Quy Trình Nội Soi Dạ Dày – Thứ Tự Các Bước Nên Biết

Trong quy trình nội soi dạ dày, bác sĩ sử dụng máy nội soi để kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng. Thủ tục này thường được chỉ định khi người bệnh có các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, đau thượng vị, ợ nóng hoặc xuất huyết tiêu hóa.

Quy trình nội soi dạ dày
Quy trình nội soi dạ dày được chỉ định để xác định nguyên nhân dẫn đến khó chịu ở dạ dày

Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày là thủ tục sử dụng máy nội soi (dụng cụ dài, mỏng, có tính linh hoạt) để kiểm tra các dấu hiệu hoặc bệnh lý bên trong hệ thống tiêu hóa trên. Ngoài ra một số bệnh lý ở dạ dày có thể được điều trị thông qua quá trình nội soi như cắt polyp dạ dày.

Nội soi đường tiêu hóa trên là thủ tục phổ biến, được thực hiện ngoại trú và tương đối an toàn. Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định nội soi cho trẻ em và phụ nữ mang thai từ sau tháng thứ 5.

Quy trình nội soi dạ dày thường được sử dụng để xác định nguyên nhân và các bệnh lý dẫn đến các triệu chứng như:

Hệ thống phòng khám Thuốc dân tộc khang trang
Với trình độ chuyên môn cao, sự tận tâm, nhiệt tình và sở hữu bài thuốc mang tính đặc trị, các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người mắc các bệnh dạ dày mãn tính (viêm đau dạ dày, nhiễm khuẩn HP, trào ngược, viêm hang vị, xuất huyết,...) thoát khỏi bệnh mà không lo tái phát về sau.
  • Đau thượng vị hoặc đau khu vực lồng ngực
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản
  • Xuất huyết dạ dày
  • Rối loạn nuốt hoặc đau họng khi nuốt

Nội soi đường tiêu hóa trên có kết quả chính xác hơn chụp X – quang trong việc kiểm tra các sự tăng trưởng bất thường và các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa trên. Độ chính xác cao tương đối quan trọng, đặc biệt trong trường hợp người bệnh từng phẫu thuật đường tiêu hóa trên trong quá khứ.

Chi tiết quy trình nội soi dạ dày

Trong quá trình nội soi, bác sĩ sử dụng một máy nội là (là dụng cụ dài, mỏng, linh hoạt, có đường kính từ 1.5 – 2 cm) để kiểm tra bên trong hệ thống tiêu hóa trên.

Nội soi có thể kiểm tra các và điều trị các bất thường lành tính trong đường tiêu hóa như polyp (tăng trưởng lành tính trong dạ dày). Bên cạnh đó, nội soi cũng có thể lấy các mẫu mô (sinh thiết) để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, nội soi cũng có thể đi đến các khu vực hẹp để loại bỏ các vật cản hoặc nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày.

1. Chuẩn bị trước khi nội soi

Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các bệnh lý hoặc điều kiện đặc biệt như:

  • Đang mang thai.
  • Bệnh phổi hoặc tim.
  • Dị ứng với thuốc, hải sản hoặc các vấn đề dị ứng khác.
  • Đang sử dụng thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như Plavix hoặc Coumadin. Các loại thuốc này cần được dừng lại trong một khoảng thời gian nhất định trước khi nội soi dạ dày. Người bệnh vui lòng thảo luận với bác sĩ trước khi tiến hành thủ thuật nội soi.
  • Nếu người bệnh bị tiểu đường và đang sử dụng insulin, người bệnh cần điều chỉnh lượng insulin trong ngày thực hiện thủ thuật. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, mang theo thuốc điều trị tiểu đường để sử dụng sau khi nội soi.
Quy trình kỹ thuật nội soi dạ dày
Phụ nữ mang thai nên thông báo cho bác sĩ trước khi thực hiện nội soi dạ dày

Ngoài các bệnh lý, vấn đề ăn uống trước khi nội soi tương đối quan trọng. Nội soi dạ dày đòi hỏi người bệnh cần một dạ dày trống để tránh tình trạng trào ngược và các rối loạn không mong muốn. Do đó, người bệnh không ăn các loại thực phẩm rắn trong 8 giờ trước khi thực hiện quy trình nội soi dạ dày.

Các chất lỏng trong suốt, không màu, không có gas, không chứa hương vị hoặc chất tạo ngọt, có thể được sử dụng trước khi thực hiện thủ tục 4 giờ. Trẻ em bú sữa công thức cần được dừng bú sữa trước khi nội soi 6 giờ.

Bên cạnh đó khi nội soi dạ dày, người bệnh nên đi cùng người thân hoặc bạn bè. Người bệnh không nên tự lái xe hoặc vận hành  máy móc trong ít nhất 8 giờ sau khi thực hiện quy trình nội soi, đặc biệt là nội soi dạ dày gây mê. Trong một số trường hợp người bệnh có thể được sử dụng thuốc an thần, dẫn đến buồn ngủ, chóng mặt và gây ảnh hưởng đến khả năng phán đoán của người bệnh.

