15 Cách Trị Ho Ngứa Cổ Họng Nhanh Nhất (Tại Nhà + Thuốc)
Nội dung bài viết
Những cách trị ho ngứa cổ họng từ thiên nhiên như dùng tắc chưng mật ong, súc miệng với nước muối hay uống nước lá hẹ… thường được dân gian áp dụng để khắc phục bệnh tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn ho và tình trạng ngứa họng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài bạn cần đi khám để được kê đơn thuốc điều trị.
15 cách trị ho ngứa cổ họng nhanh nhất
Ho ngứa cổ họng là triệu chứng thường gặp khi thời tiết thay đổi. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các bệnh lý ở đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản… Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn mệt mỏi, mất tập trung khi làm việc và nghiêm trọng hơn có thể gây mất ngủ vào ban đêm. Chính vì vậy, việc tích cực điều trị ho, ngứa họng từ sớm là điều cần thiết.
1. Mẹo chữa ho, ngứa cổ họng bằng tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà có tác dụng diệt khuẩn, ức chế virus, long đờm, giảm đau, chống dị ứng nên có thể giúp cải thiện cơn ho và tình trạng ngứa ngáy khó chịu trong cổ họng. Nguyên liệu này được sử dụng để trị ho ngứa cổ họng theo nhiều cách khác nhau như:
– Xông hơi với tinh dầu bạc hà:
Đun sôi 500ml nước, đổ ra tô. Thêm vào 2 – 3 giọt tinh dầu bạc hà, khuấy đều. Tiến hành xông hơi bằng cách đưa mặt lại gần tô nước khi còn đang bốc hơi mạnh. Sau đó lấy một cái khăn tắm khổ lớn trùm kín từ đầu đến cổ và hít vào thật sâu để đem hơi nước chứa các hoạt chất trong tinh dầu đi vào trong khoang mũi và xuống dưới cổ họng.
Thực hiện khoảng 10 phút giúp đường thở thông thoáng, giảm bớt cảm giác ngứa rát vướng víu và đau cổ họng khi bị viêm. Mỗi ngày bạn có thể áp dụng 1- 2 lần để nhanh khỏi bệnh.
– Sử dụng máy khuếch tán không khí
Nếu trong nhà có máy khuếch tán không khí, bạn chỉ cần nhỏ 1 -2 giọt tinh dầu vào nước trong máy. Các hoạt chất trong tinh dầu theo hơi nước sẽ được lan tỏa ra không khí trong không gian sống. Nó giúp tiêu diệt sạch virus, vi khuẩn, lọc sạch không khí và ngăn chặn mầm bệnh tấn công vào trong mũi họng.
– Súc miệng bằng tinh dầu bạc hà giảm ho ngứa họng
Với cách này, bạn chỉ cần pha vài giọt tinh dầu với nước ấm. Dùng nước này súc họng mỗi ngày 2 lần sẽ giúp sát trùng thành họng, làm loãng dịch nhầy, giảm kích ứng trong cổ họng.
2. Bài thuốc chữa ho ngứa cổ họng bằng mật ong
Mật ong là nguyên liệu khá quen thuộc trong các bài thuốc điều trị bệnh ở đường hô hấp. Nhờ đặc tính sát trùng, tiêu đờm tự nhiên, mật ong có thể giúp cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm, ngứa họng và triệu chứng khác có liên quan đến các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản.
Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn cung cấp nhiều vitamin E, C, khoáng tố và các loại axit amin. Chúng giúp làm dịu kích ứng ở niêm mạc họng, đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương ở các mô, bổ sung năng lượng, chống mệt mỏi và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Mặc dù tốt nhưng mật ong không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi.
– Dùng mật ong nguyên chất:
Lấy 1 – 2 thìa mật ong ngậm trong miệng và nuốt từ từ. Lặp lại 3 lần mỗi ngày sẽ giúp xoa dịu cơn ho và giảm đáng kể cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
– Kết hợp mật ong với giấm táo
Lấy 2 thìa mật ong pha với 1 thìa giấm táo và 100ml nước. Uống chậm rãi cho đến khi hết. Đều đặn sử dụng hỗn hợp này 2 lần trong ngày sau khi ăn khoảng 30 phút.
3. Tỏi chữa ho ngứa cổ họng
Thêm một cách trị ho ngứa cổ họng đơn giản cho bạn tham khảo là dùng tỏi. Đây là loại gia vị có sẵn trong gian bếp nhưng lại chứa nhiều hoạt tính sinh học tốt cho sức khỏe.
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong tỏi chứa nhiều Allicin và Diallyl Sulfide. Chúng hoạt động tương tự như một loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh ở cổ họng, qua đó giảm hiện tượng sưng viêm, phù nề, ngứa ngứa ở niêm mạc họng.
Theo ghi nhận của y học cổ truyền, tỏi là dược liệu có vị cay, tính ấm. Nó giúp kháng khuẩn, tiêu thũng, chống dị ứng, giảm ho khan, ho có đờm và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì những tác dụng tuyệt vời trên mà tỏi được sử dụng như một phương thuốc trị ho ngứa cổ họng lâu đời trong dân gian.
– Tỏi hấp đường phèn:
Bạn lấy 4 – 5 tép tỏi, lột vỏ, rửa sạch rồi đập dập. Bỏ tỏi vào trong 1 cái chén sành và rải lên 2 thìa đường phèn. Hấp cách thủy khoảng 20 phút và chắt nước uống 2 – 3 lần trong ngày.
– Tỏi kết hợp với gừng
Chuẩn bị 1 củ tỏi ( lột vỏ, đập dập), 1 nhánh gừng tươi thái sợi và 2 thìa đường nâu. Bỏ cả 3 vào trong nồi và đun sôi cùng với một ít nước trong 5 phút. Chắt nước uống 3 lần trong ngày khi còn ấm.
– Tỏi kết hợp với hành tím và mật ong
Chuẩn bị 1 củ tỏi, 1 củ hành tím, mật ong nguyên chất. Trước tiên lột sạch vỏ từng tép tỏi, hành cũng lột vỏ và thái mỏng. Bỏ hai nguyên liệu đã sơ chế vào trong hũ thủy tinh nhỏ rồi đổ ngập mật ong vào ngâm từ 12 – 24 tiếng. Mỗi lần lấy 1/2 thìa cà phê pha với một ít nước ấm uống.
4. Mẹo chữa ho ngứa cổ họng bằng lá hẹ
Lá hẹ vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc có nhiều tác dụng trị bệnh, đặc biệt là các bệnh lý ở đường hô hấp. Trong lá chứa một lượng lớn vitamin C và allicin – những chất có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Sử dụng lá hẹ đúng cách có thể giúp ức chế các tác nhân gây viêm họng, giảm ho. Bên cạnh đó, thảo dược này còn được biết đến với tác dụng long đờm, chống lại phản ứng dị ứng là nguyên nhân gây viêm ngứa cổ họng, đồng thời kích thích tái tạo tổn thương bên trong.
– Uống nước lá hẹ:
Dùng 12 – 24g lá hẹ tươi đem rửa sạch, ngâm với nước muối 15 phút rồi cắt khúc ngắn. Bỏ lá hẹ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với 1 ly nước ấm. Lọc bỏ bã, phần nước chia đều uống làm 2 lần trong ngày.
– Lá hẹ chưng mật ong:
Lá hẹ sau khi rửa sạch sẽ bạn thái thành những khúc ngắn cỡ 1cm. Bỏ hết vào trong chén rồi thêm vào 15 ml mật ong. Đem hỗn hợp chưng cách thủy trong 15 phút là dùng được. Để trị ho ngứa cổ họng, bạn chắt lấy nước uống 4 – 5 lần trong ngày. Nên ăn cả bã để đạt được hiệu quả tốt hơn.
– Lá hẹ chưng đường phèn:
Thay vì dùng mật ong, bạn có thể dùng lá hẹ chưng với đường phèn. Cách thực hiện và sử dụng tương tự như trên.
5. Uống trà cam thảo giảm ho và ngứa họng
Trà cam thảo có tác dụng làm loãng đàm nhầy, giảm cảm giác vướng víu, ngứa ngáy ở cổ họng và tạo điều kiện cho tổn thương viêm ở niêm mạc họng nhanh lành. Cùng với đó, hoạt chất axit glycyrrhizic được tìm thấy trong trà cam thảo cũng đã được chứng minh về khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm ho, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cách làm trà cam thảo chữa ho ngứa cổ họng tại nhà như sau:
- Bỏ 5 gram rễ cam thảo khô vào trong ấm
- Đổ thêm 200ml nước sôi vào và đậy nắp lại ủ trong 20 phút
- Rót uống vài lần trong ngày. Dùng tốt nhất khi trà còn ấm.
6. Bài thuốc trị ho ngứa cổ họng từ nghệ tươi
Nghệ sở hữu một lượng lớn curcumin. Chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh nên giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, qua đó giảm ho, cắt đứt cơn ngứa và kích thích tái tạo các mô tổn thương ở niêm mạc họng. Bài thuốc từ nghệ thích hợp cho những người bị ho khan kèm theo cảm giác ngứa rát, đau ở cổ họng.
– Dùng nghệ hấp đường phèn:
Lấy 1 củ nghệ tươi cạo vỏ, đập dập, bỏ vào bát. Thêm vào 2 thìa đường phèn rồi hấu cách thủy trong vòng 15 – 20 phút. Gạn lấy phần nước tiết ra chia uống 3 lần trong ngày.
– Uống sữa nghệ:
Với cách này, bạn hãy lấy 1 thìa cà phê bột nghệ cho vào ly sữa nóng, quậy cho nghệ hòa tan trong sữa. Chờ cho nguội bớt rồi uống từng ngụm nhỏ đến khi hết ly sữa.
7. Chữa ho ngứa cổ họng bằng rau diếp cá
Rau diếp cá là một loại thảo dược lành tính, an toàn và có nhiều tác dụng quý với sức khỏe. Nó chứa một lượng lớn tinh dầu bao gồm các hoạt chất có đặc tính kháng sinh, giúp diệt khuẩn, giảm viêm ở niêm mạc họng.
Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng ức chế co thắt cơ trơn, giảm ho, long đờm, chống ngứa. Bạn có thể uống nước rau diếp cá hoặc kết hợp thảo dược này với nước vo gạo để tăng hiệu quả điều trị.
– Giảm ho ngứa cổ họng bằng nước rau diếp cá
Dùng 100 gram rau diếp cá tươi rửa sạch, đem xay nhuyễn cùng với 300ml nước đun sôi để nguội. Lọc qua rây lấy nước chia làm 2 lần uống trong ngày.
– Kết hợp rau diếp cá và nước vo gạo
Sử dụng máy xay sinh tố xay nhuyễn 1 nắm rau diếp cá. Lọc lấy nước cốt pha chung với 1 bát nước vo gạo lần 2. Đun sôi hỗn hợp trong 5 phút. Để nguội chia đều làm 3 phần uống hết trong ngày. Thời điểm sử dụng thuốc tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 1 tiếng.
8. Trị ho ngứa họng bằng tinh dầu khuynh diệp
Chứa chất diệt khuẩn mạnh, tinh dầu khuynh diệp có thể giúp giảm ho, chống ngứa cổ họng. Loại tinh dầu này có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus gây viêm họng, cảm cúm, làm ấm phổ, ức chế các cơ co thắt trong cổ họng, qua đó giảm ho, đau họng.
Có nhiều cách trị ho ngứa cổ họng từ tinh dầu khuynh diệp như:
- Thêm vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào trong buồn nước ấm và ngâm mình trong đó khoảng 5 – 10 phút
- Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu giúp làm sạch không khí, sát trùng cổ họng
- Xông hơi với nước nóng pha tinh dầu khuynh diệp
- Hoặc thoa tinh dầu vào ngực, lòng bàn tay, bàn chân vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp giữ ấm cơ thể, giảm thiểu cơn ho phát sinh vào ban đêm, mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon hơn.
9. Mẹo chữa ho ngứa cổ họng bằng tắc chứng mật ong
Đây là bài thuốc chữa ho ngứa cổ họng đang được áp dụng phổ biến trong dân gian và có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em trên 1 tuổi.
Trong tắc chứa nhiều vitamin C có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, làm nhanh lành tổn thương ở cổ họng và xoa dịu cơn ho. Cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin C cũng giúp ức chế phản ứng dị ứng ở niêm mạc họng, giảm ngứa họng.
Đặc biệt, thành phần tinh dầu trong vỏ tắc cũng là một vị thuốc diệt khuẩn, chống virus hiệu quả. Dân gian thường kết hợp tắc với mật ong làm thuốc trị ho ngứa cổ họng để rút ngắn thời gian lành bệnh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 3 – 4 quả tắc rồi đem cắt làm đôi, giữ cả hạt lại dùng
- Bỏ tắc vào trong bát và thêm vào 10ml mật ong
- Đem hỗn hợp chưng cách thủy hoặc bỏ vào nồi cơm điện hấp trong 20 phút
- Chắt nước uống mỗi lần 1 thìa cà phê x 3 – 4 lần trong ngày. Ăn cả cái để thấy được hiệu quả tốt hơn.
10. Lá húng chanh trị ho ngứa cổ họng tại nhà
Sử dụng lá húng chanh là một cách trị ho ngứa cổ họng an toàn, đang được nhiều người tin dùng. Thảo dược này có tính ấm và chứa nhiều tinh dầu với các hoạt chất diệt khuẩn, ức chế virus mạnh. Nó giúp giữ ấm cổ họng, giảm hiện tượng sưng viêm ở niêm mạc, giảm nhẹ cơn ho và giúp bạn bớt ngứa họng, đau họng.
– Kết hợp lá húng chanh với quất
Lấy 1 nắm lá húng chanh rửa sạch, bỏ vào bát chung với 3 quả quất đã được cắt làm đôi. Thêm đường phèn và hấp cách thủy trong 20 phút. Uống nước và ăn cả cái mỗi ngày 3 lần. Bài thuốc này có hiệu quả tốt nhất đối với các trường hợp bị ho có đờm, ngứa họng.
– Kết hợp lá húng chanh với tía tô, bạc hà và gừng tươi
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 15 gram lá húng chanh, 3 lát gừng tươi, 5 gram bạc hà và 8 gram tía tô. Tất cả rửa sạch, bỏ vào ấm sắc lấy 1 bát nước đặc chia uống 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối. Dùng ngày 1 thang cho đến khi hết miệng.
11. Giảm ho ngứa cổ họng với nước chanh ấm
Cũng như tắc, chanh chứa nguồn vitamin C khá dồi dào. Chất này không chỉ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mà còn có tác dụng giảm viêm, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, đẩy lùi bệnh viêm họng – nguyên nhân phổ biến dẫn đến triệu chứng ho và ngứa cổ họng. Cùng với đó, thành phần axit citric được tìm thấy trong chanh còn giúp đẩy mạnh công dụng kháng khuẩn, làm loãng đờm, giảm ngứa họng, chống ho có đờm.
Uống hỗn hợp nước chanh ấm mỗi ngày sẽ giúp làm sạch đàm nhầy, vi khuẩn, virus và tạp chất bám dính ở thành họng, đồng thời giúp các mô bị sưng viêm, phù nề nhanh chóng hồi phục.
Cách sử dụng:
- Lấy 1 quả chanh rửa sạch, cắt làm đôi
- Vắt nước cốt chanh vào ly, sau đó thêm vào 200 ml nước ấm
- Quậy đều lên và uống từ từ từng ngụm nhỏ để các chất trong chanh thẩm thấu vào niêm mạc họng giúp phát huy được hiệu quả tối ưu
- Để giảm ho và ngứa họng nhanh, mỗi ngày bạn nên uống từ 2 – 3 ly nước chanh ấm sau khi ăn khoảng 1 tiếng. Có thể pha thêm chút mật ong để làm tăng hương vị cho thức uống và đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn.
12. Củ cải trắng trị ho ngứa cổ họng
Theo y học cổ truyền, củ cải trắng có tính bình, vị ngọt, được ghi nhận với tác dụng tiêu đờm, giảm ho, giải độc, sinh tân dịch, giáng khí. Hơn nữa, thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin B, C, sắt, magie. Chúng giúp hỗ trợ kháng viêm, diệt khuẩn, giảm nhanh triệu chứng ho và ngứa cổ họng do ảnh hưởng của các bệnh lý như viêm họng, viêm khí phế quản, cảm lạnh, cảm cúm…
– Uống nước ép củ cải:
Dùng 200 gram củ cải trắng đem rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng nhỏ. Sau đó bỏ củ cải vào trong nồi cùng với 800ml nước lọc nấu sôi trong 15 phút. Để nguội, lọc lấy nước chia uống nhiều lần trong ngày cho hết.
– Kết hợp củ cải trắng với hạt tía tô và hạt cải
Chuẩn bị hạt tía tô và củ cải trắng mỗi vị 10 gram, hạt cải 3 gram và 300ml nước lọc. Củ cải gọt vỏ, thái nhỏ, bỏ vào chảo nóng sao vàng cùng với 2 nguyên liệu còn lại. Đem hỗn hợp sắc với 300ml nước cho cạn còn 100ml thì ngưng. Chia làm 3 phần đều nhau uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi chấm dứt được các triệu chứng khó chịu.
13. Súc miệng bằng nước muối giảm ho và ngứa cổ họng
Cách trị ho ngứa cổ họng bằng nước muối khá đơn giản nhưng cho hiệu quả tích cực. Nhờ đặc tính sát khuẩn mạnh của muối mà tình trạng nhiễm trùng trong cổ họng sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, việc súc họng với nước muối còn có tác dụng làm tan đờm nhầy, giảm kích ứng ở niêm mạc và nhanh chóng xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu.
Cách thực hiện:
- Lấy 1/2 thìa muối đem pha với 200ml nước ấm, quậy tan
- Sau khi đánh răng sạch sẽ, bạn ngậm một ngụm nước muối trong miệng, súc nhẹ rồi nhổ ra ngoài.
- Tiếp tục nhấp một miếng nước muối vào và ngửa cổ ra phía sau đẩy nước đi vào trong cổ họng. Dùng lực trong họng khò nhẹ để nước muối lên xuống và phát huy tác dụng khử trùng ở vùng bị tổn thương.
- Thực hiện thêm 2 – 3 lần theo cách tương tự
- Mỗi ngày bạn nên súc miệng với nước muối 3 lần để nhanh chóng cắt đứt cơn ho và ngứa họng, cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp dưới.
Ngoài cách trên, bạn có thể dùng vài hạt muối ăn đem bỏ vào lát chanh mỏng và ngậm trong miệng, nuốt nước tiết ra. Cách này cũng giúp làm dịu cơn ho và giảm ngứa khá tốt.
14. Cách trị ho ngứa cổ họng với quả lê
Quả lê có tính mát, giúp bổ phế, long đờm, giảm ho, kích thích sản sinh tân dịch. Ngoài ra, loại trái cây này còn bổ sung nhiều nước, chất xơ, vitamin C và các khoáng chất có tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch, làm dịu kích ứng trong cổ họng, giảm ngứa và thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương ở thành họng.
Cách 1: Kết hợp quả lê với hạt sen
Chuẩn bị 2 quả lê, 300 gram hạt sen và 1 thìa đường phèn. Lê gọt vỏ, thái nhỏ, bỏ lõi cứng bên trong. Hạt sen lột vỏ, bẻ làm đôi và bỏ phần tim đắng bên trong. Bỏ các nguyên liệu trên vào nồi cùng với đường phèn và một ít nước. Nấu đến khi các nguyên liệu chín mềm. Chia đều làm 2 lần dùng trong ngày, ăn cả nước lẫn cái.
– Quả lê kết hợp với táo đỏ và kỷ tử
Lấy 1 quả lê rửa sạch, khoét núm và lõi cứng bên trong tạo thành một lỗ nhỏ ở giữa quả. Tiếp theo, nhét vào trong lê 3 quả táo, một ít kỷ tử và đường phèn. Bỏ vào chén đem chưng cách thủy 20 phút. Chia ăn 2 lần trong ngày.
15. Sử dụng thuốc chữa ho ngứa cổ họng
Nếu bị ho ngứa cổ họng kéo dài hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bằng y khoa. Tùy theo nguyên nhân và tính chất nghiêm trọng của triệu chứng đang gặp phải, bạn có thể được bác sĩ kê đơn các loại thuốc sau:
- Thuốc giảm ho: Codein, Noscapin hay Dextromethorphan,… Thuốc được sử dụng cho các trường hợp bị ho khan, chống chỉ định khi bị ho có đờm.
- Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này có tác dụng trị ho ngứa cổ họng do dị ứng. Được sử dụng phổ biến là Alimemazin hay Diphenhydramin.
- Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng trong cổ họng
- Thuốc kháng viêm corticoid
- Thuốc long đờm
Khi điều trị ho ngứa cổ họng bằng thuốc tây, đặc biệt là thuốc kháng sinh bạn nên dùng đúng liều lượng được bác sĩ hướng dẫn. Tránh sử dụng bừa bãi, tăng giảm liều hoặc tự ý ngưng uống thuốc đột ngột gây lờn thuốc, kéo dài thời gian điều trị và làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ có hại cho cơ thể.
Lưu ý khi điều trị ho ngứa cổ họng
- Tình trạng ho ngứa cổ họng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc điều trị bệnh chỉ mang lại hiệu quả tốt khi căn nguyên gây bệnh được loại bỏ triệt để.
- Những cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà chỉ thích hợp cho những người bị nhẹ, phải kiên trì áp dụng trong ít nhất vài ngày để nhận được kết quả rõ ràng. Trường hợp bị ho và ngứa họng nặng cần kết hợp điều trị bằng thuốc tây dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
- Kiêng sử dụng các thực phẩm, đồ uống có thể làm tình trạng ho và ngứa họng thêm nghiêm trọng. Bao gồm đồ cay, các món lạnh, thức ăn nhiều dầu mỡ, bia, rượu, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp có chất bảo quản. Trường hợp bị ho ngứa họng do dị ứng nên kiêng ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, trứng,… và tránh tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông cho mèo hay khói thuốc lá.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tăng cường bổ sung vitamin C theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
- Sử dụng nước ấm để tắm, hạn chế tắm bằng nước lạnh và không nên tắm quá lâu khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng ngực, cổ họng và mũi trong những ngày trời lạnh
- Uống nhiều nước trong ngày để làm loãng đàm và xoa dịu niêm mạc họng. Tốt nhất là uống nước ấm. Có thể dùng thêm nước ép trái cây hay nước luộc rau củ để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Đeo khẩu trang để chống hít phải khói bụi, bảo vệ đường thở khi ra ngoài đường.
- Thường xuyên giặt giũ chăn màn, vỏ gói, đồ dùng cá nhân và dọn dẹp không gian sống để vi khuẩn, virus và nấm không có cơ hội phát triển.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc trong những ngày bị bệnh. Kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày 30 phút để cải thiện thể trạng, giúp cơ thể mau chóng phục hồi sức khỏe.
Có thể bạn chưa biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!