Táo bón có phải là nguyên nhân gây bệnh trĩ?
Nội dung bài viết
Táo bón thỉnh thoảng là một tình trạng phổ biến và không nghiêm trọng. Tuy nhiên đôi khi táo bón có thể gây bệnh trĩ và một số biến chứng ảnh hưởng khác.
Táo bón có phải là nguyên nhân gây bệnh trĩ?
Táo bón là tình trạng xảy ra không thường xuyên hoặc khi người bệnh khó đi đại tiện trong vài tuần. Thỉnh thoảng bị táo bón là điều bình thường và có thể được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và phong cách sống.
Tuy nhiên, táo bón mãn tính hoặc táo bón thường xuyên, có thể tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý và biến chứng sức khỏe khác. Bệnh trĩ là một trong những biến chứng phổ biến nhất của táo bón.
Khi bị táo bón, người bệnh có thể cảm thấy căng thẳng khi đi đại tiện. Điều này có thể dẫn đến tình trạng sưng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Các tĩnh mạch này sung lên là nguyên nhân gây hình thành các búi trĩ và bệnh trĩ.
Táo bón gây bệnh trĩ là một vấn đề phổ biến và gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể, bệnh trĩ có thể gây ra:
- Kích ứng hoặc ngứa xung quanh hậu môn
- Khó chịu hoặc đau xung quanh hậu môn
- Sưng xung quanh hậu môn
- Chảy máu khi đi đại tiện
Để hạn chế tình trạng táo bón gây bệnh trĩ, hoặc tránh tình trạng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề bao gồm:
- Điều trị táo bón càng sớm càng tốt, đặc biệt là táo bón mãn tính
- Cố gắng tránh các căng thẳng khi đi đại tiện, đặc biệt là không nên rặn hoặc dùng nhiều sức để đưa phân ra khỏi cơ thể
- Tránh ngồi trên bồn cầu quá lâu, điều này có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ
Nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh trĩ hoặc nếu các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần phẫu thuật để thu nhỏ hoặc loại bỏ búi trĩ.
Các biến chứng khác của bệnh trĩ
Bên cạnh bệnh trĩ, táo bón mãn tính có thể tăng nguy cơ dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác. Cụ thể bao gồm:
1. Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn hoặc rò hậu môn và một biến chứng phổ biến của táo bón. Đây là tình trạng xuất hiện các vết rách nhỏ ở các mô lót hậu môn, thường phổ biến khi người bệnh đi tiêu phân cứng hoặc rặn mạnh khi đi đại tiện.
Các dấu hiệu và triệu chứng rò hậu môn phổ biến bao gồm:
- Xuất hiện các vết rách ở hậu môn có thể nhìn thấy bằng mắt thường
- Xuất hiện các vết sưng hoặc vết rách nhỏ xung quanh vết rách hậu môn lớn
- Đau trong và sau khi đi đại tiện
- Đi ngoài ra máu tươi hoặc có máu dính trên phân hoặc giấy vệ sinh
Để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng nứt hậu môn, điều quan trọng là điều trị táo bón kéo dài và tránh dùng sức khi đi đại tiện. Ngâm thân dưới trong bồn nước ấm nhiều lần trong ngày cũng có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành và làm dịu các triệu chứng nứt kẽ hậu môn.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị bổ sung khác, chẳng hạn như:
- Điều trị tại chỗ bằng nitroglycerin
- Điều trị bằng các loại kem gây tê, chẳng hạn như lidocaine hydrochloride
- Tiêm hoạt chất botulinum loại A để thư giãn cơ vòng hậu môn
- Điều trị bằng đường uống hoặc tại chỗ với các loại thuốc hỗ trợ thư giãn cơ vòng hậu môn
Nếu vết nứt hậu môn không đáp ứng các phương pháp điều trị này, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.
2. Chứng sa trực tràng
Táo bón gây bệnh trĩ không được điều trị kịp thời, theo thời gian có thể dẫn đến chứng sa trực tràng. Sa trực tràng là một tình trạng xảy ra khi một phần của ruột già sa ra khỏi vị trí bình thường. Nếu điều này xảy ra, trực tràng có thể bị tuột ra khỏi hậu môn.
Các dấu hiệu và triệu chứng sa trực tràng có thể bao gồm:
- Có cảm giác đầy bên trong ruột
- Có cảm giác không thể làm sạch ruột hoàn toàn
- Ngứa, kích ứng hoặc đau xung quanh hậu môn
- Rò rỉ phân, chất nhầy hoặc máu xung quanh hậu môn
- Nhìn thấy các mô đỏ nhô ra khỏi hậu môn
Nếu nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng sa trực tràng, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Trong các trường hợp sa trực tràng không nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn uống, thực hiện các bài tập cơ sàn chậu hoặc các phương pháp cải thiện tại nhà khác. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn.
3. Tắc ruột
Táo bón mãn tính có thể dẫn đến bệnh trĩ và hiện tượng tắc ruột. Điều này xảy ra khi một khối phân lớn bị mắc kẹt trong ruột kết, dẫn đến đau bụng và một số rủi ro khác.
Các dấu hiệu và triệu chứng tiềm ẩn của tình trạng tắc ruột bao gồm:
- Khó chịu, chuột rút, đau bụng, đặc biệt là sau khi ăn
- Chướng bụng hoặc xuất hiện các vết sưng ở bụng
- Khó đi ngoài hoặc không có khả năng thả khí
- Rò rỉ phân lỏng
- Ăn mất ngon
- Buồn nôn
- Nôn
- Đau đầu
Nếu xuất hiện các triệu chứng tắc ruột hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như sau:
- Thuốc xổ để làm mềm phân và thúc đẩy co bóp ruột
- Loại bỏ phân bằng ngón tay (được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và sử dụng dưng tay y tế tiệt trùng)
- Đưa nước vào trực tràng để làm ẩm phân và giúp quá trình đại tiện diễn ra dễ dàng hơn
Nếu không được điều trị phù hợp, phân có thể gây tổn thương hoặc rách ruột kết. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Biện pháp phòng ngừa táo bón gây bệnh trĩ
Để tránh tình trạng táo bón gây bệnh trĩ và một số rủi ro liên quan, điều quan trọng là ngăn ngừa táo bón mãn tính hiệu quả. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa như:
Thay đổi thói quen sống lành mạnh:
- Đi đại tiện bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết, thay vì trì hoãn nhu động ruột
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau, quả, các loại đậu, quả hạch, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt
- Uống đủ lượng nước cần thiết và giữ ẩm bằng cách uống ít nhất 6 – 8 cốc nước hoặc các chất lỏng lành mạnh khác mỗi ngày
- Tập thể dục thường xuyên và giảm bớt thời gian thực hiện các hành vi ít vận động, chẳng hạn như ngồi máy vi tính hoặc sử dụng điện thoại di động
- Thực hiện các kỹ thuật giảm căng thẳng, hạn chế stress và tăng cường khả năng thư giãn
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyến khích một số biện pháp phòng ngừa táo bón như:
- Bổ sung chất xơ
- Uống thuốc làm mềm phân không kê đơn
- Sử dụng thuốc nhuận tràng không kê đơn, bao gồm các loại thuốc đạn, thuốc đặt trực tràng hoặc các loại thuốc xổ
Bên cạnh đó, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp luyện tập thói quen đi đại tiện để cải thiện các triệu chứng táo bón. Cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị:
- Cố gắng đi đại tiện vào cùng một giờ mỗi ngày, thường là khoảng 15 – 45 phút sau khi ăn
- Thử các liệu pháp phản ứng sinh học để cải thiện hoạt động tại các cơ liên quan đến nhu động ruột
Nếu thay đổi lối sống và các biện pháp tại nhà không thể cải thiện các triệu chứng táo bón, bác sĩ có thể đề nghị một số sản phẩm điều trị theo đơn. Một số loại thuốc theo đơn có thể hỗ trợ điều trị táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
Ngoài ra, đôi khi táo bón có thể là một dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp chẩn đoán chuyên môn để xác định nguyên nhân tiềm ẩn và lập kế hoạch điều trị phù hợp.
Nếu không được điều trị phù hợp, táo bón có thể gây bệnh trĩ và một số biến chứng khác, có thể nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên có nhiều biện pháp điều trị táo bón và táo bón mãn tính tại nhà mang lại hiệu quả cao.
Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể xác định các nguyên nhân tiềm ẩn và lập kế hoạch điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị các biện pháp phòng ngừa các biến chứng. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!