2. Trong quá trình nội soi dạ dày

Người bệnh sẽ được bác sĩ giải thích chi tiết về quy trình nội soi dạ dày, các rủi ro, biến chứng và các tác dụng phụ sau khi nội soi. Nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan, vui lòng trao đổi với bác sĩ trước khi tiến hành nội soi.

Triệu chứng sau khi nội soi dạ dày
Thủ tục nội soi được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn

Cụ thể, chi tiết quy trình nội soi dạ dày bao gồm các bước như:

  • Quá trình nội soi được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn nội soi, có kinh nghiệm.
  • Người bệnh sẽ được yêu cầu mặc áo choàng bệnh viện, tháo mắt kính, răng giả và một số phụ kiện trang sức khác.
  • Bác sĩ có thể xịt thuốc gây tê hoặc thuốc giảm đau vào cổ họng của người bệnh. Trong trường hợp nội soi gây mê, bác sĩ sẽ truyền thuốc gây mê thông qua tĩnh mạch.
  • Bác sĩ có thể chèn một dụng cụ để đảm bảo người bệnh không gặp khó khăn khi mở miệng trong quá trình nội soi và đảm bảo quá trình hít thở diễn ra bình thường.
  • Người bệnh được yêu cầu nằm nghiêng về phía bên trái trong suốt quá trình nội soi dạ dày.
  • Bác sĩ đưa ống nội soi vào miệng, đi qua thực quản, xuống dạ dày và tá tràng của người bệnh. Nội soi không gây khó thở cũng như không can thiệp vào quy trình hô hấp của cơ thể.
  • Các bước của quy trình nội soi kéo dài từ 15 – 20 phút.

3. Sau quy trình nội soi dạ dày

Sau quá trình nội soi dạ dày, người bệnh sẽ được yêu cầu ở trong phòng hồi sức khoảng 30 phút để theo dõi, quan sát. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhẹ ở cổ họng và khó nuốt tạm thời. Ngậm một viên kẹo có thể cải thiện các triệu chứng.

Kết quả nội soi sẽ được chuyển đến bác sĩ điều trị chính để xác định và chẩn đoán các nguyên nhân hoặc bệnh lý liên quan. Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị dựa theo kết quả nội soi. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện hoặc thực hiện các xét nghiệm bổ sung để có biện pháp xử lý phù hợp.

Người bệnh không nên tự lái xe về nhà sau khi thực hiện thủ tục nội soi. Bên cạnh đó, không vận hành máy móc, đàm phán hoặc chơi thể thao trong ít nhất 8 giờ sau khi thực hiện thủ tục.

Ngoài ra, nếu người bệnh đau bụng dữ dội, ho, ớn lạnh, sốt, đau ngực, buồn nôn trong vòng 72 giờ sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc gọi cho bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

Trước khi nội soi dạ dày có được ăn không
Thông báo cho bác sĩ nếu đau dạ dày sau khi nội soi

Nội soi dạ dày có an toàn không?

Trong hầu hết các trường hợp nội soi dạ dày được xem là một thủ tục an toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh có thể gặp một số rủi ro và biến chứng như:

  • Chảy máu: Người bệnh thường có nguy cơ chảy máu cao nếu thực hiện lấy các mẫu mô trong quá trình nội soi hoặc điều trị một vấn đề về dạ dày như cắt polyp dạ dày. Tình trạng xuất huyết thường có thể tự cải thiện, tuy nhiên trong các trường hợp ít khi xảy ra, người bệnh có thể cần truyền máu để ngăn ngừa các biến chứng.
  • Nhiễm trùng: Hầu hết các nguy cơ bao gồm nội soi, sinh thiết thường có nguy cơ nhiễm trùng tương đối thấp. Nguy cơ nhiễm trùng thường cao hơn nếu người bệnh thực hiện các thủ thuật thông qua nội soi như cắt polyp. Các trường hợp nhiễm trùng không nghiêm trọng được điều trị bằng kháng sinh hoặc bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng kháng sinh trước khi nội soi để ngăn ngừa nguy cơ.
  • Rách hoặc thủng đường tiêu hóa: Nguy cơ này thường rất thấp trừ khi niêm mạc tiêu hóa của người bệnh rất mỏng hoặc có vết viêm loét trước đó. Rách niêm mạc thực quản và một phần hệ thống tiêu hóa là tình trạng nghiêm trọng và có thể cần phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro. Ngoài ra, đôi khi nội soi có thể dẫn đến các rủi ro khác như gây mở rộng thực quản.
  • Phản ứng với thuốc gây tê: Trước khi nội soi, người bệnh sẽ được xịt thuốc gây tê và giảm đau vào cổ họng. Các loại thuốc có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng hoặc tác dụng phụ khác, tuy nhiên tình trạng này thường hiếm khi xảy ra. Trong và sau quá trình nội soi, người bệnh sẽ được theo dõi các phản ứng nghiêm trọng để có biện pháp xử lý phù hợp.

Người bệnh có thể hạn chế các rủi ro và biến chứng bằng cách thực hiện đúng các hướng dẫn trong quy trình nội soi dạ dày. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *