Cách Trị Đờm Ở Cổ Hiệu Quả, Tiêu Đờm Siêu Nhanh Không Cần Thuốc

Mặc dù là một phần lành mạnh của hệ hô hấp, nhưng đờm có thể gây ra không ít khó chịu và cảnh báo một vấn đề sức khỏe nào đó. Những cách trị đờm tự nhiên được nhắc tới dưới đây đã được khoa học hiện đại chứng minh hiệu quả hoặc được nhiều người trải nghiệm và đánh giá công hiệu cao.

Có nhiều cách trị đờm từ tự nhiên, hạn chế tác dụng phụ của các loại thuốc Tây
Có nhiều cách trị đờm từ tự nhiên, hạn chế tác dụng phụ của các loại thuốc Tây

Đờm là dịch nhầy được sản xuất trong phổi và đường hô hấp dưới. Ở người khỏe mạnh, chất nhầy được tiết ra, tạo thành một lớp lót bảo vệ ở một số bộ phận của cơ thể. Chúng giữ cho các khu vực này không bị khô và chống lại những mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài, bao gồm cả virus và vi khuẩn.

Như đã nói, cơ thể khỏe mạnh cần một lượng chất nhầy vừa đủ, nhưng tiết ra quá nhiều có thể gây ra sự khó chịu.

Top 14 cách trị đờm ở cổ tự nhiên, không cần thuốc

Sai lầm trong xử lý đờm mà nhiều người gặp phải chính là vội vàng sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc long đờm hoặc ức chế ho mà không lường trước những hậu quả do tác dụng phụ của thuốc mang lại. Trên thực tế, có nhiều cách trị đờm tự nhiên, an toàn mà bạn nên áp dụng trước khi tìm đến thuốc Tây.

Dưới đây là 14 cách trị đờm tự nhiên mà bạn nên áp dụng:

Viêm phế quản dai dẳng khiến chú Minh "ho nổ cổ" suốt ngày suốt đêm. Căn bệnh này đeo bám gần chục năm cho tới khi chú biết đến bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được phục dựng từ bài thuốc chữa ho của Ngự y Cung đình Huế.

Giữ nước cho cơ thể

Đừng nghĩ uống nhiều nước là lời khuyên sáo rỗng. Uống nước ấm có thể giúp làm loãng chất nhầy, giảm tắc nghẽn và giúp cơ thể thoải mái hơn.

Ngoài ra, cách uống nước cũng rất quan trọng. Bạn nên uống từng ngụm nhỏ, uống từ từ, không uống quá nhiều nước trong một lúc.

Ngoài nước lọc ấm, bạn nên tích cực uống các loại chất lỏng bổ dưỡng khác, bao gồm:

  • Nước hầm xương
  • Soup gà
  • Trà thảo dược
  • Nước canh

Hít thở không khí ẩm, ấm

Hít thở không khí ẩm có thể giúp làm loãng chất nhầy, giảm nghẹt mũi và giảm ho. Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc phun sương có thể giúp cung cấp thêm độ ẩm cho không khí.

Những người khó ngủ nên sử dụng máy tạo độ ẩm vào ban đêm. Để tối đa hóa các hiệu ứng, hãy đóng kín cửa sổ và cửa ra vào phòng ngủ.

Máy tạo độ ẩm phải được làm sạch thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và các mầm bệnh khác.

Tắm nước nóng cũng là một mẹo đơn giản giúp nới lỏng đờm nhanh chóng. Bạn chỉ cần mở vòi xả nước nóng, đóng kín phòng tắm để hơi nước bay đầy trong phòng. Hãy hít không khí ẩm và ấm này.

Xông hơi

Xông hơi nước nóng cũng có thể giúp làm loãng đờm. Cách làm rất đơn giản:

  • Cho nước sôi vào một chiếc bát sứ lớn, hoặc thau nhỏ.
  • Trùm khăn lên đầu và bát.
  • Nhắm mắt lại và giữ khuôn mặt cách xa bát nước khoảng 1 – 2 gang tay. Không để mắt tiếp xúc trực tiếp với nước nóng hoặc hơi nước nóng.
  • Hít sâu và thở chậm qua mũi trong ít nhất 2 – 5 phút.
  • Không xông kéo dài quá 10 – 15 phút.
  • Có thể xông hơi 2 – 3 lần mỗi ngày.

Có thể cho thêm vài giọt tinh dầu có tác dụng làm loãng đờm vào nước xông hơi để gia tăng hiệu quả.

Nước muối

Súc miệng bằng hỗn hợp muối với nước ấm có thể sát khuẩn, loại bỏ đờm và chất nhầy ở sau cổ họng, đồng thời giảm các triệu chứng khác, như đau họng hay ho.

Rất đơn giản, bạn chỉ cần cho 1/2 thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm. Khuấy cho đến khi muối tan. Sau đó súc miệng và súc họng với hỗn hợp này trong 30 giây rồi nhổ đi, làm 2 – 3 lần trong ngày.

Thực phẩm và thảo dược

Trong gian bếp có sẵn nhiều thực phẩm có khả năng giảm ho, cảm lạnh, tiêu đờm tự nhiên và ít gây ra các tác dụng phụ. Tỏi, gừng, chanh, gia vị (như ớt, hạt tiêu) được sử dụng phổ biến như những phương thuốc gia truyền với tác dụng đáng kinh ngạc.

Một nghiên cứu từ Đại học Y Basrah (Iraq) năm 2016 đã chứng minh những thực phẩm và thảo dược dưới đây có thể giúp điều trị cúm và cảm lạnh – hai nguyên nhân gây ra nhiều đờm ở cổ họng:

  • Quả mọng
  • Nhân sâm
  • Quả ổi
  • Cúc dại echinacea
  • Cam thảo
  • Quả lựu

Mật ong

Một nghiên cứu năm 2007 đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng mật ong có tác dụng cao hơn thuốc giảm ho, long đờm thường dùng.

Mật ong có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để giúp tiêu đờm hiệu quả
Mật ong có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để giúp tiêu đờm hiệu quả

Từ lâu, mật ong cũng đã được dùng trong nhiều bài thuốc chữa ho bởi tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và làm dịu cổ họng cực kỳ công hiệu.

Để làm tan đờm trong cổ họng, bạn có thể dùng mật ong theo những cách sau:

  • Nước mật ong: Chỉ cần pha 1 thìa mật ong với nước ấm, cho thêm vài giọt chanh tươi, uống vào mỗi sáng.
  • Mật ong và nước nho: Pha mật ong và nước nho theo tỷ lệ tương đương nhau. Uống 3 lần mỗi ngày, liên tips trong 5 ngày.
  • Mật ong và gừng: Cạo sạch và giã nhuyễn 1 miếng gừng, cho thêm nước khi giã. Chắt lấy nước cốt. Trộn nước cốt với mật ong theo tỷ lệ 1:1. Uống 1 thìa cà phê hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày.
  • Mật ong và lá hẹ: Rửa sạch 5 – 10 lá hẹ rồi thái nhỏ, cho vào bát. Đồ mật ong ngập hết lá hẹ. Chưng hoặc hấp cách thủy đến khi chín. Uống 2 thìa hỗn hợp mật ong và lá hẹ này, 3 lần mỗi ngày.

Tinh dầu

Cách trị đờm bằng tinh dầu được nhiều người trải nghiệm và đánh giá hiệu quả cao. Một số loại tinh dầu còn có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lây nhiễm qua đường hô hấp.

Các loại tinh dầu tiêu đờm bao gồm:

  • Húng quế
  • Vỏ quế
  • Khuynh diệp
  • Sả
  • Bạc hà
  • Hương thảo
  • Tràm trà
  • Xạ hương
  • Kinh giới Địa Trung Hải

Tinh dầu có thể được hít trực tiếp từ chai, sử dụng trong máy khuếch tán, đèn đốt hoặc cho vào nước nóng để xông hơi.

Người bệnh cũng có thể tự làm dầu bôi ấm ngực từ tinh dầu để hỗ trợ giảm đờm trong cổ. Bạn chỉ cần trộn 1/4 cốc dầu dừa với 12 giọt tinh dầu (chọn trong danh sách trên). Thoa hỗn hợp này lên ngực. Tránh vùng da bị tổn thương, trầy xước hoặc bị mụn.

Một số lưu ý khi sử dụng các loại tinh dầu trị đờm:

  • Tinh dầu có thể ra các phản ứng dị ứng khi được sử dụng trên da. Bởi vậy, bạn nên pha loãng tinh dầu với nước hoặc dầu nền (dầu dừa, dầu olive, dầu jojoba) trước khi thoa lên da.
  • Để biết bản thân có bị dị ứng với loại tinh dầu nào không, bạn nên kiểm tra kích ứng da. Thoa một lượng nhỏ tinh dầu vào vùng da ở mặt trong cánh tay. Nếu không có phản ứng bất lợi xảy ra sau 24 giờ, bạn có thể sử dụng tinh dầu đó an toàn.
  • Nếu thấy da bị mẩn đỏ, ngứa, phát ban… khi dùng tinh dầu, hãy ngưng sử dụng ngay. Rửa sạch vùng tiếp xúc với tinh dầu bằng nước sạch và đi khám nếu cần thiết.
  • Không nên uống tinh dầu.
  • Những đối tượng sau không nên sử dụng tinh dầu, hoặc chỉ được sử dụng tinh dầu khi được bác sĩ chỉ định: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người đang dùng thuốc trị bệnh, như thuốc chống đông máu…

Đông y

Đông y có nhiều bài thuốc hay có thể giúp tiêu đờm tùy theo nguyên nhân:

  • Bài thuốc trị ho do cảm phong hàn (ho có đờm, ngứa cổ, chảy nước mũi, sợ lạnh): Chuẩn bị 12gr cát cánh, 12gr trần bì, 16gr lá xương sông, 16gr lá lốt, 20gr nam tục đoạn, 10gr xa tiền, 12gr bách bộ, 10gr bán hạ, 10gr thiên niên kiện, 6gr tế tân, 8gr sinh khương, 20gr tang diệp, 6gr quế nhục, 12gr cam thảo. Sắc uống 1 thang mỗi ngày, chia làm 3 lần.
  • Bài thuốc trị ho do cảm phong nhiệt (họng khô, người nóng, khát nước, đờm vàng đặc, nhiều đờm): Chuẩn bị 10gr sinh địa, 10gr ngân hoa, 10gr liên kiều, 12gr cúc hoa, 16gr tang diệp, 10gr trần bì, 16gr cát cánh, 16gr mạch môn, 12gr thạch hộc, 16gr mã đề thảo, 20gr cỏ mực, 16gr lá tía tô. Sắc uống 1 thang mỗi ngày, chia làm 3 lần.
  • Bài thuốc trị ho do tỳ hư đàm thấp (ho kéo dài, nhiều đờm, da xanh môi nhợt, lạnh tay chân, lạnh bụng): Chuẩn bị 16gr bạch truật, 12gr lương khương, 6gr thảo quả, 10gr sa nhân, 6gr sinh khương, 10gr trần bì, 12gr cam thảo, 16gr cát cánh, 10gr thần khúc, 10gr bán hạ. Sắc uống 1 thang mỗi ngày.
  • Bài thuốc trị ho do hỏa uất (ho, đau ngực, đờm dính khó khạc): 20gr tang bạch bì, 16gr địa cốt bì, 20gr mạch môn, 20gr chi tử, 16gr cỏ mần trầu, 20gr cỏ mực, 20gr rau má, 20gr cam thảo đất, 10gr ngân hoa, 12gr hoàng cầm, 10gr sinh địa, 16gr lá xương sông. Sắc uống 1 thang mỗi ngày, chia làm 3 lần.

Trị đờm theo Đông y ít khi gây ra tác dụng phụ, nhưng đòi hỏi sự kiên trì và cẩn trọng. Bởi vậy, nên thăm khám tại các cơ sở, phòng khám Đông y uy tín để được tư vấn, điều trị tốt nhất. Ngoài các bài thuốc trên, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang của Trung tâm Đông y Việt Nam. Đây là bài thuốc có khả năng đặc trị ho khan, ho có đờm, đau rát họng, người mệt mỏi, chán ăn…do các bệnh lý viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản…) gây ra.

Thanh hầu bổ phế thang chữa ho dai dẳng
Thanh hầu bổ phế thang chữa các bệnh lý gây ho khan, ho có đờm dai dẳng hiệu quả

Khác với thuốc đông y bốc theo kinh nghiệm của y gia, Thanh hầu bổ phế thang được phát triển từ công trình nghiên cứu ứng dụng YHCT trong điều trị viêm đường hô hấp của Trung tâm Đông y Việt Nam, cùng với sự tham gia của các chuyên gia YHCT đầu ngành. Bài thuốc chắt lọc ưu điểm của hơn 100 bài thuốc cổ phương nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học, phù hợp để điều trị trong thời đại ngày nay – khi căn nguyên gây bệnh ngày càng phức tạp.

Thanh hầu bổ phế thang không ưu tiên giải quyết triệu chứng bệnh đầu tiên mà bắt đầu từ việc loại bỏ căn nguyên dẫn đến bệnh và phục hồi hệ hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch. Bài thuốc kết hợp gần 30 nam dược quý, trong đó phải kể đến các “thần dược” chuyên trị bệnh hô hấp như Kha tử, Sơn trà, Quất hồng bì, Bạch cương tàm, Phật thủ, Hạnh nhân, Bạch nghệ, Tân chỉ, Tiền hồ, Cát cánh, Tang diệp, Tang ký sinh…

Thành phần bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang
Thành phần bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

Các thảo dược này khi được kết hợp với nhau theo một tỷ lệ vàng sẽ cho công dụng vượt trội và toàn diện, điều trị viêm đường hô hấp từ gốc đến ngọn:

  • Phục hồi công năng của ngũ tạng, ôn phế, bổ tỳ, dưỡng can, thận, nâng cao chính khí giúp xua đuổi ngoại tà
  • Tuyên tán phong nhiệt, trừ thấp, loại bỏ hoàn toàn tà độc gây bệnh trong cơ thể
  • Loại bỏ triệt để các triệu chứng bệnh như hạ sốt, long đờm, tiêu phù, chữa ho, giảm đau rát họng…
  • Bổ huyết, dưỡng huyết, chống nhiễm trùng, phòng ngừa dị nguyên và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

CÓ THỂ BẠN CẦN: Bài thuốc thảo dược CHỮA HO DỨT ĐIỂM và ngăn ngừa tái phát hiệu quả

Tính đến nay, Thanh hầu bổ phế thang đã điều trị thành công cho hơn 20.000 người bệnh. Trong đó tỷ lệ điều trị thành công trong khoảng 1-3 tháng và không bị tái phát bệnh chiếm đến hơn 80%. Rất hiếm bài thuốc đông y nào có thể làm được điều này, đặc biệt là ở yếu tố dự phòng bệnh sau điều trị.

Hiệu quả điều trị vượt trội của Thanh hầu bổ phế thang
Hiệu quả điều trị vượt trội của Thanh hầu bổ phế thang

Bổ sung N-acetyl-L-cysteine

N-acetyl-L-cysteine (NAC) là dạng thực phẩm chức năng bổ sung L-cysteine có khả năng làm loãng đờm, giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của ho.

Trong một báo cáo được đăng tải trên Tạp chí Hô hấp châu Âu năm 2015, các nhà khoa học cho hay những người bị viêm phế quản mãn tính không tắc nghẽn đường thở có thể nhận được nhiều lợi tích khi bổ sung 600mg NAC mỗi ngày. Những người bị tắc nghẽn đường thở có thể cần tới 1.200mg NAC mỗi ngày.

Bệnh nhân có thể dùng NAC dạng bình phun khí dung để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp hấp hoặc bệnh phổi.

Lưu ý:

  • Liều cao NAC có thể gây độc hại cho các tế bào. Bởi vậy, cần tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn của bác sỹ, chuyên gia, dược sỹ.
  • Những người đang sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch, Oxiconazole (kháng nấm), Nitroglycerin và Isosorbide (chống tăng huyết áp) hoặc than hoạt tính không nên bổ sung NAC.
  • Một số người có thể bị khô miệng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn khi bổ sung NAC.

Ăn nhiều chất xơ

Theo một nghiên cứu từ Viện khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia Mỹ, một chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề hô hấp liên quan tới đờm. Các chất xơ từ trái cây và đậu nành được đánh giá cao nhất.

Không ức chế cơn ho

Dùng thuốc ức chế ho hoặc kìm nén cơn ho có thể là “con dao 2 lưỡi”. Ho là phản xạ tự nhiên giúp cơ thể loại bỏ các chất gây kích ứng, trong đó có đờm. Nếu kìm cơn ho lại, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội loại bỏ những cục đờm đáng ghét trong cổ họng.

Nếu thuận lợi, hãy khạc đờm ra thay vì nuốt vào
Nếu thuận lợi, hãy khạc đờm ra thay vì nuốt vào

Tập thể dục điều độ

Đi bộ, đạp xe hoặc chạy bộ có thể giúp nới lỏng sự tích tụ chất nhầy trong ngực. Điều đó sẽ kích thích cơn ho để loại bỏ đờm. Nhưng, vì đờm thường là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nào đó, nên cơ thể của bạn cũng cần nghỉ ngơi để nhanh phục hồi hơn.

Gối đầu cao khi ngủ

Gối thấp khi ngủ có thể khiến đờm bị tích tụ nhiều hơn, khiến bạn khó ngon giấc và khó thở. Bởi vậy, hãy gối cao đầu hơn một chút khi bị đờm ở cổ.

Kỹ thuật ho đặc biệt

Có một vài phương pháp thông khí có thể giúp bạn loại bỏ đờm. Điều này đặc biệt hữu ích nếu đờm tích tụ quá nhiều và trong thời gian dài.

Có 2 kỹ thuật thông khí cơ bản mà bạn có thể áp dụng:

  • Thở chúm môi: Giúp cho đường thở không bị xẹp lại khi thở ra nên khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Từ đó, giúp bạn hít được không khí trong lành. Hãy ngồi thoải mái, thả lỏng cổ và vai rồi hút vào chậm bằng mũi. Chu môi lại như đang huýt sáo, rồi thở ra bằng miệng. Thời gian thở ra chậm gấp đôi thời gian hít vào.
  • Thở cơ hoành: Giúp làm thông khí ở phổi kém, tăng cường hiệu quả hô hấp và tiết kiệm năng lực. Đặt tay lên bụng, hít vào chậm bằng mũi sao cho bụng phình lên, ngực không di chuyển. Hóp bụng của bạn lại và thở ra bằng miệng. Thời gian thở ra cũng chậm gấp đôi thời gian hít vào. Tay đặt trên bụng có thể cảm nhận bụng lõm xuống rõ rệt.

Đờm trong cổ họng – khi nào cần đi khám?

Thỉnh thoảng đờm có thể đặc hơn mà không phải do một nguyên nhân đáng ngại nào cả. Bạn có thể gặp phải tình trạng này vào buổi sáng, vì đờm đã được tích lũy và khô lại sau một đêm. Đờm thường xuất hiện nhiều hơn vào buổi chiều, khi bạn bị dị ứng hoặc bị mất nước.

Có một số tình trạng sức khỏe có thể gây tích tụ đờm, bao gồm:

  • Trào ngược axit
  • Dị ứng
  • Hen suyễn
  • Xơ nang
  • Viêm phế quản mãn tính
  • Bệnh phổi

Nếu đờm gây khó chịu kéo dài và các cách trị đờm tự nhiên nêu trên không có tác dụng, hãy tìm phương pháp điều trị khác. Đặc biệt khi bạn có thêm các triệu chứng khác, như sốt cao, đau ngực hoặc khó thở.

Đi khám ngay nếu tình trạng đờm kéo dài trong 1 tháng hoặc lâu hơn. Đặc biệt nếu đờm đi kèm với các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Ho ra máu
  • Tức ngực
  • Khó thở
  • Khò khè
  • Đờm trở nên ngày càng đặc hơn
  • Đờm có màu xanh hoặc vàng

Điều quan trọng cần nhớ là cơ thể luôn sản xuất chất nhầy. Không phải lúc nào đờm cũng báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó. Áp dụng các cách trị đờm tự nhiên nêu trên được đánh giá là an toàn, hiệu quả và rẻ tiền. Tuy nhiên, độc giả vẫn nên tham vấn bác sĩ, chuyên gia y tế hoặc thầy thuốc trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào.

Thông tin bổ ích:

4.1/5 - (12 bình chọn)

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU

Kể từ khi bài thuốc nam điều trị bệnh viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường được giới thiệu trên chương trình “Khỏe thật đơn giản – VTV2” năm 2018, chuyên trang chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả về bài thuốc này. Các thắc mắc điển hình là bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả không, có an toàn không, có lành tính không, sử dụng có dễ không… Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp tường tận từng vấn đề cho tất cả độc giả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *