Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày mới Bộ y tế (GERD)

Trào ngược dạ dày nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng và rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ Y tế để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

phác đồ điều trị trào ngược dạ dày
Tìm hiểu phác đồ điều trị trào ngược dạ dày mới nhất của Bộ Y tế

Bệnh trào ngược dạ dày (GERD) là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý đường tiêu hóa trên mãn tính, xảy ra khi axit dạ dày (đôi khi cả thức ăn và dịch mật) trào ngược lên thực quản. Các axit này gây kích thích niêm mạc thực quản và dẫn đến các triệu chứng trào ngược dạ dày.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể được cải thiện bằng chế độ ăn uống phù hợp và thay đổi phong cách sống. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.

Các triệu chứng phổ biến của chứng trào ngược bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Có cảm giác nóng rát ở lồng ngực, cổ họng
  • Có vị chua trong miệng
  • Đau ngực
  • Khó nuốt
  • Ho khan
  • Đau họng
  • Thay đổi giọng nói
  • Nôn thức ăn hoặc dịch lỏng
  • Có cảm giác có khối u trong cổ họng

Nếu không được điều trị, theo thời gian tình trạng trào ngược có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Thu hẹp thực quản, xảy ra khi các tế bào ở thực quản tiếp xúc với axit dẫn đến hình thành các mô sẹo. Các mô sẹo này có thể dẫn đến tình trạng khó nuốt.
  • Loét thực quản, xảy ra khi axit dạ dày gây viêm và tổn thương các mô ở thực quản nghiêm trọng. Các vết loét này có thể dẫn đến chảy máu, gây đau và khiến việc nuốt trở nên khó khăn.
  • Tiền ung thư thực quản (Barrett thực quản), axit dạ dày có thể làm thay đổi các lớp lót ở thực quản và làm tăng nguy cơ ung thư.

Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

Bác sĩ có thể chẩn đoán GERD dựa trên khám sức khỏe tổng thể, tiền sử bệnh và các dấu hiệu liên quan. Để chẩn đoán chuyên sâu và kiểm tra các biến chứng, bác sĩ có thể đề nghị:

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ y tế
Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể phác đồ điều trị trào ngược dạ dày
  • Chụp X – quang hệ thống tiêu hóa trên để kiểm tra các lớp lót thực quản, dạ dày, ruột non và phần trên của tá tràng.
  • Nội soi để kiểm tra bên trong thực quản và dạ dày.
  • Theo dõi số lượng axit bên trong thực quản, bao gồm nồng độ pH để xác định nồng độ axit bên trong hệ thống tiêu hóa.
  • Đo các chuyển động ở thực quản để xác định sự phối hợp và các lực tác động lên thực quản.

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ Y tế

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Do đó, điều quan trọng là cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tăng hiệu quả điều trị và tránh các rủi ro không mong muốn. Cụ thể, các phác đồ điều trị trào ngược dạ dày mới nhất của Bộ Y tế như sau:

1. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày không dùng thuốc

Trong trường hợp các triệu chứng không nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phác đồ điều trị trào ngược dạ dày không dùng thuốc.

Phác đồ điều trị GERD Bộ Y tế
Ngưng hút thuốc là một trong những các đều trị trào ngược dạ dày không dùng thuốc

Cụ thể các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày tại nhà như sau:

  • Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt là các loại thức ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên rán, rượu bia và thuốc lá.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, cân nặng dư thừa có thể gây áp lực lên bụng, dạ dày và khiến axit trào ngược lên thực quản.
  • Không hút thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của cơ vòng thực quản dưới.
  • Nâng cao đầu giường khi nằm khoảng 10 – 20 cm có thể ngăn ngừa tình trạng trào ngược khi ngủ.
  • Không nằm sau bữa ăn ít nhất 3 giờ để tránh các triệu chứng trào ngược.
  • Ăn chậm và nhai kỹ.
  • Tránh mặc các loại quần áo bó sát, đặc biệt là vòng eo. Điều này có thể hạn chế áp lực lên thành bụng, hạn chế co thắt thực quản dưới và ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng được khuyến khích thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể hợp lý. Điều này có thể tăng cường sự vận động của các cơ, hỗ trợ lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của người bệnh.

2. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày dùng thuốc

Trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc các bệnh nhân không thuyên giảm sau khi áp dụng phác đồ điều trị không dùng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh áp dụng phác đồ điều trị trào ngược dạ dày dùng thuốc.

Hiện tại không có loại thuốc điều trị dứt điểm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, tuy nhiên các loại thuốc có thẻ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Cụ thể, các loại thuốc bao gồm:

Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản
Sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Thuốc trung hòa axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày:

  • Maalox, Phosphalugel: 1 mg / kg / lần, liều lượng có thể thay đổi phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
  • Smectite: 1 – 3 gói / ngày, phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
  • Sucralfat: 1 – 3 gói / ngày, thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa các tổn thương mới.

Thông thường thuốc trung hòa axit không được kê độc lập, thuốc được chỉ định kèm các loại thuốc khác để chữa lành các tổn thương ở thực quản bị viêm do axit dạ dày. Ngoài ra, không được lạm dụng thuốc kháng axit để tránh các tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc dẫn đến các vấn đề về thận.

Thuốc giảm sản xuất axit dạ dày:

  • Thuốc kháng histamin H2 như Famotidin, Cimetidin hoặc Ranitidin có thể cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua và hỗ trợ chữa lành niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton như Lansoprazole, Omeprazole, Dexlansoprazole có thể kích thích hệ thống tiêu hóa nhưng không làm tăng lượng axit dạ dày.
  • Các loại thuốc giảm axit dạ dày có tác dụng lên đến 12 giờ trong việc hạn chế sản xuất axit dạ dày và cải thiện các triệu chứng trào ngược.

Tham khảo thêm: 10+ thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất 2020

3. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thường được kiểm soát bằng thuốc. Tuy nhiên nếu các loại thuốc không có tác dụng cải thiện các triệu chứng hoặc người bệnh cần tránh sử dụng thuốc lâu dài, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị.

Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết các mô tế bào để xác định các rối loạn ở niêm mạc thực quản và dạ dày. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang có Barium, kiểm tra nồng độ pH ở thực quản trong vòng 24 giờ để xác định và tránh các rủi ro không mong muốn.

phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản bộ y tế
Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị

Các phương pháp phẫu thuật bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

  • Phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản (fundoplication): Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ khâu phần trên của dạ dày vào cơ co thắt thực quản dưới để thắt chặt cơ và ngăn ngừa trào ngược. Phẫu thuật này thường được thực hiện thông qua nội soi để tránh các rủi ro có liên quan.
  • Phẫu thuật nội soi thông qua đường miệng (TIF): Phẫu thuật này có thể thắt chặt cơ vòng thực quản dưới bằng cách buộc dây polypropylene quanh thực quản dưới. Phẫu thuật này được thực hiện thông qua nội soi đường miệng, không xâm lấn và có thời gian hồi phục nhanh.
  • Phẫu thuật để tăng cường cơ vòng thực quản dưới (Linx): Trong phẫu thuật này bác sĩ sẽ đặt một vòng các hạt nhỏ từ tính để bao bọc xung quanh phần nối của dạ dày và thực quản. Lực hút từ tính các của hạt này có thể giữ kín nơi tiếp giáp với axit trào ngược nhưng vẫn cho thức ăn đi quan. Thiết bị LINX có thể được cấy ghép thông qua các phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.

4. Theo dõi sau khi điều trị

Sau khi thực hiện phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của Bộ Y tế người bệnh cần đến bệnh viện tái khám theo lịch để được hướng dẫn các biện pháp chăm sóc và theo dõi khả năng hồi phục.

Đối với bệnh nhân điều trị không dùng thuốc, tái khám sau một tuần để theo dõi hiệu quả điều trị và chỉ định phác đồ phù hợp hơn. Đối với bệnh nhân dùng thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu tái khám theo lịch hẹn, từ 1 – 3 tuần, sau đó là 1 – 3 tháng cho đến khi các triệu chứng lành hẳn.

Đối với bệnh nhân thực hiện phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị nằm viện hoặc tái khám theo lịch cụ thể để theo dõi các rủi ro, biến chứng và có biến pháp khắc phục phù hợp.

Kế hoạch chăm sóc sau khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Sau quá trình điều trị tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần lưu ý các biện pháp chăm sóc và giảm các nguy cơ tái phát.

Đối với người bệnh thỉnh thoảng bị trào ngược hoặc điều trị không dùng thuốc, các biện pháp phòng ngừa tại nhà như sau:

  • Tránh nằm sau bữa ăn 3 giờ
  • Ăn các bữa nhỏ, thường xuyên trong ngày
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
  • Giảm cân nếu thừa cân béo phì
  • Tránh hút thuốc lá
  • Nâng cao đầu giường từ 10 – 20 cm

Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm có thể gây trược ngược, ợ chua. Do đó, người bệnh cần tránh các loại thức ăn gây kích thích như:

  • Thực phẩm chiên hoặc chất béo
  • Rượu, cà phê, đồ uống có gas
  • Chocolate
  • Tỏi, hành
  • Trái cây họ cam quýt
  • Bạc hà
  • Cà chua

Nếu có dấu hiệu trào ngược sau khi sử dụng một số loại thực phẩm cụ thể, hãy tránh sử dụng các loại thực phẩm đó.

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý mãn tính và có thể dẫn đến nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, nếu có triệu chứng bệnh hoặc nghi ngờ trào ngược, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.

Có thể bạn quan tâm: Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Uống gì ? Và kiêng gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *