Đang bị nấm candida có thai được không?
Nội dung bài viết
Bị nấm candida có thai được không là thắc mắc của không ít người. Loại nấm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em không? Những thông tin về loại nấm này chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết hơn ngay sau đây.
[Giải đáp] Bị nấm candida có thai được không?
Nấm candida ở phụ nữ có thai là bệnh nhiễm trùng do nấm có tên là candida albicans gây ra. Loại nấm này gây ra những tổn thương đến bộ phận sinh dục của nữ giới, miệng, ảnh hưởng đến da và máu.
Khu vực dễ xuất hiện nấm gây bệnh đó chính là cơ thể ấm và ẩm ướt. Hiện nay có một số loại thuốc và bệnh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm cực kỳ nguy hiểm.
Nấm candida xuất hiện trong vùng âm đạo dẫn đến viêm âm đạo do nấm khi bị nhiễm trùng trong miệng (bệnh tưa miệng). Loại nấm này gây ra không ít khó chịu cho chị em, đôi khi còn có thể đe dọa đến tính mạng.
Vậy bị nhiễm nấm candida có thai được không? Câu trả lời là CÓ, khả năng mang thai của chị em không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên không vì thế mà chị em chủ quan không điều trị.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nấm candida nếu để lâu và không có cách thức chữa trị đúng cách dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh sản và chuyện sinh đẻ sau này. Trước và khi mang thai bị nấm candida bạn cần chủ động điều trị ngay để tránh biến chứng ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Bởi vì, nếu điều kiện cơ thể thuận lợi cho nấm candida phát triển mạnh, khó kìm hãm hay tiêu diệt thì chúng có thể tấn công ngược vào màng ối dẫn đến tình trạng viêm màng ối, nặng hơn là có thể vỡ màng ối.
Nếu nấm candida di chuyển ngược dòng lên các bộ phận phía trên thì có thể dẫn đến những tình trạng khác như:
- Xuất huyết.
- Chảy máu.
- Hiện tượng chuyển dạ sớm (sinh non).
Thời gian chuyển dạ, mẹ bầu vẫn còn bị nhiễm nấm thì còn có nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con. Em bé sinh ra có thể gặp nhiều biến chứng khác như nấm lưỡi, nấm da, nấm mắt,…
Giai đoạn mang thai mẹ bầu có thể rất nhạy cảm, bất kỳ vấn đề nào không cẩn thận có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con vì thế bạn không nên chủ quan về vấn đề này.
Bị nấm candida có nên sinh thường?
Bị nấm candida có nên sinh thường không là vấn đề rất nhiều bà mẹ bị nấm quan tâm đến. Nếu mẹ bầu đã đặt thuốc để làm sạch đường sinh thì việc sinh thường hoàn toàn có thể diễn ra.
Bệnh lý mới phát hiện cần được chữa trị dứt điểm trước ngày sinh để đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con. Nếu mẹ bầu không làm sạch đường sinh trước thì vi khuẩn gây nấm và viêm âm đạo có thể lây lan sang con nhỏ.
Trường hợp sắp đến ngày sinh mà bệnh lý vẫn chưa được cải thiện thì thuộc theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ và gia đình lựa chọn hình thức sinh thường hay sinh mổ.
Tình trạng bệnh lý ở mức nhẹ mẹ bầu có thể đặt thuốc để làm sạch đường sinh trong tuần cuối thai kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khi kết thúc quá trình đặt thuốc thì mẹ bầu có thể đẻ thường được.
Bệnh lý trong giai đoạn nặng, điều trị không có tiến triển thì mẹ nên quyết định đẻ mổ. Nếu sinh thường thì nấm và vi khuẩn còn tồn tại sẽ lây sang những bộ phận của thai nhi như mắt, mũi, miệng,… dẫn đến những căn bệnh như nấm miệng, nấm da ở trẻ sơ sinh.
Nhiễm nấm candida nên xử lý thế nào?
Cơ thể có những dấu hiệu của nhiễm nấm candida như:
- Xuất hiện nốt đỏ, trắng trên da.
- Có mụn mủ quanh khu vực bị nhiễm nấm.
- Có cảm giác ngứa rát.
- Âm dạo có cảm giác đau, ngứa, đỏ.
- Khí hư ra nhiều.
- Niêm mạc âm hộ viêm đỏ.
- Đi tiểu nhiều lần, khó khăn khi đi tiểu,…
Bạn nên chủ động đến cơ sở y tế để điều trị bệnh. Tùy theo khu vực bị bệnh, mức độ nặng nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị cho phù hợp.
- Nhiễm nấm candida ở miệng: Nếu xuất hiện nấm candida ở miệng người bệnh có thể dùng thuốc clotrimazole hoặc nystatin dạng bôi. Nếu bị nặng thì có thể dùng thuốc uống kết hợp với bôi như itraconazole hoặc fluconazole.
- Nhiễm nấm ở thực quản: Người bệnh bị nhiễm nấm ở thực quản thì cần phải điều trị theo đường uống. Thuốc được bác sĩ chỉ định dùng có thể là Fluconazole hoặc itraconazole
- Bị nhiễm nấm ở da: Nhiễm nấm ở da người bệnh cần phải vệ sinh sạch sẽ đảm bảo làn da luôn được khô thoáng là điều quan trọng nhất. Kết hợp vệ sinh, bệnh nhân cần phải dùng thuốc chống nấm bôi ngoài da để điều trị như nystatin, ketoconazole, clotrimazole,…
- Bị nhiễm nấm phụ khoa: Nhiễm nấm vùng âm đạo, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng miconazole hoặc clotrimazole để đặt. Kèm theo đó là dùng thuốc đường uống itraconazole hoặc fluconazole và dung dịch betadine vệ sinh tại chỗ.
- Điều trị nhiễm nấm toàn thân: Nhiễm nấm toàn thân cần phải dùng thuốc tiêm chống nấm vào các tĩnh mạch như fluconazole hoặc voriconazole. Nếu bệnh nhân có lượng bạch cầu thấp thì dùng caspofungin hoặc micafungin thay thế điều trị.
Tuy nhiên các loại thuốc kể trên chỉ có tác dụng giảm thiểu các triệu chứng của bệnh như giảm lượng khí hư ra nhiều, khử mùi hôi vùng kín,… mà không thể loại bỏ hết nấm Candida ra khỏi âm đạo, bởi vậy bệnh sẽ còn tiếp diễn và tái đi tái lại nhiều lần.
Do đó, trong trường hợp này, tốt nhất chị em nên tìm cách điều trị triệt để. Một khi khỏi nấm âm đạo, vùng kín khỏe mạnh hoàn toàn, cơ hội tinh trùng gặp trứng và thụ thai mới có thể diễn ra.
Những lưu ý khi điều trị nấm Candida tại vùng kín
Nấm candida có thể chữa khỏi được vậy nên các chị em không cần quá lo lắng. Để nâng cao hiệu quả chữa trị bệnh, bạn cần chú ý đến một vài vấn đề dưới đây đặc biệt là những chị em bị nhiễm nấm tại vùng kín:
- Quá trình vệ sinh nên tránh thụt rửa âm đạo, không sử dụng xà phòng, sữa tắm, chất khử mùi bởi có thể khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Không mặc quần bó sát, quần lót quá chặt, nên mặc quần được làm từ chất liệu thấm hút để âm đạo luôn được thoáng mát.
- Duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định nếu bệnh nhân đang bị tiểu đường.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên.
- Quần áo mặc phải phơi ở nơi có ánh sáng tốt, đảm bảo khô ráo trước khi mạch.
- Điều trị bệnh bằng thuốc Tây phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi lộ trình điều trị.
- Thời gian điều trị bệnh nên tránh quan hệ tình dục sẽ khiến bệnh tái phát nhiều lần,…
Bị nấm candida có thai được không chúng tôi đã giải đáp và đưa ra những lưu ý khi chữa trị bệnh. Loại bệnh này không thể tự khỏi được vì vậy bạn cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
THÔNG TIN NÊN ĐỌC
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!