8 Loại Thuốc Giảm Tiết Axit Dạ Dày Hiệu Quả Nhanh 2022 (Đông y và Tây y)

Ngoài các bài thuốc Đông y thì trong Tây, thuốc giảm tiết axit dạ dày gồm có 2 loại chính là thuốc kháng histamine H2 và thuốc ức chế bơm proton. Nhóm thuốc này được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, tiệt trừ vi khuẩn Hp, điều trị hội chứng Zollinger-Ellison, phòng ngừa và điều trị loét dạ dày do sử dụng NSAID,…

Thuốc giảm axit dạ dày
Thuốc giảm axit dạ dày gồm có 2 loại nhóm chính là thuốc ức chế bơm proton và kháng histamine H2

Thuốc giảm tiết axit dạ dày được sử dụng khi nào?

Thuốc giảm tiết axit dạ dày là nhóm thuốc có tác dụng ức chế hoặc làm ngăn chặn hoàn toàn hoạt động bài tiết axit. Hiện nay, nhóm thuốc này gồm có 2 loại chính là thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng histamine H2.

– Thuốc kháng histamine H2 (H2RA)

Thuốc kháng histamine H2 hoạt động bằng cách ức chế chọn lọc thụ thể H2 của tế bào viền ở dạ dày nhằm giảm sản xuất axit. Nhóm thuốc này ức chế bài tiết dịch vị không hoàn toàn (khả năng ức chế dao động khoảng 50 – 95%). Tuy nhiên do độ an toàn cao hơn so với PPI nên thuốc kháng histamine H2 là lựa chọn ưu tiên trong quá trình điều trị.

– Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

PPI có tác dụng giảm sản xuất axit dạ dày trong thời gian dài và chỉ được sử dụng khi chống chỉ định hoặc không có đáp ứng khi sử dụng thuốc kháng histamine H2. Loại thuốc này được đánh giá có khả năng ức chế axit mạnh nhất hiện nay.

PPI hoạt động bằng cách ức chế proton và tế bào thành từ đó làm giảm sản xuất axit dạ dày. Thuốc được sử dụng trước khi dùng bữa ăn đầu tiên trong ngày 30 – 60 phút. PPI được hoạt hóa trong môi trường axit nên cần tránh sử dụng đồng thời với các loại thuốc trung hòa dịch vị dạ dày.

Thuốc giảm axit dạ dày
Thuốc giảm axit dạ dày được sử dụng để điều trị hầu hết các bệnh lý ở đường tiêu hóa trên

Các loại thuốc kháng axit dạ dày được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và các biến chứng
  • Tiệt trừ vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori)
  • Phòng ngừa và điều trị loét dạ dày do sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison
  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và biến chứng
  • Dự phòng tái phát xuất huyết tiêu hóa không do vỡ tĩnh mạch thực quản
  • Chứng khó tiêu chức năng

Ngoài ra, nhóm thuốc này cũng được sử dụng trong những trường hợp không được đề cập trong bài viết.

7 Loại thuốc Tây giảm tiết axit dạ dày phổ biến trên thị trường

Thuốc giảm tiết axit dạ dày được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các vấn đề ở đường tiêu hóa trên. Dưới đây là một số loại thuốc có mặt trên thị trường:

1. Thuốc ức chế tiết axit Omeprazole

Omeprazole là hoạt chất giảm tiết axit dạ dày thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton. Thực nghiệm cho thấy, hoạt chất này có tác dụng giảm bài tiết axit dạ dày lâu dài nhưng có hồi phục (khoảng sau 5 ngày ngưng thuốc). Thuốc chỉ ức chế proton và tế bào thành dạ dày, không có tác dụng lên thụ thể histamine hay thụ thể acetylcholin.

Khi kiểm tra nội soi nhận thấy, tỷ lệ liền sẹo ở vết loét tá tràng đạt 65% sau 14 ngày sử dụng và 95% sau 4 tuần. Thuốc Omeprazole được sử dụng 1 liều duy nhất 20mg/ ngày. Đối với viêm loét tá tràng tiến triển, thuốc được sử dụng trong 2 – 4 tuần lễ, loét dạ dày tiến triển được sử dụng trong 4 – 8 tuần và viêm thực quản do trào ngược được sử dụng trong khoảng 4 tuần. Riêng đối với hội chứng Zollinger-Ellison, liều lượng được cân chỉnh tùy theo triệu chứng của từng trường hợp.

Thuốc giảm axit dạ dày
Omeprazole được sử dụng 1 liều duy nhất 20mg/ ngày trong 4 – 8 tuần

Thuốc Omeprazole tương đối an toàn, có thể cho người cao tuổi và người suy thận. Tuy nhiên khi sử dụng cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan, cần điều chỉnh liều lượng phù hợp. Hiện nay trên thị trường có nhiều biệt dược chứa Omeprazole với hàm lượng 10mg, 20mg, 40mg, 80mg,…

2. Thuốc giảm bài tiết dịch vị Lansoprazole

Lansoprazole cũng là thuốc giảm bài tiết dịch vị nhóm ức chế bơm proton. Thuốc có cơ chế hoạt động tương tự các PPI khác. Khi sử dụng loại thuốc này, tránh dùng đồng thời với thuốc Atazanavir (thuốc kháng virus được sử dụng trong điều trị HIV- AIDS). Ngoài ra, Lansoprazole còn làm chậm quá trình chuyển hóa và bài tiết Phenytoin và Diazepam. Vì vậy cần thông báo với bác sĩ lịch sử dùng thuốc để được tránh tình trạng tương tác.

thuốc giảm tiết axit dạ dày
Thuốc giảm tiết axit dạ dày Lansoprazol được sử dụng với liều 30mg/ lần/ ngày trong 4 – 8 tuần

Hiện nay, thuốc Lansoprazole chủ yếu được sử dụng với liều 30mg/ lần/ ngày trong khoảng 4 – 8 tuần tùy vào tình trạng sức khỏe. Ngoài các tác dụng phụ thông thường, Lansoprazole còn gây sốt, tăng acid uric hoặc tăng cholesterol toàn phần.

3. Thuốc Pantoprazole giảm tiết axit dạ dày

Pantoprazole có cơ chế hoạt động và hoạt tính tương tự Lansoprazole. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế bơm proton ở thành tế bào dạ dày khiến cơ quan giảm sản xuất dịch vị trong một thời gian dài. Thực nghiệm cho thấy, loại thuốc này có thể làm lành vết loét đến 95% sau 8 tuần điều trị.

thuốc giảm tiết axit dạ dày
Pantoprazole có thể làm lành vết loét ở dạ dày và tá tràng đến 95% sau 8 tuần điều trị

Thuốc được sử dụng 1 lần/ ngày (thường là liều 40mg) trước khi ăn sáng khoảng 1 giờ. Tuy nhiên nếu dùng trong phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori, thuốc có thể được yêu cầu sử dụng 2 lần/ ngày (sáng – tối).

4. Thuốc ức chế tiết axit Cimetidin

Cimetidin là thuốc giảm bài tiết axit dạ dày thuộc nhóm kháng histamine H2. Thuốc có công thức gần giống với histamine nên có khả năng đối kháng chọn lọc với histamine thụ thể H2 ở thành tế bào. Với cơ chế này, Cimetidin có khả năng làm giảm quá trình bài tiết dịch vị. Ngoài ra, thuốc còn có hiệu quả giảm nồng độ HCl trong dịch vị dạ dày.

thuốc giảm tiết axit dạ dày
Cimetidin là thuốc giảm bài tiết axit dạ dày thuộc nhóm kháng histamine H2

Tuy nhiên so với các PPI, thuốc kháng histamine H2 nói chung và Cimetidin nói riêng chỉ giảm tiết axit không hoàn toàn. Thực nghiệm cho thấy, thuốc Cimetidin chỉ giảm sản xuất axit dạ dày khoảng 50%.

Do hiệu quả giảm axit không tuyệt đối nên Cimetidin ít khi được sử dụng trong điều trị vi khuẩn Hp mà chủ yếu được dùng để chữa hội chứng trào ngược dạ dày, hội chứng Zolinger-Ellison, loét dạ dày – tá tràng,… Thuốc được sử dụng với liều 300 – 400mg/ 2 lần/ ngày trước khi ăn sáng và trước khi ngủ trong thời gian từ 4 – 8 tuần.

Không sử dụng thuốc Cimetidin cho phụ nữ mang thai và người đang cho con bú. Đồng thời không dùng chung với thuốc chống đông Warfarin, Theophylline và Phenytoin.

5. Thuốc giảm tiết axit dạ dày Ranitidine

Ranitidine thuộc nhóm kháng histamine H2 và có cơ chế tương tự Cimetidine. Thực nghiệm cho thấy, khả năng ức chế sản xuất dịch vị của thuốc Ranitidine mạnh hơn Cimetidine khoảng 4 – 9 lần nhưng ít gây ra tác dụng ngoại ý.

Thuốc được sử dụng với liều 150mg/ 2 lần/ ngày hoặc 300mg/ lần/ ngày. Tương tự các loại thuốc kháng histamine H2 khác, Ranitidine có thể thay đổi sinh khả dụng của các loại thuốc như Metoprolol, Nifedipine, Ketoconazole,…

ĐỪNG BỎ QUA: NS Trần Nhượng chia sẻ hành trình chữa khỏi bệnh dạ dày tại Trung tâm Thuốc dân tộc

6. Thuốc Famotidin giảm bài tiết dịch vị

Famotidin là thuốc giảm axit dạ dày thuộc nhóm thuốc kháng histamine H2. Thuốc làm giảm cả số lượng và nồng độ HCl trong dịch vị dạ dày. Khả năng giảm tiết axit của Famotidin lên đến 94% cao hơn rất nhiều so với Cimetidine.

thuốc giảm tiết axit dạ dày
Famotidine có thể ức chế bài tiết axit dạ dày lên đến 94%

Trong thời gian điều trị, thuốc được sử dụng 20mg/ 2 lần/ ngày hoặc 40mg/ lần/ ngày. Đối với trường hợp dự phòng tái phát, thuốc Famotidin được dùng 20mg/ lần/ ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đối với những trường hợp nặng hoặc gặp khó khăn khi nuốt, có thể sử dụng thuốc dạng tiêm với hàm lượng tương tự thuốc uống.

7. Thuốc Nizatidine ức chế sản sinh axit dạ dày

Nizatidine thuộc nhóm thuốc kháng histamine H2, thuốc ức chế chọn lọc histamine ở thụ thể H2 nằm trên tế bào thành dạ dày. Thuốc không có tác dụng đối kháng với histamine ở thụ thể H1.

Thuốc Nizatidine thường được sử dụng với liều 150mg/ 2 lần/ ngày trong 4 – 8 tuần. Trong một số trường hợp cần thiết, thuốc còn được sử dụng đến 12 tuần nhằm điều trị viêm thực quản, cải thiện ợ nóng do trào ngược,…

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc TÂY ức chế bài tiết axit dạ dày

Tăng tiết axit dạ dày được xem là nguyên nhân chính gây viêm loét niêm mạc, trào ngược, xuất huyết, thủng dạ dày,… Ngoài ra, axit tăng tiết quá mức còn tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển mạnh.

Tuy nhiên trên thực tế, axit dạ dày giữ nhiều chức năng quan trọng như tiêu hóa thức ăn và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa. Do đó, sử dụng thuốc giảm axit dạ dày có thể gây ra nhiều rủi ro và tác dụng không mong muốn.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng histamine H2:

  • Tác dụng phụ ít gặp: Chóng mặt, nhầm lẫn, táo bón, mệt mỏi, đau đầu, ban đỏ, tiêu chảy
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Hạ huyết áp

Hầu hết các loại thuốc kháng histamine H2 đều tương đối lành tính – trừ Cimetidin. Loại thuốc này có thể gây ra chứng vú to, bất lực và giảm ham muốn tình dục. Tuy nhiên các triệu chứng này đều thuyên giảm sau khi ngưng dùng thuốc.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc ức chế bơm proton:

  • Tác dụng thường gặp: Tiêu chảy, nhức đầu, đau họng, buồn nôn, nôn mửa,…
  • Tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài: Viêm đại tràng giả mạc do nhiễm Clostridium difficile, viêm phổi, loãng xương, thiếu vi chất dinh dưỡng,…

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc giảm bài tiết axit

Thuốc giảm tiết axit dạ dày là nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị hầu hết các bệnh lý ở đường tiêu hóa trên như hội chứng Zollinger-Ellison, viêm thực quản do hồi lưu, trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng, tiệt trừ vi khuẩn Hp,…

thuốc giảm tiết axit dạ dày
Trong trường hợp gặp phải tác dụng phụ, cần thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời

Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và rủi ro khi sử dụng. Vì vậy khi dùng thuốc, cần lưu ý những thông tin quan trọng sau:

  • Nếu có tiền sử dị ứng với thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng histamine H2, cần thông báo với bác sĩ để phòng ngừa nguy cơ dị ứng chéo giữa các loại thuốc cùng nhóm.
  • Hoạt động làm giảm bài tiết axit có thể làm nguy cơ viêm đại tràng giả mạc. Trong trường hợp tiêu chảy kéo dài, tăng tần suất đi tiêu, có mủ trong phân, sốt cao, nôn ói dữ dội… cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Nếu nhận thấy tác dụng phụ khi dùng thuốc, nên trao đổi với bác sĩ để được cân nhắc về việc tiếp tục sử dụng hoặc thay thế bằng loại thuốc khác.
  • Đối với loét dạ dày tá tràng, phải loại trừ nguy cơ ác tính trước khi sử dụng thuốc ức chế bài tiết dịch vị.
  • Cân nhắc sử dụng viên uống bổ sung canxi và vitamin D cho người cao tuổi hoặc những đối tượng có nguy cơ loãng xương cao trước khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton.
  • Để giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa khi sử dụng thuốc ức chế bài tiết axit, nên ăn chín uống sôi, bổ sung 2 – 2.5 lít nước/ ngày và tăng cường bổ sung thực phẩm chứa probiotic (lợi khuẩn).
  • Song song với việc sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày, nên xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học để hỗ trợ điều trị và tăng tốc độ phục hồi thương tổn ở niêm mạc tiêu hóa.

Thuốc giảm tiết axit dạ dày được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa trên. Tùy vào mức độ sản xuất dịch vị, triệu chứng và tình trạng sức khỏe cụ thể ở từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc có cơ chế và hoạt tính phù hợp. Cần tránh tình trạng tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa tiến hành chẩn đoán và loại trừ nguy cơ ác tính.

5/5 - (3 bình chọn)

Bình luận (33)

  1. Long Jenda says: Trả lời

    Em bị trào ngược dạ dày đã 4 tháng nay, em liên tục phải uống thuốc giảm axit, cứ ngưng thuốc rồi vài tuần nó lại bị lại, không biết uống liên tục vậy có ảnh hưởng gì không

    1. Thích cmt dạo says: Trả lời

      Chắc chắn là có ảnh hưởng rồi, quan trọng nó ở mức độ nào thôi bạn. axit dạ dày đâu phải lúc nào cũng xấu, nó giúp iêu hóa thức ăn và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa. Bạn mà sử dụng thuốc giảm axit dạ dày có thể gây nhiều tác dụng phụ lắm, nhiều khi còn hại nữa chớ

    2. Hương Nhài says: Trả lời

      Nghe thì biết vậy chứ giờ bác sĩ kê sao thì uống vậy chứ làm sao mà mần khác được, chẳng biết làm sao cho cái chứng bệnh này nó hết dùm nữa

      1. Phùng Quang Trùng says: Trả lời

        Nếu muốn hết triệt để thì bạn đừng có xài thuốc tây nữa, mấy thuốc đó chỉ có giảm triệu chứng, cứu cánh tạm thời cho bạn thôi chứ nó chả tác động vào căn nguyên bên trong thì muôn đời nó sẽ tái phát lại bạn ơi. Mình nghĩ bạn nên ghé qua bên thuốc dân tộc á mua thuốc sơ can bình vị tán về mà uống điều trị, mình đã từng uống thuốc này để trị chứng trào ngược thấy hiệu quả nên mới nói bạn dùng nè. Mình uống 2 tháng thôi là dứt hoàn toàn cơn đau cũng chẳng còn bị ợ hơi các kiểu, nhờ vậy mà mới có cảm giác muốn ăn chứ hồi xưa cái miệng đắng nghét à. Có gì bạn tham khảo thêm review ở đây nè, hồi xưa mình cũng coi đây rồi tới khám đó https://trungtamytedpbackan.com/so-can-binh-vi-tan-duoc-gioi-thieu-tren-vtv2.html

      2. Minh Xinh Tươi says: Trả lời

        Thấy trong này ghi có tới mấy bài thuốc nhỏ là nó khác nhau thế nào vậy bác? Dùng cho từng loại bệnh khác nhau hay là để dùng cho từng giai đoạn, hết lọ này tới mua lọ khác

      3. Huỳnh Hiểu Vy says: Trả lời

        Mấy loại này kết hợp với nhau đó chế ạ, như chế bị trào ngược đúng k là họ sẽ kê cho sơ can bình vị trào ngược + cao bình vị + sơ can bình vị thế hệ 2, uống song song trong liệu trình vậy đó, bởi vậy mới hình thành cơ chế kiềng 3 chân chứ, nó bổ sung cho nhau đó chế

  2. Tranh Lụa Dán Tường says: Trả lời

    Thuốc lansopraz có giảm lượng axit dư thừa không hay là nó giảm đau thôi còn mình phải mua thêm mấy loại thuốc khác về uống kèm

    1. Hạt Cát says: Trả lời

      Có chứ bạn liệu trình điều trị vừa giảm đau, vừa hạn chế tình trạng dư thừa axit mà, bạn cứ theo liệu trình bác sĩ kê, uống kết hợp hay như thế nào bác sĩ người ta kê kết đầy đủ rồi

  3. Cầu Bình Yên says: Trả lời

    Mấy loại thuốc giảm tiết axit này có tự mua uống được không hay là phải có đơn, mình bị viêm loét HP tiên lượng nặng á, axit dạ dày cao lắm luôn

    1. Nguyễn Thị Tình says: Trả lời

      Mấy cái này nên có bác sĩ chỉ định nhé, thuốc tây k tùy tiện uống được đâu, bạn cứ uống bừa lỡ như axit giảm quá mức cần thiết nó cũng có hại lắm

    2. Giang Hoàng says: Trả lời

      Mình thấy đông y thảo dược lành tính, mấy thuốc này ko kê đơn mua về uống đc đó, ai biết bệnh rồi thì cứ tự ra mà mua uống đi

    3. Nguyễn Bá Nhật says: Trả lời

      Mấy loại bạn nói kiểu vậy là tpcn thôi, chứ thuốc đặc trị dù là đông y cũng nên khám để biết chính xác bị bệnh gì, người ta kê thuốc uống có thời gian đàng hoàng chứ có phải cứ uống càng nhiều càng hay đâu

  4. Đào Nguyễn says: Trả lời

    Thấy sơ can bình vị tán này có loại thế hệ 2 còn có 45 ngày điều trị thì có còn hiệu quả như bài 1 không, uống lâu cũng sợ mà ngắn quá cũng lo

    1. Lê Văn Tú says: Trả lời

      Ngày họ càng tiến bộ, phát triển thuốc tốt hơn thôi mà có gì đâu, uống ngắn ngắn vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc nữa mà lăn tăn cái gì nhỉ. Bên thuốc dân tộc này uy tín lắm đừng lo

      1. Kuu Đen says: Trả lời

        Bài thuốc thế hệ 2 này mình dùng rồi, mình dùng kết hợp giữa bài 1 và bài 2 nhé bạn. Dùng thuốc uống kết hợp như vậy bạn ạ, thời gian rút ngắn đi được rất là nhiều, giảm đau nhanh, uống thuốc không bị mệt người, mà hết thuốc mình cũng không bị tái phát bạn ạ.

      2. Oanh says: Trả lời

        Có chắc ai cũng chừng đó time là khỏi bệnh không, lỡ có nhiều cơ địa sờn lỳ do dùng nhiều loại thuốc quá rồi thì nó không hiệu quả sau 1 liệu trình thì sao

    2. HT Đặng says: Trả lời

      Thời gian điều trị có thể là 1,5 tháng hoặc 2 tháng bạn nhé, 1,5 tháng chỉ là con số trung bình thôi vì có người sẽ phải uống thuốc lâu hơn cũng có người uống thuốc ngắn hơn, điều trị bệnh mà bạn, làm sao có thể nói chắc chắn được

  5. Sa Sa says: Trả lời

    Nghe nói dùng đông y là có tình trạng công thuốc đúng không, nghe sợ sợ quá, nó công rồi có xuống được không

    1. Minh Ngọc Nguyễn says: Trả lời

      Bữa mình dùng sang ngày thứ 2 là bắt đầu triệu chứng nặng hơn hẳn, nó đau hơn một chút cơ mà 3 ngày sau nó hết liền à, cái này hết sức bình thường đừng quá lo

    2. Suri Oanh says: Trả lời

      Vậy chắc tùy cơ địa rồi chứ thấy như mình uống nó chỉ có giảm đi từng ngày chả công ciếc gì cả, đi khám bác Tuyết Lan bác bảo cũng ít người bị công thuốc

  6. Hoàng Phong says: Trả lời

    Sao mình dùng thuốc Raitidine được 1 tuần thấy bị tiêu chảy quá trời, trùng hợp hay là do thuốc làm như vậy nhỉ, giờ phải làm sao đây

    1. Hương says: Trả lời

      Khả năng thuốc này nó làm bạn bị viêm đại tràng giả mạc, tình hình này bạn ngưng sử dụng rồi hỏi ý kiến bác sĩ cho chắc nhé. Có nhiều người uống thuốc không hợp nên nó bị như vậy đó

    2. An Chi - Her Mode says: Trả lời

      Để giảm tình trạng này bạn nên ăn chín uống sôi, bổ sung đầy đủ nước nhé, đừng có uống nước ít quá, ăn thêm thực phẩm chứa probiotic như sữa chua đồ á để tăng lợi khuẩn trong dạ dày nè, kinh nghiệm của mình đó, cố lên, bệnh sẽ khỏi thôi

  7. Lê Thị Phương Thúy says: Trả lời

    Đọc tác dụng phụ mấy thuốc giảm tiết axit này mà sợ quá, gì mà tiêu chảy, táo bón, chóng mặt đủ cả, thuốc sơ can bình vị tán có vậy không đó trời

    1. Huế An says: Trả lời

      Mình nghĩ là có đó bạn ạ, nhưng mà đông y thì chắc bị tác dụng phụ nhẹ hơn thôi, dùng thuốc thì chaapps nhận rồi, có dùng mẹo dân gian thì mới không bị

      1. Nguyễn Thị Mai says: Trả lời

        Tào lao ghê, đông y mà tác dụng phụ cái gì, mình dùng cả 2 tuần nay có thấy bị đau đầu hay táo bón gì đâu, uống vào nhẹ bụng cực kỳ luôn đấy

      2. Tâm Sái Thiện says: Trả lời

        Chế mua thuốc ở đâu đấy, sao nãy giờ tìm địa chỉ trên mạng coi ở Vĩnh Phúc bán đâu mà chưa thấy cái đại lý nào ấy nhỉ

      3. Chu Thái Ngọc says: Trả lời

        Link này có giá rồi địa chỉ bán rõ ràng cho bạn luôn nè, https://benhvienfavina.vn/so-can-binh-vi-tan-22896.html, bạn tìm ngoài không có là đúng rồi vì phải có đơn kê của thuốc dân tộc mới bán bạn ạ. Ở Hà Nội và Sài Gòn đều có địa chỉ khám của trung tâm luôn đấy, ở xa thì gọi số (028) 7109 6699 rồi họ tư vấn rồi gửi thuốc cho

    2. Linh Ori says: Trả lời

      Đọc thấy mỗi người một liệu trình nên giá mua thuốc không giống nhau, kiểu này không chuẩn bị được chi phí tới khám cao quá quay xe quá

    3. Lam Tam Nhu says: Trả lời

      Nói chung cũng dao động tầm 2-3 triệu, cụ thể thì phải xem bệnh tình như thế nào thì các bác sĩ mới phối thuốc điều trị theo được ấy. Phác đồ này cũng không đắt đâu, cố gắng theo hết liệu trình để nó có thể hết hẳn

  8. Thảo Vân says: Trả lời

    Thuốc pantopraz có tác dụng nhiều trong việc giảm axit dạ dày không đấy mọi người ơi, em tính mua thuốc này về uống tại vì em thấy dạ dày của em nó khó chịu quá ấy ah

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *