Trẻ bị ho và sốt nhẹ có sao không? Cách xử lý, khắc phục

Trẻ bị ho và sốt nhẹ là một biểu hiện thường thấy nhưng lại cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm mà bố mẹ không nên bỏ qua. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm một số thông tin về tình trạng này.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị ho và sốt nhẹ?

Ho là một biểu hiện rất tự nhiên của cơ thể nhằm đào thải và tống những chất độc hại, bụi bẩn, vi khuẩn, dị vật ra ngoài môi trường. Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ bị ho và sốt nhẹ kèm theo thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo rằng sức đề kháng của bé đang suy giảm và nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Trẻ bị ho và sốt nhẹ là triệu chứng cảnh báo nhiều căn bệnh về đường hô hấp
Trẻ bị ho và sốt nhẹ là triệu chứng cảnh báo nhiều căn bệnh về đường hô hấp

Khi bố mẹ thấy trẻ bị xuất hiện tình trạng ho và sốt nhẹ thì không cần quá lo lắng bởi đây là phản ứng rất tự nhiên nhằm chống lại những tác nhân gây bệnh đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Điều bố mẹ cần làm lúc này là bình tĩnh và tìm hướng xử lý giúp hạ sốt và bớt ho cho trẻ nhỏ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị ho và sốt nhẹ nhưng những nguyên nhân chính có thể kể đến như:

Sự thay đổi của môi trường và thời tiết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu, khi những yếu tố bên ngoài môi trường thay đổi như thời tiết và khí hậu có thể dẫn đến sự tấn công mạnh mẽ của vi khuẩn. Trẻ bị ho và sốt nhẹ rất có thể do bị tiếp xúc nhiều với khói bụi, ô nhiễm và hóa chất độc hại.

Bên cạnh đó, thời gian giao mùa khiến thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị ho và gây sốt nhẹ.

Mắc bệnh cảm cúm

Ho và sốt nhẹ cũng có thể là biểu hiện ban đầu của tình trạng cảm cúm gây nên. Cảm cúm do virus cúm A, B,… hình thành và khi trẻ bị nhiễm cúm thường có dấu hiệu ho có đờm, ho khan, đau rát họng, sốt cao trên 39 độ C, sổ mũi, hắt hơi.

Nếu bệnh trở nặng hơn còn có thể kèm theo tình trạng đau thắt tại lồng ngực gây khó thở. Khi đó, bố mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Mắc bệnh về đường hô hấp

Khi trẻ bị mắc hầu hết các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, hen suyễn,… thì những triệu chứng ban đầu của chúng thường là ho và sốt nhẹ kéo dài.

Bố mẹ cần liên tục kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho bé và quan sát xem có xuất hiện những dấu hiệu bất thường hay không.

Viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, cảm cúm,... đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho, sốt nhẹ, đau đầu, nghẹt mũi ở trẻ
Viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, cảm cúm,… đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho, sốt nhẹ, nghẹt mũi ở trẻ
  • Viêm amidan: Amidan ở cổ họng sưng đỏ tấy, chèn vào đường thở gây khó thở, đau rát họng, ứ đọng dịch đờm gây ho, có thể xuất hiện mủ, khó nuốt, hôi miệng. Có thể xuất hiện hạch bạch huyết sưng ở cổ kèm sốt cao đột ngột trên 39 độ C.
  • Viêm họng: Viêm họng là sự tấn công của vi khuẩn, virus vào niêm mạc họng gây sưng đau và ho, sốt trên 38 độ. Quan sát có thể thấy một lớp váng trắng ở lưỡi hay miệng trẻ, cơ thể mệt mỏi và quấy khóc.
  • Hen suyễn: Khi bị hen suyễn, trẻ thường có biểu hiện ho thở khò khè, hít thở khó nhọc, thở dốc và đứt quãng, thi thoảng có kèm theo hiện tượng sốt nhẹ về chiều hoặc đêm.
  • Viêm phế quản: Khi viêm phế quản ở giai đoạn khởi phát, bố mẹ có thể thấy bé bị sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi, ho khan. Khi bệnh nặng hơn sẽ thấy xuất hiện sốt cao, ho dữ dội và kéo dài, khó thở, cơ thể tím tái, lên cơn co giật,…

Trẻ bị trào ngược dạ dày

Trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày gây ho và sốt cũng là một hiện tượng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do acid dư thừa tại dạ dày trào ngược lên thực quản đến họng kèm theo những thức ăn lên men và thối trong dạ dày khiến cổ họng bị viêm nhiễm, dẫn đến ho và sốt.

Ở nhóm trẻ sơ sinh, các bé thường xuyên bị nôn trớ nên rất dễ gặp phải tình trạng này.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho kèm theo sốt nhẹ?

Tình trạng ho và sốt nhẹ có thể cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm của đường hô hấp, bởi vậy phụ huynh cần hết sức lưu ý điều trị cho trẻ nhỏ dứt điểm càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe con trẻ. Một số biện pháp điều trị còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, lứa tuổi và khả năng đáp ứng của trẻ mà cha mẹ có thể tìm hiểu như:

Sử dụng thuốc uống cho trẻ bị ho và sốt nhẹ

Khi trẻ bị ho kèm theo sốt nhẹ, cách tốt nhất bố mẹ nên cho bé đến thăm khám tại các bệnh viện lớn và uy tín để lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Sử dụng thuốc uống điều trị cho bé cần đặc biệt tuân thủ theo đơn kê của bác sĩ như sau:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, Aspirin,…
  • Thuốc giảm ho, long đờm: Codein, Dextromethorphan,…
  • Thuốc kháng sinh: Streptomycin, Chloramphenicol,…
  • Thuốc xịt mũi, nhỏ mũi: NaCl 0,9%
Cho trẻ uống thuốc điều trị là một biện pháp giúp chấm dứt bệnh nhanh chóng
Cho trẻ uống thuốc điều trị là một biện pháp giúp chấm dứt bệnh nhanh chóng

Với từng độ tuổi và thể trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn và ước lượng liều dùng sao cho phù hợp nhất, bố mẹ không nên tự ý thay đổi liều lượng dùng cho trẻ nhỏ hoặc tự ý mua thuốc sử dụng khi chưa qua thăm khám kỹ càng.

Trường hợp dùng quá liều thuốc hoặc dùng sai thuốc hoàn toàn có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ cho cơ thể trẻ như tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, kích ứng dạ dày gây viêm loét, ngộ độc gan thận,…

Ngoài việc dùng thuốc theo đơn đã kê, bố mẹ cũng nên cho trẻ nhỏ uống thêm Oresol để bù nước và bù điện giải do quá trình bị sốt gây nên. Liều dùng oresol là khác nhau ở những độ tuổi, bố mẹ nên tham khảo bác sĩ về liều lượng sử dụng sao cho an toàn.

Chăm sóc sức khỏe cho bé tại nhà

Song song với việc điều trị bằng thuốc uống, bố mẹ cũng có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc bé đơn giản tại nhà dưới đây để giúp bé cải thiện sức đề kháng và mau chóng khỏi bệnh như sau:

  • Sử dụng khăn chườm để hạ sốt

Khi trẻ bị ho và sốt nhẹ, mẹ có thể sử dụng khăn sạch nhúng qua nước ấm rồi sau đó vắt qua đắp lên trán, nách, bẹn, cổ của trẻ để giúp bé hạ sốt nhanh chóng.

  • Uống nhiều nước

Cho trẻ uống tăng cường nước để bù vào phần nước đã mất do sốt gây ra, uống nước cũng giúp làm sạch đờm, dịu họng tránh ho kéo dài.

Uống nhiều nước giúp duy trì hoạt động trao đổi chất của cơ thể và tăng đề kháng
Uống nhiều nước giúp duy trì hoạt động trao đổi chất của cơ thể và tăng đề kháng

Đối với trẻ sơ sinh mẹ nên cho bú thường xuyên để bé bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng tốt hơn.

  • Kê cao gối khi ngủ

Điều này sẽ giúp làm thông thoáng đường thở, bé dễ dàng thở hơn khi ngủ và hạn chế ngạt mũi, chảy nước mũi. Ngoài ra, kê cao gối còn giúp tránh bị trào ngược dạ dày thực quản gây ho.

  • Cải thiện chế độ ăn uống

Khi bé bị ốm ho và sốt nhẹ, cần cho bé ăn chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

  • Nên bổ sung rau xanh, hoa quả, sữa, trứng, cá,… để tăng chất xơ, vitamin, đạm, khoáng chất,…
  • Không nên cho trẻ ăn sát giờ đi ngủ để tránh dạ dày làm việc quá tải khiến bé khó ngủ hơn.

Áp dụng mẹo dân gian

Một số bài thuốc sử dụng những dược liệu đơn giản nhưng lại đem đến công dụng hạ sốt và giảm ho cực tốt cho trẻ nhỏ:

  • Quất chưng đường phèn/ mật ong (trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần thận trọng khi sử dụng mật ong).
  • Nước rau diếp cá tươi chữa đau họng hạ sốt cho trẻ
  • Lá hẹ hấp đường phèn cải thiện hô hấp
  • Sử dụng những bài thuốc dân gian rất hiệu quả và an toàn cho trẻ nhỏ
    Sử dụng những bài thuốc dân gian rất hiệu quả và an toàn cho trẻ nhỏ

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Phụ huynh nên theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ. Khi thấy bé bị ho, sốt nhẹ lâu ngày không khỏi hoặc có kèm theo những biểu hiện bất thường thì cần đưa bé đến ngay những cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời:

  • Trẻ nhỏ bị ho, sốt trên 5 ngày không khỏi mặc dù đã áp dụng những biện pháp điều trị
  • Trẻ chuyển biến sốt cao, ngủ li bì, không ăn uống
  • Xảy ra tình trạng co giật, tím tái đột ngột
  • Ho nhiều và dữ dội sau khi ăn, nôn trớ khi ho
  • Cổ căng cứng, nổi hạch bạch huyết sưng to,…
  • ….

Như vậy, thông qua bài viết trên bố mẹ đã có thể nắm được những thông tin cần biết về tình trạng trẻ bị ho và sốt nhẹ nguyên nhân do đâu cũng như cách khắc phục bệnh hiệu quả. Hi vọng chúng sẽ giúp ích được cho phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ đặc biệt ở thời điểm hiện nay.

Click đọc ngay:

5/5 - (4 bình chọn)

Vậy đâu là cách chữa viêm họng, viêm amidan hiệu quả nhất hiện nay giúp mọi người thoát khỏi căn bệnh khó chịu này? Câu trả lời được tiết lộ trong chương trình “Khỏe thật đơn giản: Bệnh viêm họng hạt” – VTV2

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *