để cải thiện tình trạng đờm tích tụ nhiều khiến trẻ bị ho, khó thở, thở khò khè, các bạn có thể áp dụng những mẹo đơn giản dưới đây: 

Vỗ long đờm

Vỗ long đờm là cách đơn giản nhất để mẹ giúp bé loại bỏ dịch đờm hiệu quả. Cách này rất đơn ngày, mỗi sáng thức dậy, khi bé chưa bú, mẹ hãy thực hiện các động tác làm long đờm từ đó giúp bé cải thiện tình trạng tốt hơn.

Vỗ long đờm giúp dịch đờm nhầy thoát ra ngoài dễ dàng
Vỗ long đờm giúp dịch đờm nhầy thoát ra ngoài dễ dàng

Hướng dẫn các bước vỗ long đờm:

  • Bước 1: Mẹ đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm úp, phần đầu hơi dốc xuống không cần kê gối. Dùng một miếng khăn xô lót ở dưới mông trẻ để giúp tạo độ dốc phía trên. 
  • Bước 2: Tiến hành vỗ long đờm. Mẹ  khum bàn tay lại rồi vỗ nhẹ lên phần lưng con, vị trí giữa 2 bả vai. Động tác này sẽ giúp đờm loãng ra và tạo lực để đẩy đờm bị mắc kẹt ở dưới cổ họng đi lên trên rồi dễ dàng thoát ra ngoài khi trẻ ho hoặc nôn trớ. 

Chú ý, mẹ nên thực hiện nhịp nhàng và liên tục khoảng 2 – 3 phút. Sau khi thực hiện xong, mẹ dùng khăn vệ sinh sạch sẽ miệng mũi cho bé trước khi cho bé ăn bữa sáng. 

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bằng tinh dầu

Mùi hương tinh dầu sẽ có tác dụng giúp bé hít thở dễ dàng và cảm thấy dễ chịu hơn. Do vậy, mỗi khi tắm, mẹ hãy nhỏ khoảng 1 – 2 giọt tinh dầu tự nhiên như chanh, bạc hà,…Hương thơm này sẽ mang lại tác dụng khai đông đường thở, hỗ trợ làm loãng dịch đờm từ đó cải thiện tình trạng thở khò khè do đờm gây ra. 

Ngoài ra, mẹ có thể cho tinh dầu vào máy tạo độ ẩm không khí. Hơi nước sẽ giúp hương thơm lan tỏa từ đó làm dịu cơn khò khè ở mũi trẻ nhỏ do dịch đờm. 

Cho trẻ bú nhiều hơn

Khi trẻ có hiện tượng tăng dịch đờm ở họng, mũi, mẹ nên tăng lần bú cho trẻ nhiều hơn và chia nhiều lần trong ngày. Sữa mẹ không chỉ là thực ăn chính của bè mà còn đóng vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn làm tan dịch đờm. Bởi vậy cho bé bú thường xuyên sẽ mang lại công dụng tan đờm hiệu quả. 

Cho trẻ bú nhiều là cách giảm đờm hiệu quả với trẻ sơ sinh

Xông hơi bằng nước ấm

Mẹ có thể áp dụng cách xông hơi phòng tắm cho trẻ giúp cải thiện tình trạng dịch đờm cho bé hiệu quả. Với cách này, mẹ hãy đổ đầy nước ấm vào bồn tắm, thêm 1 – 2 giọt tinh dầu rồi đóng kín cửa. Hơi nước ấm cùng hương thơm tinh dầu sẽ giúp làm loãng dịch đờm và mang lại cảm giác dễ chịu ở đường hô hấp. 

Mẹ hãy bế bé  ngồi trong phòng tắm khoảng 10 phút để xông hơi. Thực hiện nhiều lần trong ngày trong nhiều ngày liên tiếp sẽ mang lại hiệu quả tốt. 

Bổ sung thực phẩm tăng hệ miễn dịch

Trẻ dưới 1 tháng tuổi nguồn dinh dưỡng chủ yếu là từ sữa mẹ. Do vậy việc mẹ ăn gì sẽ ảnh hưởng trực tiếp với trẻ nhỏ. Để tăng cường sức đề kháng hiệu quả, giúp trẻ nâng cao sức đề kháng chống chọi với bệnh, mẹ nên tăng cường sử dụng các thực phẩm có lợi như thịt bò, hải sản, sữa chua, tỏi,….

Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất giúp trẻ sơ sinh tăng cường sức đề kháng
Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất giúp trẻ sơ sinh tăng cường sức đề kháng

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, các mẹ cần chú ý một số vấn đề như: 

  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé sạch sẽ bằng nước muối sinh lý để giúp phòng ngừa bệnh hô hấp gây dịch đờm. 
  • Khi hỉ mũi cho bé, mẹ nên dùng khăn giấy 1 lần, không nên dùng khăn sữa sử dụng nhiều lần. Vì trong dịch mũi có nhiều vi khuẩn, không được làm sạch sẽ đúng cách sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm nặng hơn. 
  • Khi trẻ ngủ, mẹ nên kê gối cao hơn một chút để giúp trẻ dễ thở hơn. 
  • Sử dụng miệng để hút mũi cho trẻ là một thói quen hoàn toàn sai lầm. Điều này sẽ khiến vi khuẩn từ miệng mẹ sang hệ hô hấp của trẻ gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng. 
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, khu vực chơi cho bé sạch sẽ. Vì bụi bẩn, khói thuốc, nông động vật cũng là tác nhân gây bệnh hô hấp dẫn tới tăng dịch đờm ở trẻ sơ sinh. 

Có nên sử dụng thuốc kháng sinh trị đờm đờm cho trẻ sơ sinh không?

Tình trạng dịch đờm tích tụ ở họng, miệng trẻ nhiều ngày kiến mẹ cảm thấy lo lắng và muốn lựa chọn loại thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng. Thực tế, hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện nhiều loại thuốc kháng sinh giúp làm long đờm, tiêu đờm, loãng đờm hiệu quả. 

Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhi, mẹ không nên vội vàng tự ý mua và sử dụng thuốc nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc không đúng cách không chỉ không mang lại tác dụng tốt mà có thể dẫn tới nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, trẻ 1 tháng tuổi vẫn còn nhỏ, lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây tác động xấu tới sự phát triển bình thường của bé. 

Có nên cho trẻ sơ sinh dùng thuốc long đờm không?
Có nên cho trẻ sơ sinh dùng thuốc long đờm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, khi thấy bé có hiện tượng dịch đờm tích tụ nhiều không nên vội vã dùng thuốc. Việc đầu tiên mẹ nên làm là vệ sinh mũi họng và khu vực ở sạch sẽ cho bé kết hợp các phương pháp đơn giản tại nhà. 

Trong trường hợp trẻ bị đờm lâu ngày kèm theo hiện tượng ho, thở khò khè, quấy khóc nhiều, mẹ nên chủ động đưa tới bệnh viện chuyên khoa. Tại đây, các bạn sĩ sẽ tiến hành thăm khám tìm ra nguyên nhân từ đó có phương pháp xử lý phù hợp để bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ. 

Như vậy có thể thấy rằng về cơ bản trẻ bị đờm không hề nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên việc mẹ xử lý không đúng cách có thể khiến tình trạng dịch đờm ở cổ họng, mũi bé tăng nhanh gây ảnh hưởng tới đường hô hấp, ăn uống. Hy vọng, với chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ trang bị thêm kiến thức từ đó có cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phù hợp. Chúc các bé sức khỏe!

Bạn có thể chưa biết:

4.7/5 - (52 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *