Trẻ Bị Ho: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Trẻ bị ho là hiện tượng thường gặp nhưng cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan, bởi nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Bài viết sau sẽ giúp các bậc cha mẹ nhận biết nguyên nhân, gợi ý cách điều trị, cách chăm sóc và phòng ngừa giúp bé thoát khỏi tình trạng ho và bệnh lý liên quan hiệu quả.

Nguyên nhân gây ho ở trẻ em

Ho xảy ra khi cơ thể trẻ đang phản ứng lại với một yếu tố kích thích từ đường hô hấp mà phổ biến nhất là tình trạng viêm nhiễm cơ quan hô hấp. Các bác sĩ tại bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị ho gồm:

  • Bị cảm cúm, cảm lạnh: Vi khuẩn, virus cúm xâm nhập vào cơ thể bé gây viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản dẫn đến những cơn ho từ nhẹ tới trung bình. Thông thường những cơn ho do cúm sẽ nghiêm trọng hơn cơ ho do cảm lạnh. 
  • Bị viêm phế quản: Viêm nhiễm ở phế quản xảy ra do virus, vi khuẩn trẻ sẽ xuất hiện những cơn ho vào ban đêm kèm sốt nhẹ, khó thở. 
  • Hen suyễn: Đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ bị ho. Cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra các triệu chứng như thở khò khè vào ban đêm, khi ho mất tiếng, trẻ lười ăn hoặc bỏ ăn. 
  • Bị dị ứng: Một số cơn ho kéo dài kèm chảy nước mắt nước mũi có thể do tác nhân gây dị ứng xung quanh môi trường bé vui chơi như: phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,…
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho
  • Xơ nang phổi: Những cơn ho kèm dịch nhầy, đờm vàng ở trẻ là dấu hiệu của bệnh xơ nang phổi hoặc nhiễm trùng xoang. 
  • Viêm họng: Phần yết hầu bị sưng, niêm mạc họng của trẻ bị sưng viêm, tấy đỏ do hít phải khói thuốc, virus, vi khuẩn… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ho ở trẻ. 
  • Trào ngược dạ dày: Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, cơ chế sinh học sẽ loại bỏ các chất kích thích có trong thanh quản nên dẫn tới phản xạ ho.
  • Viêm phổi: Trẻ bị viêm phổi thường xuất hiện triệu chứng điển hình là những cơn ho kéo dài kèm sốt, khó thở. Viêm phổi rất nguy hiểm đối với trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, thời tiết thay đổi, không khí ô nhiễm, hít phải khói thuốc lá cũng là một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị ho. 

Các thể ho thường gặp ở trẻ em

Để kiểm soát tình hình ho của trẻ, cha mẹ cần chú ý tới các triệu chứng lâm sàng kèm theo.

  • Trẻ bị ho có đờm: Khi ho trẻ thường tiết ra dịch nhầy có thể ở dạng loãng hoặc đặc. Mẹ có thể nhận thấy trẻ khi ho có cảm giác nặng ngực, mệt mỏi và phải cố gắng rướn cổ để thở. Lúc này trẻ có thể bị nhiễm trùng hoặc bị bệnh hen suyễn. 
  • Trẻ bị ho khan từng cơn: Ho từng cơn không xuất hiện đờm, thường gặp phải khi trẻ bị viêm họng với các chứng kèm theo như sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt. Các đợt ho thành từng cơn liên tục khiến trẻ mệt mỏi và biếng ăn. 
Một số triệu chứng thường gặp khi trẻ bị ho
Một số triệu chứng thường gặp khi trẻ bị ho
  • Trẻ bị ho, sổ mũi kéo dài: Tình trạng này có thể cảnh báo đường hô hấp trên của trẻ bị nhiễm trùng. Có thể trong quá trình vui chơi, học tập trẻ đã bị nhiễm virus, vi khuẩn từ trường học, nhà trẻ hoặc do thời tiết quá ẩm ướt. 
  • Trẻ bị ho thở khò khè: Khi ho tiếng thở của trẻ khò khè có thể là biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Đây là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi khi đường hô hấp dưới bị cản bởi vật thể lạ hoặc do dịch nhầy từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tiết ra.
  • Trẻ ho, sốt kèm nôn trớ: Đây là biểu hiện do các tác nhân virus, vi khuẩn gây ra cảnh báo tình trường trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa hoặc thậm chí là những biến chứng nguy hiểm khác như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết… Con ho, sốt cao và chớ liên tục các mẹ cần lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Cách điều trị ho ở trẻ em

Nguyên tắc đầu tiên cha mẹ cần làm khi trẻ bị ho đó là không được chủ quan mà cần theo dõi quan sát mọi triệu chứng lâm sàng kèm theo. Cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để sớm tìm ra phác đồ điều trị phù hợp, KHÔNG ĐƯỢC tự ý đi mua thuốc cho trẻ uống. Một số cách điều trị ho ở trẻ em như:

Điều trị bằng thuốc

Khi tới thăm khám các bác sĩ sẽ dựa theo nguyên nhân gây ho cho trẻ để đưa ra loại thuốc phù hợp, cụ thể như:

  • Thuốc long đờm, tiêu đờm: Loại thuốc này có tác dụng làm loãng và tiêu chất nhầy tiết ra từ niêm mạc khí quản, có thể làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, giảm độ nhớt của đờm. Từ đó bé có thể tống đờm ra khỏi hệ hô hấp dễ dàng bằng hành động ho, khạc. Một số loại thuốc long đờm cho bé được bác sĩ chỉ định là: acetylcystein, ambroxol, bromhexin,…
Chữa ho cho trẻ bằng thuốc tuyệt đối phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Chữa ho cho trẻ bằng thuốc tuyệt đối phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Thuốc giãn phế quản: Thuốc làm giãn các cơ trơn xung quanh phế quản, giúp tăng khẩu kính đường thở, không khí dễ dàng đi qua phế nang hơn. Có thể sử dụng thuốc kháng cholinergic, thuốc dẫn xuất xanthine. Tuy nhiên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bởi các dược chất trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ.
  • Thuốc chống dị ứng: Một số thuốc chống dị ứng như alimemazin, diphenhydramin, clorpheniramin,… có tác dụng giảm kích ứng cổ họng làm thuyên giảm triệu chứng ho rát cổ họng. Thuốc có thể khiến bé bị khô miệng và mệt mỏi, chán ăn. 
  • Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh: Nhóm thuốc này gồm codein, dextromethorphan gây ức chế trung tâm hô hấp để giảm ho với nhiều biệt dược dễ uống như siro, thuốc dạng nước.

Chú ý: Trẻ dưới 1 tuổi không được sử dụng thuốc ho chứa hoạt chất Codein. Các bé từ 12 – 18 tuổi có các vấn đề về đường hô hấp cũng nên thận trọng khi dùng thuốc. 

Điều trị ho cho trẻ bằng thuốc Tây cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi cho bé dùng thuốc. Bởi nếu lạm dụng, sử dụng thuốc theo cảm tính có thể khiến bệnh trở nặng hơn, gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của các bé.

Tham khảo Đông y trị ho cho bé

Ngoài Tây Y, điều trị ho cho trẻ theo phương pháp Đông Y cũng được các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ huynh nên tham khảo. Các bài thuốc Đông y được bào chế từ thảo dược thiên nhiên như cam thảo, cát cánh, hạnh nhân, đởm nam tinh, bách bộ, ma hoàng,… an toàn và lành tính đối với cơ địa của trẻ. 

ho lâu ngày không khỏi
Bài thuốc chữa ho lâu ngày không khỏi bằng Đông y
  • Bài thuốc chữa ho kèm chứng ngứa họng, viêm mũi: Kim ngân hoa, trần bì mỗi loại lấy 10g; liên kiều, xương bồ, mạch môn lỗi vị chuẩn bị 12g; tang diệp, rau má, cỏ mực thêm vào mỗi vị 20g, thiên môn và tía tô mỗi vị thêm 16g. Thêm khoảng 850ml nước rồi sắc tới khi nước cạn còn 200ml thì tắt bếp. Chắt thuốc ra chai thủy tinh rồi chia đều cho trẻ uống vào buổi sáng – tối. Nên uống thuốc khi còn nóng để thuốc phát huy tác dụng. 
  • Bài thuốc chữa ho kèm chứng hắt hơi, ngạt mũi, có đờm: Trần bì, cam thảo, tế tân mỗi vị 12g; bán hạ, phòng phong, thiên niên kiện, xuyên khung mỗi vị 10g; vỏ quế 8g; thêm vào 16g đương quy, 16g sâm bố chính và 10g đại táo. Sắc thuốc khoảng 3 tiếng rồi lấy nước uống vào trưa và tối, uống khi còn ấm. 

Việc áp dụng bài thuốc nào cha mẹ cũng cần hỏi ý kiến của thầy thuốc. Nên lựa chọn những cơ sở uy tín để bốc thuốc để tránh “tiền mất tật mang”.

Áp dụng mẹo dân gian chữa ho ở trẻ em

Mẹ áp dụng một số mẹo chữa ho trong dân gian dưới đây giúp trẻ thuyên giảm một phần triệu chứng. 

  • Củ cải trắng: Củ cải trắng cạo sạch vỏ rồi đem xay nhuyễn bỏ vào bát sứ. Thêm 2 thìa mật ong nguyên chất, một ít nước lọc rồi chưng cách thủy khoảng 15 phút. Đưa ra để ấm ấm rồi cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê. 
  • Củ nghệ tươi: Giã nhỏ nghệ, thêm nước lọc, thêm 5g đường phèn hoặc mật ong nguyên chất. Đem hấp nồi cơm 20 phút. Chắt nước cốt cho bé uống đều đặn mỗi ngày, mỗi lần khoảng nửa thìa cà phê. 
Áp dụng một số mẹo dân gian chữa ho cho trẻ
Áp dụng một số mẹo dân gian chữa ho cho trẻ
  • Lá hẹ: Lấy khoảng 15 lá hẹ đem rửa sạch, xay nhuyễn rồi bỏ vào bát sứ; thêm một tí đường phèn rồi chưng cách thủy 20 phút. Ngày cho bé uống 3 – 4 lần nước cốt, mỗi lần khoảng 2 – 3 thìa cà phê. 
  • Hoa đu đủ đực: Hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi vị 15g, thêm một ít nước lọc rồi hấp cách thủy 15 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho bé uống 3 lần, mỗi lần nửa thìa cà phê. 

Trẻ bị ho kiêng ăn gì? Và cách chăm sóc trẻ bị ho

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ vô cùng quan trọng, đặc biệt khi trẻ bị ho mẹ thường phải cẩn trọng hơn khi chế biến món ăn. Mẹ nên cho trẻ ăn đồ ăn mềm, nhuyễn như cháo, súp; bổ sung vitamin A, C, E có trong các loại rau củ quả… Ngoài ra mẹ cần lưu ý nhóm thực phẩm nên kiêng trong thời gian trẻ bị ho. 

Trẻ bị ho kiêng gì?

  • Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ: Khi trẻ ăn những thực phẩm này có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Đồng thời những món ăn nhiều dầu mỡ còn kích thích cơ thể tiết nhiều dịch đờm hơn, tình trạng ho ở trẻ ngày càng trầm trọng. 
  • Thực phẩm tanh: Những món ăn có mùi tanh thường có tính hàn có thể khiến bệnh ho của trẻ ngày càng nặng. Cua, cá là món ăn bổ dưỡng hàng ngày nhưng khi bị ho có thể khiến trẻ dễ bị nôn trớ, đặc biệt không tốt với những trẻ có tiền sử bị dị ứng.
Trẻ bị ho
Mẹ nên kiêng cho trẻ ăn đồ tanh hoặc đồ nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm nhiều đường: Theo Đông y, trẻ bị ho do phổi bị hàn nhiệt. Do đó những thực phẩm nhiều đường dễ khiến cơ thể bốc hỏa, ho nhiều hơn.
  • Thức ăn, đồ uống lạnh: Những thức ăn, đồ uống lạnh có thể gây kích ứng cổ họng trẻ, các triệu chứng ho sẽ nặng hơn. 

Chăm sóc khi trẻ bị ho

  • Cho trẻ vui chơi trong không gian thoáng đãng, sạch sẽ.
  • Không cho bé tiếp xúc với tác nhân dễ gây kích ứng họng như: khói thuốc, bụi bẩn, phấn hoa, lông thú,…
  • Mặc đủ ấm khi trời lạnh, mát mẻ khi trời nóng.
  • Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng nước muối ấm.
  • Cung cấp đủ nước mỗi ngày cho bé.
  • Khi thấy trẻ ho kèm đờm mẹ nên vỗ rung nhẹ vùng lưng giúp trẻ dễ khạc đờm ra hơn. 
  • Nếu ho kèm ngạt mũi có thể sử dụng thêm thuốc sát khuẩn để thông mũi. 
  • TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ý mua kháng sinh cho trẻ uống. 

Khi trẻ bị ho cha mẹ cần cho con đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân, sau đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho con. Điều quan trọng phụ huynh cần tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, đồng thời tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng cho con giúp con có thể tăng đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh. 

Thông tin hữu ích:

5/5 - (1 bình chọn)

“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *