Trào Ngược Dạ Dày Gây Khó Thở Có Nguy Hiểm Không?

Trào ngược dạ dày gây khó thở là một triệu chứng nghiêm trọng có thể liên quan đến các bệnh lý như cơ thắt phế quản hoặc bệnh viêm phổi hít. Ngoài ra, đôi khi tình trạng trào ngược có thể dẫn đến tắc nghẽn hệ thống hô hấp, gây thở khò khè hoặc bệnh hen suyễn.

trào ngược dạ dày có bị khó thở không
Trào ngược dạ dày gây khó thở có thể tăng nguy cơ hen suyễn và một số bệnh lý hô hấp khác

Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

Khó thở là một trong những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày và thường xuất hiện ở các bệnh nhân mãn tính. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng hô hấp nhất định và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Cụ thể, một số biến chứng thường gặp có thể bao gồm:

1. Bệnh hen suyễn

Trào ngược dạ dày gây khó thở có thể gây sưng đường thở khi ngủ và dẫn đến các triệu chứng hen suyễn. Trên thực thế có khoảng 85% các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán hen suyễn có tiền sử trào ngược axit hoặc đang có vấn đề trào ngược dạ dày thực quản.

Theo một số nghiên cứu cho biết, những người mắc bệnh hen suyễn có khả năng mắc bệnh trào ngược dạ dày cao gấp đôi. Bên cạnh đó, bệnh nhân trào ngược thường không đáp ứng các phương pháp điều trị bệnh hen suyễn. Điều này gây khó khăn cho việc điều trị, gây khó thở mãn tính và tăng nguy cơ tử vong.

Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không
Có 3/4 các trường hợp hen suyễn có liên quan đến bệnh trào trào ngược dạ dày thực quản

Mặc dù bệnh trào ngược dạ dày thực quản không gây hen suyễn, những các nhà nghiên cứu cho biết một số yếu tố liên quan bao gồm:

  • Trào ngược axit dạ dày có thể kích thích các dây thần kinh hô hấp. Điều này dẫn đến các phản xạ phòng thủ như ho, cơ thắt đường thở, tăng tiết dịch nhầy và làm nghiêm trọng các triệu chứng hen suyễn.
  • Axit dạ dày gây tổn thương niêm mạc họng, đường thở và phổi. Điều này dẫn đến một cơn hen suyễn cấp tính ở những người có tiền sử hen suyễn.
  • Một số loại thuốc điều trị hen suyễn có thể gây trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng trào ngược sẽ khiến bệnh hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Viêm phổi hít

Viêm phổi hít là tình trạng nhiễm trùng phổi xảy ra khi một lượng lớn các axit, thức ăn từ dạ dày hoặc nước bọt từ miệng đi vào phổi. Tình trạng này có thể khiến vi khuẩn tấn công vào phổi và gây viêm phổi.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản làm tăng nguy cơ viêm phổi hít. Trào ngược mãn tính khiến axit dạ dày gây nhiễm trùng phổi, cản trở đường thở, dẫn đến tắc nghẽn các luồng khí và giữ nước ở phổi.

Viêm phổi hít thường không phổ biến ở người khỏe mạnh, xuất hiện đột ngột và có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm sốt, khó thở, ho có đờm và mùi hôi.

Tại sao trào ngược dạ dày lại khó thở
Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi hít

3. Các vấn đề về hô hấp khác

Ngoại trừ hen suyễn và bệnh viêm phổi hít, người bệnh trào ngược dạ dày gây khó thở có thể gặp một số biến chứng khác như:

  • Viêm phế quản mãn tính
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Bệnh xơ phổi vô căn
  • Co thắt phế quản

 

Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày gây khó thở

Trào ngược dạ dày gây khó thở xuất hiện ở 3/4 các trường hợp bệnh. Các dấu hiệu nhận biết thường bao gồm:

  • Xuất hiện ở người trưởng thành, hiếm khi gây ảnh hưởng đến trẻ em và trẻ sơ sinh
  • Tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng sau khi ăn uống, căng thẳng, tập thể dục hoặc di nằm ngủ vào ban đêm
  • Không đáp ứng các biện pháp điều trị tiêu chuẩn

Xử lý tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở

Một cơn trào ngược dạ dày gây khó thở không thường xuyên có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà hoặc thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, trong các trường hợp kéo dài hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

1. Thay đổi lối sống

Thông thường, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây ho, viêm họng và khó thở có thể được cải thiện bằng một số biện pháp tại nhà như:

trào ngược dạ dày có gây khó thở không
Ăn chậm và chia thành nhiều bữa nhỏ có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trào ngược gây khó thở
  • Thay đổi chế độ ăn uống, ăn các bữa ăn nhỏ và thường xuyên hơn để hạn chế kích thích dạ dày gây trào ngược. Ngoài ra, tránh các bữa ăn nhẹ hoặc ăn uống gần giờ đi ngủ.
  • Giảm cân nếu thừa cân béo phì và giữa cân nặng ở mức khoa học.
  • Xác định và tránh các nguyên nhân cũng như yếu tố làm tăng nguy cơ gây trào ngược.
  • Không hút thuốc và giảm lượng rượu tiêu thụ có thể cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày gây khó thở.
  • Nâng cao đầu giường khoảng 8 – 10 cm để thực ăn và axit dạ dày không trào ngược lên thực quản. Điều này có thể cải thiện các triệu chứng trào ngược.
  • Tránh sử dụng quá nhiều gối khi ngủ. Điều này có thể vô tình đặt cơ thể vào một tư thế gò bó, tạo nhiều áp lực lên dạ dày và khiến các triệu chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Tránh các loại quần áo có thể gây áp lực lên ngực và bụng.

2. Luyện tập hít thở sâu

Đôi khi luyện tập hít thở và thực hiện các kỹ thuật hít thở đúng cách có thể cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở. Một số lưu ý bao gồm:

  • Hít thở chậm và sâu hơn: Điều này có thể hỗ trợ giảm căng thẳng, cải thiện hệ thống hô hấp và ngăn ngừa tình trạng khó thở.
  • Luyện tập yoga và thiền định: Các bài tập này có thể giúp người bệnh thở sâu và chậm hơn bằng cách tăng cường nhận thức về hơi thở của cơ thể. Trao đổi với huấn luyện viên hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn và luyện tập phù hợp.
  • Học cách thở bằng cơ hoành: Đây là cách lấy hơi thở lành mạnh và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trào ngược gây khó thở hiệu quả. Người tập có thể bắt đầu bằng cách ngồi thoải mái và thở bình thường. Sau đó hít sâu vào cơ hoành sau cho bụng phình ra, ngực giữa nguyên. Người bệnh có thể kiểm tra bằng cách đặt một tay lên bụng và một tay lên ngực.
  • Ăn chậm và nhai kỹ: Điều này có thể hạn chế lượng không khí dư thừa đi vào dạ dày, cải thiện tình trạng đau dạ dày và trào ngược dạ dày gây khó thở.
  • Không hút thuốc lá: Hút thuốc là có thể gây tổn thương phổi, tăng nguy cơ trào ngược và khó thở.
Trào ngược dạ dày gây khó thở
Luyện tập hít thở sâu có thể cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở

3. Sử dụng thuốc

Thuốc được chỉ định khi các biện pháp điều chỉnh lối sống và điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị. Thông thường, nếu các triệu chứng không được cải thiện trong vài tuần hoặc khi người bệnh khó thở nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc kháng axit như Mylanta, Rolaids và Tums có thể chữa lành thực quản bị tổn thương và hạn chế tình trạng ảnh hưởng hệ thống hô hấp.
  • Thuốc chẹn H2 như Cimetidine, Famotidine và Nizatidine có thể làm giảm sản xuất axit dạ dày đến 12 giờ.
  • Thuốc ức chế bơm proton bao gồm Lansoprazole và Omeprazole. Thuốc hoạt động như các chất ức chế axit dạ dày nhưng mạnh mẽ hơn và có thể chữa lành các mô thực quản bị tổn thương.

Ngoài ra, trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị. Phẫu thuật chỉ định chỉ định khi người bệnh khó thở nghiêm trọng hoặc có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác.

Trào ngược dạ dày gây khó thở có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà hoặc thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, trong các trường hợp tình trạng này kéo dài hoặc đi kèm các triệu chứng khác, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *