Nhiễm nấm candida miệng – họng và cách điều trị

Nhiễm nấm candida miệng họng là tình trạng niêm mạc miệng, họng bị nấm tấn công và tích tụ lại trên niêm mạc gây ra những tổn thương và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Vậy nấm candida miệng – họng là gì và cách điều trị như thế nào?

Nhiễm nấm Candida miệng họng là gì?

Nhiễm nấm candida miệng họng còn được gọi là bệnh tưa lưỡi hoặc bệnh nấm miệng, nấm lưỡi… Căn bệnh này do nấm thuộc họ candida chủng Candida albicans tấn công vào niêm mạc miệng, họng gây ra những tổn thương cho khu vực này.

Thông thường, trong niêm mạc miệng vẫn có tích tụ một lượng nấm candida nhất định tuy nhiên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm phát triển quá mức và lây lan trên diện rộng mới gây ra bệnh nấm miệng.

Nhiễm nấm candida miệng họng là tình trạng nhiễm nấm men phổ biến
Nhiễm nấm candida miệng họng là tình trạng nhiễm nấm men phổ biến

Nấm candida có thể tấn công và gây tổn thương cho niêm mạc miệng, niêm mạc lưỡi và họng. Đôi khi nấm candida có thể tấn công thực quản khiến bệnh nhân ăn không ngon miệng và gặp khó khăn trong khi ăn cũng như nói chuyện giao tiếp.

Không như những bệnh do nấm candida khác, nhiễm nấm candida miệng họng rất khó lây và có thể kiểm soát và điều trị.

Bài thuốc Phụ Khang Tán được review khắp các trang thông tin trên Internet là bài thuốc chữa viêm nấm âm đạo MỘT ĐI KHÔNG TRỞ LẠI. Hơn 40.000 phụ nữ đã sử dụng và có hiệu quả. Thực sự hiệu quả có được như vậy không?

Triệu chứng nhiễm nấm Candida miệng họng

Khi nhiễm nấm candida miệng họng, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng rất rõ rệt sau đây:

  • Người bệnh sẽ thấy có những mảng màu trắng kem hoặc trắng đục tại lưỡi hoặc niêm mạc má. Đôi khi những tổn thương sẽ xuất hiện ở vòm miệng hoặc nướu răng và thậm chí ở amidan.
  • Khi nhiễm nấm Candida, người bệnh sẽ có những tổn thương trong miệng hình dạng giống miếng phô mai.
  • Lở loét hoặc tấy đỏ ở vùng lợi hoặc chân răng, xung quanh lợi có những mảng màu trắng hoặc đỏ.
  • Có hiện tượng chảy máu nhẹ ở các vùng bị tổn thương.
  • Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức trong miệng và đôi khi có cảm giác như có bông trong miệng.
  • Da ở vùng khóe miệng bị khô, khóe miệng có thể bị viêm nứt rất khó chịu.
  • Người bệnh có thể có cảm giác mất vị giác, khó nuốt và nhai thức ăn nếu như nấm gây tổn thương ở thực quản.
  • Khi nấm candida gây tổn thương cho thực quản, người bệnh có thể có cảm giác đau ở vùng ngực và sau xương ức.

Các triệu chứng nhiễm nấm candida miệng họng có thể không khởi phát ngay mà cần một thời gian sau khi ủ bệnh người bệnh mới có thể cảm nhận các triệu chứng trên. Triệu chứng bệnh có thể kéo dài trong nhiều tuần, thậm chí có thể kéo dài hàng tháng.

Trẻ em cũng là đối tượng dễ nhiễm nấm candida, vì thế cha mẹ cũng cần quan sát các triệu chứng của con để có thể xác định bệnh nhanh chóng. Một số triệu chứng nhiễm nấm candida ở trẻ em như sau:

  • Trẻ xuất hiện các mảng trắng trên lưỡi hoặc những đốm trắng trong miệng. Những mảng trắng này không mất đi trong quá trình rơ lưỡi cho bé.
  • Trẻ bỏ bú hoặc kén ăn, thậm chí bỏ ăn uống.
  • Hăm tã cũng có thể là một trong những triệu chứng trẻ nhiễm nấm.

Lưu ý, nếu trẻ khi còn bú mẹ mà nhiễm nấm candida thì có thể lây nấm cho mẹ khiến mẹ bị nhiễm nấm candida ở vú.

Nguyên nhân gây bệnh

Hầu hết trong cơ thể đều có lượng nấm candida nhất định và không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hệ miễn dịch của cơ thể. Hệ miễn dịch của cơ thể trong lúc này sẽ giúp duy trì cân bằng các vi khuẩn và chủng nấm có lợi và có hại trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu cơ thể gặp vấn đề về sức khỏe hoặc hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu có thể khiến số lượng nấm candida trong cơ thể phát triển và tấn công vào niêm mạc miệng dẫn tới tình trạng nhiễm nấm candida miệng họng.

Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn tới nhiễm nấm miệng
Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn tới nhiễm nấm miệng

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh ở người lớn cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới nhiễm nấm miệng do kháng sinh làm mất sự cân bằng của vi sinh vật trong cơ thể.

Bên cạnh hai nguyên nhân chính gây ra nhiễm nấm candida ở miệng, các nguyên nhân sau đây cũng có thể khiến nấm lây lan và gây hại nhiều hơn cho cơ thể:

  • Vệ sinh răng miệng kém sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm candida phát triển.
  • Người hôi miệng hoặc hút thuốc lá nhiều cũng có nguy cơ nhiễm nấm candida miệng cao hơn.
  • Người đeo răng giả, nhất là với những người đeo răng không phù hợp cũng có thể dẫn tới chứng bệnh này.
  • Một số trường hợp nhiễm nấm candida miệng do bệnh nhân đang trong quá trình xạ trị hoặc hóa trị điều trị ung thư.
  • Sử dụng thuốc corticosteroid để điều trị hen suyễn cũng có thể dẫn tới tình trạng này.

Bên cạnh những nguyên nhân dẫn tới nhiễm nấm candida miệng họng, một số đối tượng đặc biệt cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn như:

  • Nhiễm nấm candida phổ biến ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Tuy bệnh có thể tác động tới bất kỳ ai, bất kỳ đối tượng nào nhưng thường sẽ ảnh hưởng tới phụ nữ nhiều hơn.
  • Ngoài ra, trẻ em và người già cũng là nhóm người có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn.
  • Những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc bị rối loạn do các nguyên nhân bệnh lý.
  • Người đeo răng giả hoặc đang trong quá trình niềng răng.
  • Những người có các bệnh lý như tiểu đường, ung thư hay hen suyễn cũng có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn.
  • Nấm candida dễ tấn công những người vừa trải qua quá trình điều trị bệnh bằng kháng sinh hoặc hóa trị, xạ trị chữa ung thư.

Điều trị nhiễm nấm candida miệng họng

Nhiễm nấm candida miệng họng tuy không gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Một số trường hợp nấm candida tấn công niêm mạc miệng hoặc thực quản có thể để lại các biến chứng nguy hiểm nhất là có nguy cơ dẫn tới nhiễm trùng nấm toàn thân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch. Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán

Để có thể xác định người bệnh có nhiễm nấm candida miệng họng, các bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên các phương pháp sau:

  • Khảo sát tiền sử bệnh lý và quá trình sử dụng kháng sinh

Đây là bước đầu tiên rất quan trọng để các bác sĩ chẩn đoán bệnh. Dựa vào các biểu hiện bên ngoài, các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của người bệnh để sàng lọc các yếu tố nguy cơ cùng với quá trình sử dụng kháng sinh và tình trạng chăm sóc miệng họng hàng ngày.

  • Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng

Sau khi khảo sát tiền sử bệnh, các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng như quan sát thực thể vùng bị nấm để đưa ra chẩn đoán.

  • Nội soi thực quản

Kỹ thuật nội soi thực quản được chỉ định để chẩn đoán nhiễm nấm candida ở thực quản. Nhờ kỹ thuật này các bác sĩ có thể quan sát được các tổn thương ở niêm mạc họng hoặc lấy mẫu mô tại vị trí này để kiểm tra.

Điều trị nhiễm nấm candida miệng họng

Dưới đây là một số biện pháp chữa bệnh bạn có thể tham khảo:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Khi người bệnh được chẩn đoán nhiễm nấm candida ở miệng họng hoặc thực quản, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng thuốc để tránh nấm lây lan và điều trị các tổn thương ở niêm mạc miệng và họng.

Điều trị bằng thuốc Tây là phương pháp điều trị hiệu quả
Điều trị bằng thuốc Tây là phương pháp điều trị hiệu quả
  • Điều trị nhiễm nấm ở miệng

Trong trường hợp người bệnh nhiễm nấm ở miệng có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi là nystatin và clotrimazole. Trong trường hợp nặng có thể sử dụng kết hợp với thuốc đường uống là itraconazole và fluconazole.

  • Điều trị nhiễm nấm ở thực quản

Tình trạng nhiễm nấm ở thực quản được chẩn đoán nghiêm trọng hơn nhiễm nấm ở niêm mạc miệng. Vì thế, thuốc được chỉ định dùng trong điều trị trường hợp này là thuốc dạng uống Fluconazole và Itraconazole.

Ngoài ra hoạt chất Amphotericin B cũng được dùng để điều trị tình trạng nấm miệng nghiêm trọng.

Điều trị bằng Đông y

Trong một số trường hợp điều trị nấm candida miệng họng bằng Tây y có thể gây dị ứng hoặc gây tác dụng phụ với người bệnh, người bệnh có thể tìm đến các phương pháp điều trị bằng Đông y khá an toàn và hiệu quả.

Đông y điều trị nấm candida miệng họng bằng các dược liệu tự nhiên khá an toàn như tỏi, gừng, tang bạch bì. Tuy nhiên những dược liệu này có dược tính yếu hơn thuốc Tây y nên cần kiên trì sử dụng.

Tùy từng tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người sẽ có bài thuốc phù hợp. Vì vậy, người bệnh cần đến các thầy thuốc có uy tín hoặc bệnh viện y học cổ truyền để được thăm khám và điều trị theo Đông y hiệu quả.

Điều trị bằng mẹo dân gian tại nhà

Mẹo dân gian chữa nấm nấm candida miệng họng được đánh giá là an toàn, lành tính và ít gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo từ rau ngót, lá chè xanh, mật ong… Cụ thể như sau:

  • Điều trị nấm miệng bằng rau ngót

Rau ngót có tác dụng tiêu độc, kháng viêm và kháng nấm hiệu quả. Vì thế rau ngót được sử dụng để điều trị nấm miệng rất hiệu quả.

Sử dụng rau ngót chữa nấm miệng như sau: Chuẩn bị 10g rau ngót giã nát và chắt lấy nước. Lấy nước rau ngót lau vùng lưỡi, khoang miệng, nhất là các vùng bị nấm. Thực hiện mẹo này khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Rau ngót cũng có thể chữa nấm candida rất tốt
Rau ngót cũng có thể chữa nấm candida rất tốt
  • Điều trị nấm miệng bằng lá chè xanh

Lá chè xanh chứa nhiều chất oxy hóa và kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Sử dụng lá chè xanh trị nấm miệng bằng cách nấu nước chè xanh cùng một chút muối rồi dùng nước chè xanh lau khoang miệng để trị nấm candida.

  • Sử dụng lá nhọ nồi và mật ong

Lá nhọ nồi từ lâu đã là phương thuốc giúp cầm máu, hạ sốt và giảm đau rất tốt. Lá nhọ nồi kết hợp với mật ong sẽ giúp kháng viêm và điều trị nấm hiệu quả.

Sử dụng lá nhọ nồi và mật ong bằng cách lấy lá nhọ nồi giã nát, chắt lấy nước và trộn với mật ong. Sử dụng gạc hoặc vải mềm, sạch để bôi hỗn hợp trên vào khoang miệng.

Cách phòng ngừa nhiễm nấm

Nhiễm nấm candida miệng họng hoàn toàn có thể phòng ngừa và tránh lây lan được nhờ thực hiện những biện pháp sau đây:

  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày. Dùng chỉ nha khoa và súc miệng thường xuyên với các sản phẩm chuyên dụng.
  • Nên đi khám răng định kỳ. Trong trường hợp phải đeo răng giả, nên tháo răng giả khi đi ngủ và phải làm sạch răng giả hàng ngày.
  • Không nên lạm dụng những loại nước súc miệng hoặc nước xịt làm thơm miệng có thể gây kích ứng niêm mạc miệng.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt và các thức ăn chứa nhiều đường hoặc các chất men. Đây chính là môi trường lý tưởng cho nấm candida sinh sống và phát triển.
  • Cần bỏ thuốc lá hoàn toàn và hạn chế uống rượu bia.
  • Đối với những người bị tiểu đường, cần kiểm soát tốt lượng đường huyết của cơ thể.
  • Điều trị các chứng khô miệng hoặc nấm candida sinh dục càng sớm càng tốt.
  • Không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân (bàn chải, khăn mặt, dao cạo râu…) với người khác.
  • Đảm bảo an toàn khi quan hệ tình dục nhất là qua đường miệng.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất giúp phòng ngừa nấm candida miệng
Giữ gìn vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất giúp phòng ngừa nấm candida miệng

Nhiễm nấm candida miệng họng là tình trạng nhiễm nấm men có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh cần nắm vững những kiến thức về bệnh cũng như các phương pháp điều trị để có thể có nền tảng tốt nhất giúp điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Thông tin hữu ích:

5/5 - (4 bình chọn)

Từ sau khi hoàn thiện, bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh chữa bệnh phụ khoa của nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao từ giới chuyên môn, cùng sự tin tưởng của người bệnh. Vừa qua, đài truyền hình Hà Nội cũng đã dành thời lượng giới thiệu bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh trong chương trình “Vì sức khỏe của bạn”, mang đến phương pháp điều trị bệnh phụ khoa hiệu quả số 1 dành cho chị em.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *