Trước Và Sau Khi Nội Soi Dạ Dày Nên Làm Gì? Có Được Ăn?

Nội soi dạ dày là một thủ tục kiểm tra và xác định các bệnh lý ở dạ dày, tá tràng. Nội soi được xem là một thủ tục an toàn, tuy nhiên người bệnh nên tìm hiểu các vấn cần chuẩn bị trước và sau khi nội soi dạ dày để tránh các rủi ro không mong muốn.

 Trước và sau khi nội soi dạ dày
Tham khảo những việc cần làm trước và sau khi nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày là thủ thuật sử dụng một ống nội soi, dài, mỏng, hẹp, linh hoạt có camera ở phía trước để quan sát bên trong hệ thống tiêu hóa như thực quản, dạ dày và tá tràng.

Thông thường, quy trình nội soi dạ dày được chỉ định cho các trường hợp như:

  • Đau dạ dày hoặc đau thượng vị
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Gặp khó khăn khi nuốt hoặc rối loạn cơ chế nuốt

Nội soi dạ dày cũng có thể xác định tình trạng viêm, loét và khối u dạ dày. Đôi khi, nội soi được kết hợp với các thủ thuật khác như siêu âm để tạo ra hình ảnh chuyên biệt về dạ dày. Nội soi siêu âm dạ dày có thể giúp bác sĩ xác định tình trạng của các cơ quan khó tiếp cận và cung cấp hình ảnh rõ nét hơn.

Đã từng có một hành trình dài chữa viêm loét HP vô cùng gian nan và tưởng chừng như mất niềm tin vào cuộc sống, cô Đồng Thị Tâm đã cải thiện tình trạng của mình sau 45 ngày và dứt hẳn bệnh sau 3 tháng >> XEM CHI TIẾT

Nội soi được xem là một thủ thuật an toàn và hiếm khi dẫn đến các rủi ro nguy hiểm. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh cần lưu ý các vấn đề trước và sau khi nội soi dạ dày để có sự chuẩn bị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các bước chuẩn bị và quy trình nội soi dạ dày.

Chuẩn bị trước khi nội soi dạ dày

Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh cụ thể về các vấn đề cần chuẩn bị và quy trình nội soi dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề bao gồm:

1. Thông báo với bác sĩ về các bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe

Trước khi tiến hành quy trình nội soi dạ dày, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các điều kiện như mang thai hoặc các bệnh vấn đề sức khỏe như bệnh tim, thận, phổi hoặc ung thư. Những người rối loạn chảy máu, xuất huyết dạ dày hoặc dùng thuốc làm loãng máu cũng cần thông báo cho bác sĩ.

Trước khi nội soi dạ dày có được an không
Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe và các loại thuốc đang sử dụng

Các thông tin chung về tình trạng sức khỏe có thể hỗ trợ bác sĩ phòng ngừa và xử lý các rủi ro trong quá trình nội soi.

Người bệnh cũng nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc hoặc tình trạng dị ứng bất kỳ, đặc biệt là dị ứng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thay đổi liều lượng hoặc ngừng sử dụng một số loại thuốc trước khi nội soi.

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc chống viêm
  • Warfarin
  • Aspirin
  • Heparin
  • Thuốc chống đông máu

Nếu người bệnh bị tiểu đường và đang sử dụng insulin hoặc các loại thuốc điều đường khác, cần thông báo với bác sĩ để xác định nồng độ đường trong máu không quá thấp. Bên cạnh đó mang theo insulin để sử dụng sau khi nội soi.

2. Không ăn hoặc uống trước khi nội soi

Nội soi dạ dày là thủ thuật được thực hiện khi bụng đói. Do đó, người bệnh không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trước thực hiện thủ thuật nội soi.

Nếu nội soi vào buổi sáng, người bệnh không nên ăn vào lúc nửa đêm. Các loại thức ăn cần tránh bao gồm thực phẩm rắn, kẹo bạc hà và kẹo cao su.

Nước và các chất lỏng khác có thể được sử dụng trong 3 giờ trước khi thực hiện thủ thuật nội soi. Các loại chất lỏng được cho phép bao gồm nước lọc, nước táo, soda hoặc nước hầm xương. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh sử dụng các loại thức uống có màu, đặc biệt là màu đỏ và cam.

3. Chế độ ăn kiêng trước khi nội soi

Mặc dù không có chế độ ăn kiếng quy định cho người nội soi dạ dày, tuy nhiên hạn chế một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ quá trình nội soi diễn ra thuận lợi hơn. Người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm có thể gây đầy hơi, chướng bụng, tăng nồng độ axit trong dạ dày.

Triệu chứng sau khi nội soi dạ dày
Không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trước khi nội soi

Trong hai ngày trước khi tiến hành nội soi, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chiên, hun khói, thức ăn cay để hạn chế các phản ứng không muốn khi nội soi. Bên cạnh đó, người bệnh không nên sử dụng thức ăn nhanh, dưa chua, các sản phẩm ngâm, nấm, thức ăn nhiều gia vị, đồ hộp và các loại hạt.

Trong 24 giờ trước khi nội soi, người bệnh không nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, sữa như phô mai, thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Ngoài ra, không sử dụng các loại thức ăn có thể kích thích dây thần kinh trong hệ thống tiêu hóa như mì ống, các loại thịt, cà chua và trái cây họ cam, quýt.

Một số loại thực phẩm người bệnh nên sử dụng trong 24 giờ trước khi nội soi dạ dày bao gồm:

  • Khoai tây luộc
  • Cháo kiều mạch hoặc yến mạch
  • Súp chay không chứa thịt hoặc các loại thực phẩm chiên, xào
  • Thịt già cầm trắng hấp
  • Bánh mì trắng khô, không chứa sữa
  • Trứng luộc chín mềm
  • Cá ít béo
  • Rau luộc và trái cây

4. Trao đổi với bác sĩ về các rủi ro khi nội soi

Nhận biết các rủi ro không mong muốn trước khi nội soi là điều cần thiết để người bệnh có biện pháp xử lý phù hợp. Các rủi ro phổ biến thường bao gồm:

  • Viêm phổi hít: Đây là tình trạng xảy ra khi chất lỏng hoặc thức ăn được hít vào phổi. Điều này thường xảy ra nếu người bệnh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trước khi nội soi. Do đó, nắm rõ các hướng dẫn về ăn uống là điều quan trọng trong quá trình nội soi.
  • Xuất huyết dạ dày: Mặc dù nguy cơ chảy máu tương đối thấp, tuy nhiên nguy cơ này thường cao hơn khi bác sĩ loại bỏ polyp hoặc tiến hành lấy mẫu mô trong quá trình nội soi. Trong hầu hết các trường hợp, xuất huyết trong quá trình nội soi không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện.
  • Rách niêm mạc dạ dày: Rủi ro này thường rất hiếm khi xảy ra, trừ khi niêm mạc dạ dày của người bệnh rất mỏng. Thủng dạ dày là một tình trạng nghiêm trọng, có thể cần điều trị phẫu thuật để tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Phản ứng dị ứng thuốc: Trong một số trường hợp không số trường hợp người bệnh có thể dị ứng với thuốc gây tê và giảm đau được sử dụng trong quá trình nội soi. Do đó, điều quan trọng là thông báo với bác sĩ về các loại thuốc dị ứng hoặc các bệnh dị ứng khác.

5. Các lưu ý chung trước khi nội soi

Bệnh cạnh các lưu ý về tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

Khi nào cần nội soi dạ dày
Không hút thuốc trước khi nội soi dạ dày
  • Không hút thuốc trước khi nội soi vì chất nicotine trong thuốc lá có thể tác động lên dạ dày, tăng tiết axit và gây khó khăn cho quá trình nội soi.
  • Thư giãn và điều chỉnh tâm trạng có thể khiến quá trình nội soi diễn ra thuận lợi hơn.
  • Không nên đánh răng trước khi nội soi vì đánh răng có thể kích thích phản xạ giải phóng dung dịch dạ dày. Điều này có thể gây khó khăn cho việc nội soi.
  • Mặc quần áo thoải mái, hạn chế đeo trang sức, phụ kiện. Người bệnh sẽ được yêu cầu tháo mắt kính và răng giả trước khi thực hiện nội soi.
  • Sau quá trình nội soi, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu, đau họng, ho và mất ổn định tâm lý. Do do, khi nội soi người bệnh nên đi cùng người nhà để có biện pháp xử lý phù hợp.

Lưu ý sau khi nội soi dạ dày

Sau khi thực hiện nội soi dạ dày, người bệnh sẽ được đưa đến khu vực phục hồi phục hoặc phòng hồi sức đối với bệnh nhân nội soi dạ dày gây mê. Người bệnh có thể nghỉ ngơi trong 30 – 1 giờ sau khi nội soi. Người bệnh sẽ được quan sát bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

1. Tác dụng phụ sau khi nội soi

Sau khi nội soi, người bệnh có thể cảm thấy tê, sưng, mất độ nhạy cảm trong cổ họng. Điều này hoàn toàn bình thường và có thể tự cải thiện sau 1 – 2 giờ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Đau họng
  • Ho
  • Đầy hơi chướng bụng

Các triệu chứng được cải thiện theo thời gian và thường không gây ra tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài hơn 2 – 3 ngày, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên môn.

Sau khi nội soi dạ dày bị đau họng
Người bệnh nên đến bệnh viện nếu cảm thấy đau dạ dày sau khi nội soi

2. Chăm sóc sau khi nội soi

Một số lưu ý sau khi nội soi dạ dày thường bao gồm:

  • Người bệnh nên ngồi nghỉ ngơi tại chỗ 30 phút sau khi nội soi. Bác sĩ có thể theo dõi nhịp tim, nhịp thở và các dấu hiệu quan trọng khác để tránh các rủi ro.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi trong phần còn lại của này thực hiện nội soi. Người bệnh có thể cảm thấy không thoải mái, đặc biệt là khi nội soi dạ dày gây mê. Tình trạng này thường được cải thiện trong 24 giờ.
  • Người bệnh có thể cảm thấy buồn ngủ, đau quặn bụng, đầy hơi hoặc đau dạ dày trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi nội soi. Điều này hoàn toàn bình thường và không gây ra các rủi ro nguy hiểm.
  • Không ăn các loại thức ăn cứng sau khi thực hiện nội soi. Người bệnh có thể sử dụng các loại thức ăn mềm như cháo và uống đủ nước sau khi thực hiện nội soi.

Nội soi dạ dày là thủ thuật an toàn và thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện nếu xuất hiện các triệu chứng như:

  • Cơn đau hoặc khó chịu trở nên nghiêm trọng
  • Nôn hoặc nôn ra máu
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Sốt trên 38 độ

Nội soi dạ dày là thủ thuật an toàn, rất hiếm khi xảy ra rủi ro không mong muốn. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn về những việc nên làm trước và sau khi nội soi dạ dày để có bước chuẩn bị phù hợp.

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *