Có Nên Nội Soi Dạ Dày Và Đại Tràng Cùng Lúc?

Hiện tại nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc trong việc chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa đang được khuyến khích áp dụng. Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin cơ bản về phương pháp này thông qua bài viết bên dưới.

nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc
Nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc là thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa

Thông tin cơ bản về nội soi dạ dày và nội soi đại tràng

Nội soi tiêu hóa là thủ thuật được sử dụng để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý về đường tiêu hóa. Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một máy nội soi, là một ống dài, mỏng, linh hoạt, có đèn và camera để chèn vào đường tiêu hóa của người bệnh.

Nội soi tiêu hóa bao gồm nội soi tiêu hóa trên trên (nội soi dạ dày) và nội soi tiêu hóa dưới (nội soi đại tràng). Tùy thuộc vào các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp nội soi phù hợp.

1. Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là một thủ thuật được sử dụng để kiểm tra hệ thống tiêu hóa trên của người bệnh. Thông qua máy nội soi (ống dài, mỏng, linh hoạt, có gắn đèn và camera) bác sĩ có thể quan sát, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ảnh hưởng đến thực quản, dạ dày, tá tràng (phần đầu của ruột non).

Giải pháp Đông y thế hệ mới của Trung tâm Thuốc dân tộc ngày càng được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bài thuốc có nhiều thành phần biệt dược quý cùng cơ chế tác động chuyên sâu, đa chiều giúp đem lại hiệu quả đột phá gấp nhiều lần cho cả những trường hợp bệnh nặng, bệnh khó. Bệnh nhân sẽ có liệu trình vô cùng tiết kiệm thời gian với bài thuốc này.

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện nội soi dạ dày trong các trường hợp như:

  • Kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến hệ thống tiêu hóa trên như buồn nôn, nôn, đau dạ dày, khó nuốt và xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Chẩn đoán và lấy các mẫu mô trong hệ thống tiêu hóa (sinh thiết) để kiểm tra tình trạng bệnh liên quan đến các dấu hiệu như thiếu máu, chảy máu, viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy mãn tính hoặc ung thư.
  • Điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa trên như mở rộng tình trạng hẹp thực quản, cắt bỏ polyp dạ dày hoặc loại bỏ dị vật đường tiêu hóa.
  • Đôi khi nội soi dạ dày được kết hợp với nhiều thủ thuật khác như siêu âm. Điều này có thể giúp bác sĩ tiếp cận các khu vực hẹp và cung cấp hình ảnh chất lượng, rõ nét hơn.

2. Nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là thủ thuật sử dụng máy nội soi để kiểm tra những thay đổi hoặc bất thường ở đại tràng (ruột già) và trực tràng. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể loại bỏ các tăng trưởng bất thường (polyp) hoặc thu thập các mẫu mô (sinh thiết) để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Kinh nghiệm nội soi dạ dày, đại tràng
Nội soi đại tràng được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa dưới

Bác sĩ có thể chỉ định nội soi đại tràng trong nhằm các mục đích như:

  • Kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến đường ruột liên quan đến các triệu chứng như đau dạ dày, chảy máu trực tràng, đi ngoài ra máu, táo bón mãn tính, tiêu chảy mãn tính và các vấn đề đường tiêu hóa dưới khác.
  • Sàng lọc ung thư ruột kết, đặc biệt là ở người trên 50 tuổi và có nguy cơ ung thư trung bình. Nếu người bệnh không có nguy cơ ung thư, bác sĩ có thể đề nghị sàng lọc ung thư sau mỗi 10 năm.
  • Xác định và điều trị polyp đại tràng, đặc biệt là ở những người bệnh có polyp đại tàng trong quá khứ. Điều trị polyp đại tràng có thể giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Nội soi là thủ thuật phổ biến trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về hệ thống tiêu hóa. Trong các trường hợp phức tạp hoặc cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc. Thủ thuật này ngày càng được sử dụng phổ biến vì tính thuận tiện và tiết kiệm được nhiều thời gian.

Nội soi dạ dày, đại tràng ở đâu
Nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc có thể tiết kiệm thời gian và chi phí

Theo các chuyên gia y tế, việc thực hiện nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc không làm tăng nguy cơ cũng như rủi ro của thủ thuật. Bên cạnh đó, khi thực hiện cùng nhau, thủ thuật có thể mang lại một số lợi ích nhất định bao gồm:

  • Tiết kiệm thời gian: Người bệnh có kiểm tra các triệu chứng gây ảnh hưởng đến toàn bộ niêm mạc hệ thống tiêu hóa, bao gồm thực quản, dạ dày, tá tràng (phần đầu của ruột non), ruột già (đại tràng) và trực tràng chỉ trong một lần xét nghiệm duy nhất. Khi nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc, thời gian thực hiện thủ thủ có thể kéo dài hơn 15 – 20 phút so với nội soi đơn lẻ. Tuy nhiên, tổng thời gian gây mê khi nội soi cùng nhau ngắn hơn rất nhiều so với nội soi đơn lẻ.
  • Hạn chế các cơn đau: Khi thực hiện nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc, bác sĩ có khả năng lấy các mẫu mô sinh thiết chỉ trong một lần thực hiện thủ thuật. Bên cạnh đó, các tăng trưởng bất thường hoặc polyp cũng được loại bỏ không đau và hạn chế các rủi ro không mong muốn.
  • Giảm căng thẳng và lo lắng: Hầu hết người bệnh, đặc biệt là người thực hiện nội soi tiêu hóa lần đầu, thường có cảm giác lo lắng và căng thẳng khi nội soi. Điều này có thể kích thích dạ dày sản xuất axit và gây khó khăn cho quá trình nội soi. Khi nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc, người bệnh thường được gây mê hoặc sử dụng thuốc an thần nhẹ, điều này có thể hạn chế tình trạng lo lắng và giúp người bệnh thoải mái hơn.
  • Tiết kiệm chi phí: Khi thực hiện nội soi tiêu hóa trên và dưới cùng nhau, đa số các bệnh viện đều có gói dịch vụ riêng, tiết kiệm hơn so với nội soi đơn lẻ.

Chuẩn bị trước khi nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc

Nội soi tiêu hóa là một thủ thuật được thực hiện khi dạ dày rỗng và khi đại tràng được làm sạch. Bất cứ dư lượng nào trong dạ dày hoặc đại tràng đều có thể che khuất tầm nhìn và gây ảnh hưởng đến kết quả nội soi.

Sau khi nội soi đại tràng
Không ăn hoặc uống trước khi thực hiện nội soi dạ dày và đại tràng

Do đó, trước khi thực hiện nội soi tiêu hóa, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số lưu ý như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống đặc biệt trong một ngày trước khi thực hiện nội soi: Thông thường người bệnh không được ăn vào ngày nội soi. Các loại đồ uống như nước lọc được chấp nhận ở mức độ vừa phải, tuy nhiên các loại thức uống cần được ngưng sử dụng trước khi nội soi ít nhất 4 giờ. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh sử dụng đồ uống có gas, chất kích thích, đồ uống có màu đỏ, cam hoặc có màu sắc dễ nhầm lẫn với máu.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng ở dạng viên hoặc dạng lỏng có thể được chỉ định sử dụng vào đêm trước khi nội soi hoặc vào buổi sáng khi thực hiện thủ thuật.
  • Sử dụng thuốc xổ: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc xổ không kê đơn vào buổi tối hoặc buổi sáng trước khi thực hiện thủ thuật nội soi. Điều này thường chỉ có tác dụng làm trống trực tràng dưới và không được khuyến khích để làm trống đại tràng.
  • Điều chỉnh các loại thuốc đang sử dụng: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh ngưng hoặc điều chỉnh các loại thuốc điều trị đang sử dụng. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn và các loại thực phẩm chức năng. Ngoài ra, trao đổi với bác sĩ nếu người bệnh đang sử dụng các loại thuốc như aspirin, thuốc khác làm loãng máu, thuốc chống đông máu, thuốc điều trị bệnh tim, thuốc chống đột quỵ và thuốc gây ảnh hưởng đến tiểu cầu.

Lưu ý sau khi nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc

Sau khi nội soi đường tiêu hóa, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề cơ bản như:

  • Ở lại bệnh viện hoặc phòng khám 1 – 2 giờ sau khi thực hiện thủ thuật nội soi. Điều này nhằm mục đích giúp thuốc an thần hết tác dụng và các bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của người bệnh để có biện pháp xử lý các rủi ro phù hợp.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi trong phần còn lại của ngày thực hiện thủ thuật nội soi. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, đau rát cổ họng và chán ăn trong phần còn lại của ngày, do đó hạn chế chơi thể thao, lái xe hoặc thực hiện các công việc đàm phán.
  • Người bệnh có thể cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và buồn nôn trong phần còn lại của ngày. Bên cạnh đó, cảm giác buồn nôn có thể kéo dài khoảng 1 – 2 ngày. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn thời gian này, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.
  • Sau khi nội soi 1 – 2 giờ, người bệnh có thể uống nước lọc và ăn nhẹ. Các loại thức ăn được khuyến khích bao gồm cháo, súp và các dạng thực phẩm loãng khác.
Những điều cần biết khi nội soi dạ dày đại tràng cùng lúc
Sau khi nội soi dạ dày người bệnh có thể cảm thấy đau rát cổ họng

Mặc dù được xem là một thủ thuật an toàn nhưng nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc có thể dẫn đến một số rủi ro như:

  • Chảy máu ở vị trí lấy mẫu mô hoặc polyp
  • Rách hoặc thủng niêm mạc đường tiêu hóa
  • Phản ứng với thuốc gây mê hoặc thuốc an thần, dẫn đến các vấn đề hô hấp và tim mạch

Thông thường các vấn đề xuất huyết thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn. Đến bệnh viện ngay khi người bệnh có bất cứ dấu hiệu nghiêm trọng như:

  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Có vấn đề khi nuốt như nuốt đau hoặc khó nuốt thức ăn
  • Nôn đặc biệt là nôn ra máu hoặc chất nôn giống bã cà phê
  • Đau bụng nghiêm trọng
  • Phân có màu đen, hắc ín
  • Sốt trên 38 độ C

Nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc có thể mang lại nhiều lợi ích, hạn chế cảm giác khó chịu, tiết kiệm thời gian và chi phí. Bên cạnh đó khi thực hiện cùng nhau, thủ thuật này có thể hạn chế các rủi ro sau thủ thuật. Người bệnh có nhu cầu, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *