Nấm Candida có lây không? Lây qua những đường nào?

Nhiễm nấm candida là một loại nhiễm trùng nấm men do nấm họ candida gây ra. Đây là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ, chủ yếu là nấm miệng, nấm đường tiêu hóa và cơ quan sinh dục. Vậy nấm candida có lây không và lây truyền qua những đường nào, cách điều trị ra sao?

Nhiễm nấm candida là tình trạng khá phổ biến, nhất là đối với phụ nữ. Tình trạng này do loại nấm thuộc họ candida trong đó chủ yếu do nấm Candida Albicans gây ra. Đây là loại nhiễm trùng nấm men có thể gây bệnh nhiều nhất ở miệng, hệ tiêu hóa và cơ quan sinh dục.

Nấm candida là loại nấm phổ biến nhất là ở cơ quan sinh dục
Nấm candida là loại nấm phổ biến, nhất là ở cơ quan sinh dục

Nấm Candida có lây không? Lây qua những đường nào?

Nhiều người thắc mắc không biết nấm candida có lây không? Đáng tiếc đây là căn bệnh có thể lây nhiễm, tuy tốc độ lây lan không cao nhưng có thể lây qua nhiều đường khác nhau.

Những con đường lây nhiễm của nấm candida là:

  • Dùng chung khăn mặt, quần áo và đồ vệ sinh cá nhân với người bệnh.
  • Dùng chung quần lót với người bệnh có nguy cơ rất cao nhiễm nấm candida.
  • Quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh, không sử dụng các công cụ bảo vệ.
  • Quan hệ đường miệng, đường hậu môn với người bệnh.
  • Sử dụng dụng cụ tình dục như sextoy với người nhiễm bệnh.

Nấm candida chủ yếu gây viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục. Vì vậy, con đường lây nhiễm chính của loại nấm này là lây truyền qua đường tình dục.

Từng trải qua nhiều phương pháp chữa viêm nhiễm cô bé không hiệu quả, Minh Anh phải phụ thuộc vào thuốc bôi âm đạo để giảm bớt triệu chứng viêm ngứa trong thời gian dài. Hiện tại Minh Anh đã thoát hẳn các triệu chứng bệnh mà không còn lo tác dụng phụ của thuốc bôi nhờ BÍ QUYẾT CỰC KỲ AN TOÀN từng dùng cho CUNG PHI TRIỀU NGUYỄN. Tìm hiểu ngay!
Nấm candida có lây không? Câu trả lời là có và chủ yếu lây qua đường tình dục
Nấm candida có lây không? Câu trả lời là có và chủ yếu lây qua đường tình dục

Nhiễm nấm candida có thể lây truyền từ người sang người và còn có thể lây truyền trong cơ thể bằng cách, nếu bạn bị nấm candida phụ khoa mà không điều trị kịp thời có thể sẽ nhiễm nấm ở miệng họng và nhiễm nấm toàn thân.

Điều trị nấm Candida như thế nào đúng cách?

Quá trình chẩn đoán và điều trị sẽ xác định chính xác tình trạng nhiễm nấm Candida từ đó tiến hành phương pháp chữa trị phù hợp.

Chẩn đoán nấm Candida

Khi có các dấu hiệu nhiễm nấm candida, người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị. Việc chẩn đoán nhiễm nấm có thể được thực hiện theo những phương pháp sau:

  • Kiểm tra tiền sử bệnh lý

Đây là bước đầu tiên các bác sĩ sẽ thực hiện để giúp chẩn đoán nấm candida. Các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, quá trình sử dụng thuốc kháng sinh nếu có hoặc các loại thuốc điều trị bệnh lý đang sử dụng. Việc kiểm tra tiền sử bệnh lý sẽ được kết hợp với việc kiểm tra tình trạng chăm sóc và vệ sinh bản thân.

  • Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng ở miệng họng, cơ quan sinh dục và chất thải qua tiêu hóa là căn cứ giúp các bác sĩ chẩn đoán nấm candida chính xác.

  • Nội soi thực quản

Đây là phương pháp chẩn đoán được sử dụng khi nghi ngờ nhiễm nấm thực quản. Nhờ kỹ thuật này các bác sĩ có thể quan sát niêm mạc họng và thực quản và có thể lấy mô xét nghiệm khi cần thiết.

  • Xét nghiệm máu

Đây là phương pháp xét nghiệm khi nghi ngờ nhiễm nấm toàn thân. Việc xét nghiệm máu sẽ giúp xác định sự có mặt của vi khuẩn nấm trong tế bào máu hay không.

Điều trị nấm candida bằng Tây y

Với mỗi bệnh nhân với biểu hiện bệnh và vị trí nhiễm nấm khác nhau các bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc khác nhau. Mỗi một vị trí nhiễm nấm sẽ có loại thuốc đặc trị phù hợp.

  • Điều trị nấm miệng họng và thực quản

Việc điều trị nấm miệng họng có thể được chỉ định các loại thuốc dạng bôi là nystatin và clotrimazole. Khi tình trạng nghiêm trọng hơn có thể kết hợp với thuốc đường uống là itraconazole và fluconazole.

Fluconazol là hoạt chất điều trị nấm candida hiệu quả
Fluconazol là hoạt chất điều trị nấm candida hiệu quả
  • Điều trị nấm da

Khi nhiễm nấm candida ở da, người bệnh cần giữ vệ sinh da sạch sẽ và sử dụng thuốc điều trị dạng bôi như sau: Miconazole, Nystatin, Clotrimazole hoặc Ketoconazole.

  • Điều trị nấm candida toàn thân

Khi bị chẩn đoán nấm candida toàn thân, người bệnh sẽ được chỉ định thuốc kháng nấm dạng tiêm là Voriconazole và Fluconazole.

  • Điều trị nấm phụ khoa

Nấm candida phụ khoa có thể được điều trị bằng cách sử dụng viên đặt âm đạo hoặc sử dụng thuốc đường uống là Fluconazole hoặc Itraconazole. Ngoài ra, người bệnh còn được chỉ định betadine để vệ sinh vùng kín tại chỗ.

Việc điều trị nấm candida bằng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần kiên trì sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Nếu gặp tác dụng phụ của thuốc, cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

Điều trị nấm candida bằng Đông y

Có nhiều bài thuốc điều trị nấm candida bằng Đông y hiệu quả nhưng phổ biến nhất là hai bài thuốc đường uống và điều trị từ bên ngoài.

  • Bài thuốc Đông y trị nấm candida phụ khoa từ bên ngoài

Nguyên liệu chuẩn bị: Bạch tiên bì, khổ sâm, hoàng bách và xà sàng tử mỗi vị dùng 30g; băng phiến 3g.

Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu vào túi vải lọc. Nấu túi thuốc cùng khoảng 2 lít nước. Khi nước còn nóng dùng để xông phụ khoa chữa nấm.

Thực hiện phương pháp này 1 đến 2 lần mỗi ngày và dùng liên tục trong 1 tuần để đạt hiệu quả.

  • Bài thuốc Đông y trị nấm candida đường uống

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu chuẩn bị: Đan sâm (15gr), bạch linh (12gr), mẫu lệ (15gr), xích thược (12gr), đào nhân (9gr), ngưu tất (9gr), quế chi (12gr), đan bì (9gr).

Cách thực hiện: Sắc tất cả các vị thuốc trên trong khoảng 20 phút với lửa nhỏ. Uống hết thuốc trong ngày và sử dụng cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Các bài thuốc Đông y trị nấm candida
Các bài thuốc Đông y trị nấm candida

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu chuẩn bị: Trinh nữ hoàng cung, cam thảo, tam thất, ích mẫu, phục linh, bạch thược, đương quy, bạch truật, bồ công anh, hoàng bá, sài hồ chuẩn bị mỗi loại 9g.

Cách thực hiện: Sắc tất cả các nguyên liệu trên với khoảng 1 lít nước trong khoảng 15 phút. Khi thuốc còn ấm sử dụng để uống hết trong ngày.

Điều trị nhiễm nấm candida bằng mẹo dân gian không dùng thuốc

Trong nhiều trường hợp nếu nhiễm nấm candida ở thể nhẹ có thể điều trị bằng các mẹo dân gian mà không cần sử dụng thuốc tân dược cũng đem lại hiệu quả khá tốt. Một số mẹo dân gian điều trị nấm là:

  • Sử dụng lá trầu không chữa nấm candida

Lá trầu không có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn rất tốt có thể sử dụng chữa nấm candida bằng cách xông hơi hoặc lấy nước rửa trực tiếp vùng kín.

Chỉ cần chuẩn bị một ít lá trầu không và muối biển nấu với nước, sử dụng nước nóng để xông hơi còn nước ấm để rửa vùng kín hàng ngày đem lại hiệu quả chữa nấm rất tốt.

  • Chữa nấm bằng sữa chua

Sữa chua không đường có lượng lợi khuẩn rất lớn có thể cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong cơ thể. Sử dụng sữa chua uống trực tiếp giúp cải thiện các triệu chứng nấm miệng họng và sử dụng sữa chua bôi trực tiếp ngoài vùng kín điều trị nấm phụ khoa.

Sau khi sử dụng sữa chua điều trị nấm phụ khoa cần rửa sạch lại bằng nước và lau khô.

  • Chữa nấm bằng lá ngải cứu

Việc chữa nấm candida bằng lá ngải cứu tương tự với phương pháp chữa bằng lá trầu không. Sử dụng lá ngải cứu khô và muối biển nấu với nước sau đó dùng để xông hơi vùng kín, đến khi nước nguội bớt có thể sử dụng rửa trực tiếp vùng kín.

Nấm candida có lây không? Trị nấm candida bằng lá ngải cứu
Nấm candida có lây không? Trị nấm candida bằng lá ngải cứu

Các phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian chỉ nên được thực hiện với những người nhiễm nấm ở thể nhẹ. Trong quá trình điều trị cần kiên trì, nếu sau một thời gian tình trạng không thuyên giảm hoặc tiến triển nghiêm trọng hơn, cần đến bệnh viện để thăm khám.

Cách phòng ngừa lây nhiễm nấm Candida

Nấm candida có lây không? Câu trả lời là có lây nhiễm. Bị nhiễm nấm candida có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nguy hiểm. Vì thế, phòng ngừa lây nhiễm nấm candida là việc làm hết sức quan trọng và cần chú ý tới những lưu ý sau đây:

  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng thường xuyên ít nhất ngày 2 lần, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa. Tuyệt đối không sử dụng chung bàn chải đánh răng với người khác vì khả năng lây nhiễm khá cao.
  • Không dùng chung khăn mặt và quần áo với người khác đặc biệt là đồ lót.
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ. Tắm giặt hàng ngày. Thay quần áo sạch sẽ và khô thoáng, tránh mặc đồ bò sát hoặc bị ẩm.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục một cách khoa học. Đối với phụ nữ, luôn giữ âm đạo khô thoáng và sạch sẽ. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, có tính tẩy rửa dịu nhẹ. Chỉ vệ sinh vùng ngoài không thụt rửa sâu bên trong có thể khiến nấm phát triển mạnh hơn.
  • Khi được chỉ định dùng thuốc, nhất là kháng sinh cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thực hiện đúng liệu trình và đúng loại thuốc.
  • Đối với bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát mức đường huyết ổn định.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh và các thói quen khoa học.
  • Khi nhiễm nấm phụ khoa, cần tránh quan hệ tình dục trong khi điều trị bệnh.
  • Quan hệ tình dục có sử dụng các biện pháp an toàn và điều độ.

Trên đây là những kiến thức về bệnh nấm candida và trả lời cho thắc mắc nấm candida có lây không. Đây là chứng viêm nhiễm có thể lây từ người sang người và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cũng như những bất tiện và khó chịu trong sinh hoạt của người bệnh.

Vì thế, người bệnh cần hiểu rõ căn bệnh này cũng như cách điều trị và phòng tránh để có thể mau chóng lành bệnh và tránh tái phát bệnh một cách tốt nhất.

Bạn đọc quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)

THÔNG TIN NÊN ĐỌC

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *