Thực quản là gì? Dài bao nhiêu? Cấu tạo và chức năng

Thực quản được xác định là phần đầu tiên của hệ thống tiêu hóa, có chiều dài khoảng 25cm. Cơ quan này chịu trách nhiệm hỗ trợ thức ăn di chuyển từ họng xuống dạ dày và đảm nhận nhiều vai trò quan trọng khác. Tuy nhiên thực quản rất dễ bị tổn thương do sự tác động của nhiều nguyên nhân. Đồng thời dễ phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng ở cơ quan này. Chính vì thế bạn cần hiểu và nắm rõ một số thông tin quan trọng để có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Thực quản là gì? Dài bao nhiêu? Cấu tạo và chức năng
Tìm hiểu thực quản là gì? Dài bao nhiêu? Cấu tạo, chức năng và những bệnh lý thường gặp

Thực quản là gì? Nằm ở đâu?

Thực quản được xác định là đoạn đầu của ống tiêu hóa, có chiều dài khoảng 25cm, dẫn thức ăn từ hầu hết dạ dày. Cơ quan này tương đối di động, bằng những cấu trúc lỏng lẽo, chúng dính với các tạng xung quanh, có hình ống khi quá trình nuốt thức ăn đang được thực hiện và có hình dẹt khi ở trạng thái thông thường vì các thành áp sát vào nhau.

Phía trên thực quản nối với hầu, vị trí này ngang mức đốt sống cổ 6. Phần dưới của thực quản thông với dạ dày ở tâm vị, vị trí này ngang với mức đốt sống ngực 10. Ngoài ra cơ quan này nằm ở phía sau khí quản, nằm ở phía sau tim, đi xuống vùng trung thất sau và trước động mạch chủ ngực, nối với dạ dày và xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng.

Cấu tạo và chiều dài của thực quản

Xét về mặt phương diện giải phẫu học, thực quản có chiều dài khoảng 25cm, đường kính ngay tại chỗ hẹp nhất khoảng 1,5cm và được phân thành 3 đoạn. Bao gồm: Đoạn cổ, đoạn bụng và đoạn ngực. Ngoài ra trong lòng thực quản cũng tồn tại 3 chỗ hẹp. Bao gồm: Chỗ nối tiếp và đảm nhận chức năng với hầu ngang mức sụn, ngang phế quản gốc trái và cung động mạch chủ, lỗ tâm vị.

Giải pháp Đông y thế hệ mới của Trung tâm Thuốc dân tộc ngày càng được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bài thuốc có nhiều thành phần biệt dược quý cùng cơ chế tác động chuyên sâu, đa chiều giúp đem lại hiệu quả đột phá gấp nhiều lần cho cả những trường hợp bệnh nặng, bệnh khó. Bệnh nhân sẽ có liệu trình vô cùng tiết kiệm thời gian với bài thuốc này.
  • Đoạn cổ: Đoạn cổ có chiều dài khoảng 3cm. Lượng thức ăn được dung nạp sẽ chạy trên khí quản, tiếp theo di chuyển đến 1/ 3 của đoạn cổ thì có dấu hiệu chếch sang phía bên trái, sau đó thức ăn di chuyển xuống dưới để di chuyển song song với khí quản. Cuối cùng chui qua cửa sau vào ngực để di chuyển vào đoạn ngực.
  • Đoạn ngực: Đoạn ngực có chiều dài khoảng 20cm. Sau khi chạy vào đoạn ngực, lượng thức ăn này sẽ di chuyển qua cơ hoành để vào đoạn bụng.
  • Đoạn bụng: Đoạn bụng có chiều dài khoảng 2cm. Thức ăn di chuyển qua lỗ tâm vị xuống dạ dày khi đã đến được đoạn bụng.

Xét về mặt cấu tạo, thực quản gồm cơ trơn và những lớp cơ vân, mặt trong được một lớp niêm mạc phủ kín, ngoài cùng được bao bọc bởi lớp mô liên kết.

  • Lớp cơ: Lớp cơ gồm cơ vân và cơ trơn, 2/3 phía bên dưới thực quản là cơ trơn và 1/3 phía trên của cơ quan này là cơ vân. Phía trong cơ trơn gồm những sợi cơ vòng, phía ngoài cơ trơn gồm những dải cơ dọc. Cơ vân gồm rất nhiều bó sợi cơ vân. Những bó sợi này bao quanh họng. Tuy nhiên càng xuống dưới thì càng mỏng dần. Chúng xuất hiện lại để hình thành cơ thắt tâm vị khi đến đoạn tâm vị.
  • Lớp dưới niêm mạc: Ở lớp dưới niêm mạc bao gồm các thần kinh và mạch máu.
  • Lớp niêm mạc: Lớp niêm mạc được lót trong lòng thực quản. Chúng được hình thành bởi một lớp biểu mô, lớp cơ niêm, lớp đệm và các tuyến.
Thực quản có chiều dài khoảng 25cm, đường kính tại chỗ hẹp nhất khoảng 1,5cm
Thực quản có chiều dài khoảng 25cm, đường kính tại chỗ hẹp nhất khoảng 1,5cm và được phân thành 3 đoạn, bao gồm đoạn cổ, đoạn bụng và đoạn ngực

Chức năng của thực quản

Đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày chính là chức năng quan trọng nhất của thực quản. Nhờ sự nâng lên của thực quản và sự co lại của các cơ trong họng, lượng thức ăn được dung nạp sẽ được đẩy xuống thực quản từ miệng.

Tiếp theo lương thức ăn được dung nạp sẽ nhanh chóng được đón nhận khi các cơ tồn tại ở miệng thực quản có dấu hiệu giãn ra. Đối với thức ăn lỏng và những thức ăn dễ tiêu hóa khác, chúng sẽ tự rơi xuống dạ dày. Đối với những loại thức ăn khó tiêu hóa và những chất đặc hơn, chúng sẽ được di chuyển trong thực quản nhờ sự tác động của sóng nhu động chậm – chức năng của thực quản kết hợp với số lượng và trọng lượng của thức ăn.

Phần thực quản dưới viên thức ăn có dấu hiệu giãn ra, tiếp theo phần thực phẩm trên viên thức ăn có dấu hiệu co lại. Điều này khiến thức ăn di chuyển qua lại trong lòng thực quản, sau đó được đẩy xuống đến tâm vị.

Thông thường tâm vị sẽ đóng kín. Tuy nhiên việc thức ăn dừng lại tại tâm vị cùng với trọng lượng của thức ăn có thể tác động khiến lớp cơ vân giãn ra nhanh. Từ đó khiến thức ăn rơi xuống phần dạ dày. Tiếp đến, tiếp tục thực hiện quá trình tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra miệng thực quản thường đóng kín với mục đích ngăn chặn lượng không khí lùa vào thực quản khi mở. Thông thường chúng chỉ mở ra khi thực quản hoạt động liên tục và thực hiện động tác nuốt.

Bên cạnh đó tâm vị cũng luôn được đóng kín. Tương tự như van 1 chiều, cơ quan này hoạt động để ngăn chặn tình trạng trào ngược của dịch vị. Hiện tượng viêm niêm mạc sẽ khiến những cơ thắt trên gặp vấn đề, không đóng kín thường xuyên. Từ đó làm phát sinh những rối loạn trong các trường hợp nhược cơ.

Đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày chính là chức năng quan trọng nhất của thực quản
Đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày được xác định là chức năng quan trọng nhất của thực quản

Những bệnh thường gặp ở thực quản

Thực quản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể người do có chức năng đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày. Tuy nhiên cơ quan này rất dễ bị tổn thương do sự tác động của nhiều nguyên nhân. Khi đó nhiều bệnh lý nghiêm trọng cơ thể xảy ra, cụ thể:

1. Viêm thực quản

Viêm thực quản là tình trạng lớp niêm mạc lót lòng thực quản có dấu hiệu bị viêm, đây là đoạn tiêu hóa được tiếp nối từ họng đến dạ dày. Trong trường hợp không được sớm chẩn đoán và điều trị, tình trạng viêm nhiễm có thể làm phát sinh ra những vấn đề liên quan đến khả năng nuốt của người bệnh do sẹo, loét thực quản. Điển hình như nuốt đau, nuốt khó và đau ngực.

Trong nhiều trường hợp, tình trạng viêm thực quản có thể nhanh chóng tiến triển và trở thành thực quản barrett. Đây chính là một trong những yếu tố làm phát sinh bệnh ung thư.

Trào ngược axit dạ dày được xác định là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng viêm thực quản. Ngoài ra tình trạng này còn phát sinh do một số nguyên nhân khác như viêm do dị ứng, nấm, sử dụng thuốc, xạ trị. Bệnh khiến tế bào niêm mạc thực quản thay đổi, sau đó tiến triển thành ung thư.

Ngoài ra viêm thực quản mãn tính tiến triển lâu ngày còn làm phát sinh biến chứng teo hẹp thực quản hoặc loét. Bệnh khiến bệnh nhân thường xuyên khó chịu, nuốt nghẹn, trường hợp nặng có thể không thể nuốt được thức ăn khô.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm thực quản

  • Khó nuốt
  • Nuốt vướng
  • Nuốt đau
  • Nóng rát ngực
  • Đau ngực
  • Buồn nôn và nôn ra máu ở trường hợp nặng…

2. Bệnh thực quản Barrett

Thực quản Barrett là những tổn thương phát sinh ở 1/3 dưới thực quản. Thông thường những tế bào niêm mạc của thực quản xuất hiện với màu trắng hồng, trong đó có những tế bào biểu mô lát. Trong vùng thực quản Barrett, những tế bào niêm mạc cao và xuất hiện với màu đỏ (tế bào trụ). Theo kết quả nghiên cứu, những tế bào này hoạt động tương tự như những tế bào niêm mạc tồn tại trong dạ dày.

Đa số trường hợp mắc bệnh thực quản Barrett do tình trạng trào ngược acid lên thực quản từ dạ dày xuất hiện kéo dài. Khi đó lớp niêm mạc tồn tại trong phần thấp của thực quản bị kích thích bởi acid và dẫn đến viêm và thay đổi cấu trúc, hoạt động của tế bào niêm mạc thực quản.

Bản thân bệnh thực quản Barrett không gây ra triệu chứng gì. Tuy nhiên người bệnh thường nhận thấy cơ thể phát sinh những triệu chứng liên quan đến quá trình trào ngược acid kéo dài. Cụ thể:

  • Đầy hơi
  • Thấy chua miệng
  • Buồn nôn
  • Ợ nóng
  • Đau vùng bụng trên và đau vùng ngực sau xương ức…
Bệnh thực quản Barrett
Thực quản Barrett là những tổn thương phát sinh ở 1/3 dưới thực quản

3. Co thắt thực quản

Co thắt thực quản được xác định là tình trạng cơ trơn của thực quản hoạt động và co giãn không hiệu quả, làm ảnh hưởng xấu và cản trở quá trình di chuyển của thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

Dựa trên vị trí, tình trạng co thắt thực quản được phân thành 2 loại. Bao gồm co thắt thực quản dưới và co thắt thực quản trên. Ngoài ra bệnh cũng được phân loại theo một cách khác, cụ thể: Co thắt thực quản cục bộ và co thắt thực quản lan tỏa (phân loại này được sử dụng phổ biến).

Hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác làm phát sinh bệnh co thắt thực quản. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự tổn thương hệ thần kinh tác động và làm chi phối các hoạt động và chức năng của thực quản hay yếu tố di truyền và quá trình nhiễm trùng là nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh co thắt thực quản gây ra các triệu chứng không đặc trưng, tương đối giống với nhiều vấn đề và bệnh lý khác liên quan đến đường tiêu hóa. Cụ thể:

  • Buồn nôn
  • Đau tức ngực
  • Nôn mửa
  • Khó nuốt…

Bệnh nhân cần sớm thăm khám để tránh bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt tình trạng co thắt kéo dài có khả năng làm phát sinh bệnh ung thư thực quản.

4. Trào ngược thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản còn có tên gọi khác là trào ngược axit dạ dày. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng dịch dạ dày có dấu hiệu di chuyển hay trào ngược lên thực quản thường xuyên hoặc từng lúc.

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể làm ảnh hưởng đến sinh lý, chức năng (không tác động đến sinh hoạt và khả năng phát triển thể chất của cơ thể) hoặc tình trạng trào ngược có thể gây viêm thực quản, đồng thời làm phát sinh một số biến chứng về hệ hô hấp, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra do quá trình đóng mở thất thường và rối loạn của cơ vòng thực quản dưới. Điều này làm axit dạ dày nhanh chóng trào ngược vào thực quản. Ngoài ra bệnh cũng có thể làm phát sinh do nhiều nguyên nhân khác, cụ thể: Có áp lực đè lên dạ dày (xảy ra phổ biến ở những người thừa cân béo phì và phụ nữ đang mang thai), thoát vị dạ dày.

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày có dấu hiệu di chuyển hay trào nguợc lên thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản thể hiện cho tình trạng dịch dạ dày có dấu hiệu di chuyển hay trào ngược lên thực quản

Dấu hiệu nhận biết hội chứng trào ngược dạ dày thực quản:

  • Thường xuyên bị nấc thức ăn hoặc luôn có cảm giác khó nuốt
  • Nếm gia vị thấy chua
  • Ợ nóng hoặc có cảm giác nóng, khó chịu và đau rát dưới xương ức, cảm giác này đôi khi có thể lan ra cổ họng.
  • Ho khan
  • Viêm họng.

5. Ung thư thực quản

Ung thư thực quản là bệnh nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Bệnh xảy ra khi một hoặc nhiều khối u ác tính đã hình thành và phát triển từ những tế bào biểu mô tồn tại ở thực quản. Sự phát triển bất thường khiến những tế bào xảy ra sự phân chia nhưng không theo cấu trúc của cơ thể. Từ đó tạo nên khối u.

Ung thư thực quản nằm trong danh sách những loại ung thư phổ biến ở đường tiêu hóa. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, bệnh sẽ gây ra các triệu chứng và biểu hiện không giống nhau. Điều này khiến bệnh dễ bị nhầm lẫn và khó được phát hiện trong giai đoạn đầu. Đa số các trường hợp phát hiện bệnh khi bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng.

Bệnh ung thư hình thành và phát triển từ thực quản gồm hai loại chính. Bao gồm ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô vảy. Phân loại này được thực hiện bằng cách dựa trên loại tế bào gây ung thư.

Hiện tại nguyên nhân gây ung thư thực quản vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên những yếu tố được liệt kê dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Thừa cân béo phì
  • Những người đang có các bệnh lý về thực quản
  • Những người thường xuyên lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu và bia
  • Người áp dụng chế độ ăn uống chưa khoa học, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, vitamin B2, vitamin C, lạm dụng chất béo, thói quen ăn uống chứa nhiều nitrosamin
  • Những người mắc bệnh sừng hóa gan bàn chân, bệnh ruột non, ung thư tị hầu…
  • Người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh ung thư ở vùng đầu cổ.

Triệu chứng của ung thư thực quản chỉ rõ nét khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, cụ thể:

  • Nuốt khó, nuốt đau
  • Gầy sút cân
  • Đau lưng hoặc đau họng, đau tại hai xương bả vai hoặc phía sau xương ức
  • Ho kéo dài
  • Rát họng
  • Nôn
  • Ho ra máu.
Ung thư thực quản
Ung thư thực quản xảy ra khi một hoặc nhiều khối u ác tính đã hình thành và phát triển từ những tế bào biểu mô tồn tại ở thực quản

6. Túi thừa thực quản

Túi thừa thực quản chính là một trong các bệnh thường gặp ở thực quản. Bệnh được xác định là một tổn thương dạng túi có cấu tạo nhô ra bên ngoài ngay tại vùng điểm yếu thực quản. Theo nghiên cứu, tổn thương có thể hình thành và phát triển ở bất kỳ vị trí nào của thực quản, giữa dạ dày và thực quản.

Túi thừa thực quản phát sinh do những nguyên nhân sau:

  • Bẩm sinh
  • Viêm bên ngoài thực quản
  • Rối loạn chức năng cơ thắt ngay tại hai đầu thực quản
  • Rối loạn cơ chế nuốt
  • Thức ăn di chuyển qua thực quản một cách bất thường (nuốt nghẹn)
  • Biến chứng của phẫu thuật vùng cổ
  • Hội chứng Ehler-Danlos.

Túi thừa thực quản được nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:

  • Nôn
  • Ho khan
  • Khó nuốt
  • Thể trạng suy sụp
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Có cảm giác khó chịu sau xương ức hoặc đau ngực
  • Túi thừa ứ đọng thức ăn làm phát sinh tiếng óc ách
  • Chảy nhiều nước bọt, viêm họng
  • Trào ngược, thường xuất hiện vào ban đêm hoặc khi nằm, gây viêm phổi, khó thở và áp xe phổi.

Túi thừa thực quản cũng có khả năng gây biến chứng nếu không sớm được thăm khám và điều trị. Điển hình như: Nhiễm trùng, nhiễm độc do lượng thức ăn bị mắc kẹt trong túi thừa thối rữa, rối loạn phối hợp giữa hoạt động nuốt và thở, viêm phế quản, áp xe phổi, viêm trung thất, ung thư hóa đo kích thích mạn tính…

7. U thực quản

U thực quản (polyp thực quản lành tính) là một dạng u hình thành ở thực quản. Tình trạng này thường được chia làm 2 loại dựa vào vị trí của u thực quản. Cụ thể:

  • Polyp trong lòng thực quản
  • Polyp trong thành thực quản.

Dựa trên đặc điểm mô bệnh học, khối u được chia thành nhiều loại gồm:

  • Polyp u xơ
  • Polyp tế bào vảy
  • Polyp tế bào tuyến
  • Polyp loạn sản
  • Khối u cơ trơn
  • Khối u tế bào hạt
  • U hắc tố ác tính
  • Ung thư tế bào vảy…

U thực quản có thể phát sinh do các nguyên nhân sau:

  • Ứ đọng collagen
  • Virus HPV
  • Tuyến nhờn lạc chỗ
  • Viêm hay trào ngược dạ dày thực quản.

U thực quản không có biểu hiện ở giai đoạn đầu nên thường được phát hiện trong giai đoạn thăm khám những bệnh lý khác hoặc khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên một số triệu chứng dưới đây có thể phát sinh dựa vào tính chất và kích thước của khối u thực quản:

  • Chán ăn
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Nôn
  • Buồn nôn
  • Tức ngực
  • Khó nuốt
  • Nuốt đau…

Nếu không sớm theo dõi và điều trị, u thực quản lành tính có thể phát triển thành ung thư thực quản.

U thực quản
U thực quản là một dạng u hình thành ở thực quản, thường khó phát hiện do không có triệu chứng ở giai đoạn đầu

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh thực quản, chiều dài, cấu tạo, chức năng và những bệnh lý liên quan. Nhìn chung đây là một cơ quan quan trọng đảm nhận chức năng đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Tuy nhiên cơ quan này dễ bị tổn thương và dễ phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư thực quản. Vì thế bạn cần khám sức khỏe định kỳ hoặc đến bệnh viện khi có cảm giác khó nuốt, nuốt đau, nghẹn, viêm họng, ho kéo dài… để được sớm phát hiện bệnh lý và điều trị y tế.

4.9/5 - (22 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *