Bị ho nên ăn trái cây gì tốt và cần tránh xa loại nào?
Nội dung bài viết
Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả điều trị của những bệnh nhân mắc chứng ho. Nhiều người bệnh luôn băn khoăn “Khi bị ho nên ăn trái cây gì tốt và cần tránh xa những loại nào để nhanh chóng khỏi bệnh?” Cùng giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau đây.
Bị ho nên ăn trái cây gì giúp cải thiện bệnh tốt?
Để điều trị bệnh ho nhanh chóng đạt hiệu quả tốt, chế độ ăn hợp lý đóng vai trò quan trọng . Một trong những loại thực phẩm mà người bệnh nên ăn khi bị ho là trái cây. Hầu hết các loại trái cây đều chứa hàm lượng vitamin và chất khoáng rất tốt cho cơ thể.
Có rất nhiều các loại trái cây, tuy nhiên, không phải loại nào cũng có thể ăn khi bị ho. Bị ho nên ăn trái cây gì thì tốt? Người bệnh có thể lựa chọn một số loại dưới đây:.
Nho
Nho là loại quả giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm vitamin B1, B2, B6 hoặc một số vi chất khác rất tốt cho sức khỏe. Có tác dụng điều hòa máu trong cơ thể, bổ thần kinh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, các chất béo bão hòa trong nho cũng rất tốt cho tim mạch.
Người bệnh ăn nho giúp cải thiện các triệu chứng ho khan, ho do viêm nhiễm, ho có đờm rất tốt. Có thể ăn trực tiếp nho hoặc ép nước uống.
Quất
Bị ho nên ăn trái cây gì? – Quất (tắc) có vị hơi chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn và trị ho rất tốt. Trong quất có lượng lớn hoạt chất có tính kháng viêm, sát khuẩn. Bài thuốc này thích hợp với người bệnh bị chứng ho dai dẳng, ho lâu ngày thường xuyên tái phát.
Cách sử dụng: Người bệnh có thể ngâm quất với mật ong để sử dụng dần hoặc chưng cách thủy quất, mật ong, đường phèn để giảm ho. Lưu ý không dùng bài thuốc này cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc.
Việt quất
Trong thành phần quả việt quất chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa như vitamin A, B, C, E và các nguyên tố vi lượng sắt, kẽm,…giúp nâng cao sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.
Ngoài ra, hoạt chất flavonoid trong quả việt quất có tác dụng chống viêm, sát khuẩn. Do đó, bổ sung việt quất vào bữa ăn nhẹ hàng ngày của người bệnh sẽ giúp cải thiện các triệu chứng ho do nhiễm khuẩn, đau rát cổ họng, ngứa họng. Người bệnh chỉ cần ép lấy nước, thêm ít đường và nước là có thể sử dụng. Cách chữa này có thể dùng cho cả trẻ nhỏ.
Lựu
Bị ho nên ăn trái cây gì? Bệnh nhân nên bổ sung lựu vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ việc điều trị ho nhanh chóng có kết quả. Theo Đông y, quả lựu có vị ngọt hơi chua, chát, tính ấm, có tác dụng nhuận họng, giảm tình trạng khô rát, muốn ho, trừ lao tốt. Trong thành phần quả lựu có chứa các chất chống oxy hóa polyphenol và các vitamin giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể chống lại sự tấn công của tác nhân gây ho.
Người bệnh có thể ăn trực tiếp hạt lựu, lưu ý cắn vỡ hạt lựu, nuốt nước để nâng cao hiệu quả điều trị. Với trẻ nhỏ, bố mẹ có thể ép lấy nước lựu cho trẻ uống.
Dứa
Dứa (quả thơm) là loại quả rất nhiều dưỡng chất như vitamin C và các khoáng chất khác như đồng, folate (vitamin B9), mangan. Đặc biệt, trong dứa chứa bromelain – hỗn hợp của nhiều loại enzym có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị ho do viêm nhiễm.
Ngoài ra, ăn dứa cũng là một biện pháp cải thiện quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Người bệnh có thể ép dứa lấy nước, thêm mật ong, gừng tươi băm nhỏ, khuấy đều và uống mỗi ngày.
Khế
Theo Đông y, khế là quả có vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, tăng tiết nước bọt, tiêu đờm, lợi tiểu tốt. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong khế có các thành phần như vitamin C, saponin và flavonoid có tác dụng kháng viêm và long đờm hiệu quả.
Ngoài ra, một số hoạt chất khác trong khế có khả năng làm sạch cuống họng, loại bỏ tình trạng ứ đọng dịch nhầy trong cổ họng và cải thiện triệu chứng ho. Sử dụng khế hàng ngày giúp giảm ho có đờm, ho kèm các biểu hiện xuất tiết, ho do viêm nhiễm.
Người bệnh có thể sử dụng trực tiếp khế tươi hoặc ép lấy nước uống thêm đường giảm vị chua hoặc chưng cách thủy khế và đường phèn để tăng hiệu quả điều trị.
Dâu tây
Trong dâu tây chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và có tính sát khuẩn, giúp ức chế tác nhân gây viêm nhiễm ở đường hô hấp. Ngoài ra, bị ho ăn dâu tây có thể cải thiện triệu chứng ngứa rát cổ họng, sưng tấy niêm mạc họng gây khó nuốt, giảm ho. Ngoài ra, các khoáng chất trong quả dâu cũng giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể và kích thích cảm giác thèm ăn.
Loại hoa quả này cũng rất dễ sử dụng cho trẻ nhỏ dưới dạng nước ép hoặc quả tươi. Ngoài ra, có thể thêm mật ong để gia tăng hương vị, nhanh chóng cải thiện triệu chứng ho. (Không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi)
Quả la hán – giải pháp Đông y cho vấn đề “Bị ho nên ăn gì?”
Quả la hán là một vị thuốc Đông y có vị ngọt, tính mát, không độc, tác động tới phế và tỳ, có tác dụng nhuận phế, bổ tỳ, hóa đàm, tiêu đờm. Do đó, la hán thường được sử dụng trong các bài thuốc trị ho do phế nhiệt, ho có đờm, cụ thể là một số bệnh như viêm long đường hô hấp trên, viêm amidan,…Ngoài ra, nước sắc từ quả la hán còn có tác dụng bổ sung sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, nhanh chóng đẩy lùi mọi bệnh tật.
Cách sử dụng: Người bệnh dùng nước sắc từ quả la hán thay nước uống hàng ngày, có thể thêm mật ong để gia tăng hương vị và hiệu quả điều trị.
Cần kiêng loại trái cây nào khi bị ho?
Bị ho nên ăn trái cây gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị ho hiệu quả? Bên cạnh các loại quả nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày, người bệnh cũng cần lưu ý tránh sử dụng các loại quả sau:
Cam quýt
Mặc dù cam quýt chứa lượng vitamin C và nhiều khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, trong cam quýt có chất cellulite – đây là chất tích tụ dưới lớp da khiến cơ thể luôn nặng nề, di chuyển, vận động gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, với người bị ho cellulite sẽ làm tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc họng, tạo ra nhiều đờm hơn. Do đó, bệnh nhân không nên ăn cam quýt khi bị ho.
Dừa
Dừa là loại quả có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt và làm mát cơ thể. Tuy nhiên, với những người bị ho, đặc biệt bị hen suyễn mãn tính được khuyến cáo không sử dụng dừa. Do dừa có tính lạnh, ăn nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến phế quản – phổi, khiến bệnh ho nghiêm trọng hơn.
Dưa hấu
Dưa hấu là loại quả giải nhiệt, bổ sung nước cho cơ thể cùng với lượng vitamin dồi dào. Tuy nhiên ăn nhiều dưa hấu khiến gan thận phải làm việc quá tải để đào thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này không tốt cho cơ thể người đang bị bệnh. Ngoài ra, hàm lượng đường cao trong dưa hấu sẽ gây kích ứng cổ họng, khiến bệnh nhân tăng triệu chứng ho, ngứa rát cổ họng nhiều hơn.
Trên đây là một số loại quả giúp người bệnh giải quyết nỗi lo “Bị ho nên ăn trái cây gì và kiêng loại nào thì tốt?” Người bệnh nên áp dụng song song với phương pháp điều trị của bác sĩ để nhanh chóng dứt bệnh. Bên cạnh đó, trong thời gian chữa ho, người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động quá sức, không ảnh hưởng đến việc điều trị.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!