Dấu hiệu rụng tóc do nội tiết tố nam và cách khắc phục
Nội dung bài viết
Rối loạn nội tiết tố nam là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng rụng tóc và hói đầu ở nam giới, khiến phái mạnh cảm thấy mất tự tin vào vẻ ngoài. Nữ giới cũng là đối tượng bị ảnh hưởng khi lượng nội tiết tố nam trong cơ thể bị mất cân bằng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về rụng tóc do nội tiết tố nam, từ đó tìm được cách khắc phục hiệu quả.
Nguyên nhân rụng tóc do nội tiết tố nam? Bệnh có nguy hiểm không?
Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng rụng tóc. Cơ chế gây rụng tóc do rối loạn tiết tố nam có liên quan tới testosterone và dihydrotestosterone (DHT).
Ở trạng thái bình thường, 2 loại hormone này có tỷ lệ cân bằng. Nhưng khi lượng testosterone trong cơ thể bị giảm đi, thì lượng dihydrotestosterone sẽ tăng lên để bù đắp lại cho sự thiếu hụt đó. Tuy nhiên, hormone dihydrotestosterone tăng lên lại gây bất lợi cho sự phát triển của tóc.
Nồng độ dihydrotestosterone nhiều trong máu làm cho các nang tóc bị teo lại. Điều này kéo theo các mạch máu nuôi nang tóc nằm ở lớp chân bì cũng bị teo và nguồn nuôi dưỡng tóc sẽ không còn đủ cung cấp để nuôi tóc nữa. Dần dần, các sợi tóc bị chết đi và rụng xuống.
Ngoài ra, dihydrotestosterone còn kích thích tuyến nhờn trong da đầu hoạt động mạnh. Bã nhờn bị tiết ra nhiều gây bít tắc ở chân tóc, gây viêm da dầu và dẫn tới rụng tóc.
Vì vậy, sau 30 tuổi, lượng testosterone trong cơ thể của nam giới sẽ giảm dần. Càng đến tuổi trung niên và tuổi già thì tóc càng rụng nhiều ở nam giới. Rụng tóc không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ra cảm giác tự ti cho nam giới. Rụng tóc do rối loạn tiết tố liên quan đến sức khỏe bên trong nên thời gian chữa trị lâu hơn so với các nguyên nhân khác.
Nội tiết tố nam testosterone là hormone đặc trưng của nam giới. Tuy nhiên ở nữ giới cũng có hormone này ở lượng ít hơn. Khi lượng hormone này trong cơ thể phụ nữ tăng cao hoặc giảm xuống thì sẽ gây ra một số tác động.
Đó là rụng tóc, chu kỳ kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn tình dục, bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)… Rối loạn nội tiết tố nam cũng là một nguyên nhân gây ra rụng tóc ở phụ nữ, chị em nên biết để có cách điều trị và chăm sóc đúng cách.
Dấu hiệu rụng tóc do nội tiết tố nam
Ở nam giới, do cơ chế gây rụng tóc do mất cân bằng giữa hormone testosterone và dihydrotestosterone. Vì vậy các dấu hiệu rụng tóc đặc trưng sẽ là:
- Tóc rụng với số lượng nhiều và trong một thời gian dài
Ở người bình thường, tóc sẽ rụng từ 50 – 100 sợi mỗi ngày. Nhưng ở người bị rối loạn nội tiết tố nam gây rụng tóc nhiều hơn 100 sợi. Mỗi lần vuốt hay chải tóc thì thấy tóc rụng với số lượng nhiều. Đồng thời tóc rụng xuất hiện nhiều ở trên quần áo, gối, sàn nhà.
- Tóc bết do da đầu tiết nhiều dầu
Bởi vì hormone dihydrotestosterone làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn. Do đó mà ngoài bị rụng tóc, nam giới còn bị tóc bết. Dầu thừa làm cho da đầu khiến cho da đầu bị bít tắc gây cảm giác ngứa, da đầu bong tróc vảy, nổi các vết mẩn đỏ…
Đối với nữ giới thì nội tiết tố nam testosterone có một lượng nhỏ. Do vậy, hiện tượng rụng tóc do rối loạn nội tiết tố nam thường khó nhận biết. Thông thường dấu hiệu sẽ là tóc rụng và mỏng thưa dần.
Điều trị rụng tóc do nội tiết tố nam
Cách điều trị bệnh rụng tóc do rối loạn nội tiết tố nam thường chú trọng vào cân bằng lại lượng testosterone trong cơ thể.
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Dưới đây là một số giải pháp điều trị rụng tóc tại nhà hiệu quả:
- Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng trong điều trị rụng tóc do nội tiết tố nam. Các dưỡng chất sẽ giúp cải thiện lượng testosterone trong cơ thể, làm chậm quá trình suy giảm testosterone.
Bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều kẽm, L-arginine, vitamin C, vitamin nhóm B (B3, B6), vitamin D…
Nhóm thực phẩm chứa nhiều kẽm có thể kể tới như các loại thịt đỏ (bò, heo, cừu, dê…), sò huyết, hàu, các loại đậu, rau chân vịt, nấm, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều,…)…
Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C thường gặp là cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, ổi…
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin D là cá ngừ, cá hồi, cá mòi, tôm, gan cá tuyết, lòng đỏ trứng…
- Tập thể dục thể thao
Việc tập thể dục thể thao thường xuyên giúp kích thích cơ thể tiết ra testosterone, tăng sức đề kháng, quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Không chỉ vậy, tập luyện thường xuyên sẽ tránh được bệnh béo phì, giảm stress.
Đây là những nguyên nhân gây rụng tóc nhiều. Đặc biệt, những người trẻ chưa đến 30 tuổi thường bị áp lực công việc gây căng thẳng, chế độ ăn không điều độ gây béo phì.
Sử dụng thực phẩm chức năng
Nam giới có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ thận. Các sản phẩm này cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt, giúp tăng cường nội tiết tố nam testosterone.
Một số sản phẩm bổ thận tráng dương được nhiều người đánh giá tốt như:
- Bổ thận tráng dương Mãnh Dương Nam Việt (Học viện Quân y)
- Bổ thận Maka Sixteen
- Bổ thận hàu tươi Orihiro
- Bổ thận Nhật Bản Fuji Sumo
Lưu ý: Đây là các loại thực phẩm chức năng bổ sung dưỡng chất, không phải thuốc, không có tác dụng chữa bệnh.
Đông y trị rụng tóc
Trong Đông y, tóc được coi là phần dư của huyết, liên quan tới tạng và phế. Rụng tóc xảy ra khi tạng, phế bị hư. Do vậy, các bài thuốc Đông y chữa rụng tóc thường có tác dụng bổ huyết, bổ thận, dưỡng phế.
Một số bài thuốc Đông y có tác dụng chữa rụng tóc như:
Bài thuốc uống:
- Chuẩn bị hà thủ ô chế, kỷ tử, thục địa, bạch linh, hạt mã đề, phúc bồn tử, tế tân… và một số loại khác.
- Đem sắc nước uống.
- Thực hiện liên tục cho đến khi thấy kết quả
- Nên kiêng ăn tiết, canh, tim lợn trong thời gian uống thuốc.
Bài thuốc bôi:
- Chuẩn bị cỏ mực, lá trắc bá diệp, củ gừng tươi, mật ong.
- Rửa sạch các nguyên liệu rồi mang xay/giã lấy nước, rồi cho mật ong vào.
- Khuấy đều rồi thoa hỗn hợp lên vùng da bị rụng nhiều tóc.
- Thực hiện 3 lần/ ngày, trong 10 ngày liên tiếp.
Các phương pháp khác
Ngoài các cách điều trị rụng tóc do nội tiết tố bên trong, thì người bị rụng tóc có thể áp dụng một số cách hỗ trợ bên ngoài. Ví dụ: Sử dụng nước gội đầu nấu từ vỏ bưởi, bồ kết, sử dụng tinh dầu dừa… Các cách này có tác dụng làm sạch da đầu, giảm nhờn, giảm ngứa, kích thích mọc tóc.
Chủ động phòng tránh rối loạn nội tiết tố nam gây rụng tóc
Để làm chậm quá trình giảm lượng testosterone gây rối loạn nội tiết tố, mỗi người nên chủ động phòng tránh bằng cách:
- Nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày và ngủ trước 23h. Bởi lẽ, 15% lượng hormone testosterone được phục hồi trong khi ngủ.
- Thực hiện chế độ ăn tốt cho sức khỏe, bổ sung nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho việc sản sinh testosterone.
- Tránh ăn các loại thức ăn nhanh, các món ăn nhiều dầu mỡ động vật.
- Hạn chế uống rượu bia, cà phê.
- Tránh tình trạng căng thẳng, stress kéo dài
- Quan hệ tình dục điều độ. Việc quan hệ tình dục với tần suất dày sẽ làm giảm lượng testosterone, gây bệnh tuyến tiền liệt…
- Đi khám ngay khi có các dấu hiệu ban đầu để được điều trị sớm.
- Hạn chế gội đầu quá nhiều.
Ngày nay, không chỉ những người trung niên mới bị rụng tóc do nội tiết tố nam, nhiều người trẻ cũng gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, căng thẳng áp lực từ công việc và cuộc sống.
Hy vọng với các thông tin được chia sẻ trên, nam giới và cả nữ giới sẽ biết cách chủ động phòng tránh và có cách khắc phục hiệu quả.
Thông tin hay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!